99% học sinh lên lớp: PGS Văn Như Cương phân tích những tồn tại

VOV.VN -PGS Văn Như Cương: “Điều quan trọng những người làm quản lý giáo dục phải là những người cực kỳ tâm huyết, có kiến thức sâu sắc về giáo dục”.

Xung quanh câu chuyện giáo dục với tỷ lệ học sinh giỏi bậc tiểu học và THCS có lớp lên tới 99%, PGS Văn Như Cương đã có những chia sẻ thẳng thắn về những tồn tại của giáo dục nước nhà...

PV: Mới đây, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã xếp hạng giáo dục phổ thông Việt Nam đứng thứ 12, cao hơn cả Anh, Mỹ. Tiếp đó, Tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lại công bố một thứ hạng khác cũng liên quan đến giáo dục, là chỉ số về “nguồn vốn con người” và Việt Nam đứng thứ 59. Theo ông, tại sao lại có sự xếp hạng chênh nhau lớn tới vậy?

PGS Văn Như Cương: Về bảng xếp hạng của OECD, theo tôi biết, cách khảo sát của tổ chức này là lựa chọn ngẫu nhiên một số trường, một số vùng và lại chỉ trên môn Toán và khoa học của học sinh độ tuổi dưới 15.

Vì thế, tôi cho rằng đây là kết quả không khách quan và không nói lên chất lượng thực tế của giáo dục Việt Nam. Về bảng xếp hạng HC, còn gọi là chỉ số “nguồn vốn con người” của WEF có tính thực tế hơn. Người ta nghiên cứu những kiến thức kỹ năng được tích lũy nhờ quá trình giáo dục và lao động. Ở bảng xếp hạng này mình đứng thứ 59/120 nước tham gia.

Tôi nghĩ, muốn xét về giáo dục nên xét theo tiêu chuẩn này, để thấy rằng giáo dục đã cống hiến cho phát triển kinh tế - xã hội như thế nào?. Nhưng thực ra tất cả những kết quả xếp hạng đó, theo tôi, chỉ để tham khảo. Quan trọng là mình tự đánh giá về mình, tự biết mình thế nào, ở đâu thì mới phát triển được. Không nên vui mừng với một vài kết quả đánh giá từ bên ngoài, vì tôi nói thật, chuyện chúng ta chủ động tham gia thi thố, xếp hạng là chúng ta cũng có nhiều mẹo mực lắm. Thực tế cho thấy, giáo dục của ta hiện nay đang không theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do đó không góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đấy là cốt lõi vấn đề mà chúng ta phải hành động triệt để hơn nữa để đổi mới giáo dục.
PGS Văn Như Cương

PV: Ông có thể phân tích rõ hơn về câu chuyện “vốn con người” ở ta?

PGS Văn Như Cương: Nhìn vào lực lượng lao động của ta hiện nay có thể thấy ngay. Nông dân ta không được học những kiến thức về nông nghiệp, về cây trồng, về kỹ năng trồng trọt. Công nhân chủ yếu là những người bán sức lao động ngoài phố gom vào các nhà máy xí nghiệp, không được học nghề, không có kiến thức. Công nhân bậc cao rất ít. Kỹ sư, cử nhân ra trường không kiếm được việc làm. Hiện nay, có khoảng 160.000 cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ đang thất nghiệp. Như thế là giáo dục của ta có đào tạo, nhưng ra trường không đáp ứng được thực tế đòi hỏi của xã hội. Giáo dục không phát triển vốn con người là sự lãng phí, vô ích.

PV: Như vậy thì điều gì đang xảy ra ở giáo dục phổ thông, thưa ông?

PGS Văn Như Cương: Nếu cứ nhìn vào bảng xếp hạng đó cùng với những điểm 9, điểm 10 gần như 100% ở Tiểu học chúng ta vẫn đang rất khó quyết liệt với bệnh thành tích. Chẳng hạn các trường chuyên ở các địa phương mục đích chủ yếu là “luyện” cho các em đi thi học sinh giỏi để giật giải. Một con số tổng kết của ĐH Y Hà Nội, trong số 10 em được tuyển thẳng vì thành tích học sinh giỏi quốc gia chỉ có 5 em đạt 15 điểm 3 môn thi ĐH…

Trong các cuộc thi quốc tế, các nước bạn đi thi như một “cuộc chơi”, còn chúng ta nhất định phải có giải. Nhiều năm nay giáo dục của ta đang đi lệch khỏi quỹ đạo mà từ trước tới nay chúng ta vốn có, đấy là học đi đôi với hành. Chúng ta chỉ có dạy chữ, dạy tri thức thôi, mà chưa chú trọng dạy làm người. Cho nên tình trạng học sinh đánh nhau, cư xử không đúng mực với thầy cô giáo, chán đời tự tử, xử lý các tình huống thiếu hiểu biết đang có xu hướng gia tăng.

PV: Chúng ta đang phải đối diện với quá nhiều vấn đề từ một xã hội bằng cấp, với điểm số cao ngất ngưởng, học bạ “đẹp như mơ” thưa ông?

PGS Văn Như Cương: Người ta đi học chỉ với mục đích có bằng, mục tiêu của giáo dục như vậy là hết sức sai lầm. Đáng lẽ người ta đi học để biết nghề, để có thể làm được việc, để lĩnh hội tri thức, để làm người. Từ đó mà sinh ra bằng giả bằng thật, không đi học cũng có bằng, rồi tiêu cực thi cử ở phổ thông, tiêu cực từ lớp 1 chọn trường chọn cô, chạy thành tích cao để vào trường này trường khác. Cả xã hội chạy theo bệnh thành tích, theo hư danh bằng cấp ấy.

Và hệ luỵ khôn lường khi mà ở trường các em chỉ được học những kỹ năng để trở thành giả dối, chúng ta sẽ có cả một thế hệ giả dối. Những người mà kiến thức là giả, thành tích là giả, họ sẽ không có khả năng nhận diện cái thật khi ra cuộc đời. Cái giả mà tràn lan trong nhà trường thì đương nhiên nó cũng sẽ tràn lan trong xã hội, che mờ các giá trị thật trong xã hội.

PV: Vậy theo ông, phải làm gì để chúng ta có sự đổi mới thực sự giáo dục Việt Nam?

PGS Văn Như Cương: Tôi nghĩ định hướng đổi mới toàn diện giáo dục là đúng rồi nhưng vấn đề là thực hiện như thế nào. Điều quan trọng những người làm quản lý giáo dục, điều hành giáo dục phải là những người cực kỳ tâm huyết, có kiến thức sâu sắc về giáo dục. Không thể để xảy ra những hiện tượng quan liêu như chúng ta từng thấy. Quy định như vậy là thiếu tính thực tế, và làm cho xã hội nhìn vào giáo dục bằng con mắt hài hước đáng buồn.

Phải làm sao quay trở lại với mục đích cốt lõi nhất của giáo dục là học thật, dạy thật, đào tạo ra những người biết làm việc thật. Tôi thiết nghĩ, triết lý giáo dục cuối cùng phải là như vậy.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm
PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm

Việc kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm chưa thể định hướng tốt nghề nghiệp cho học sinh. Điều quan trọng là phải đầu tư bài bản cho hệ thống dạy nghề.

PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm

PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm

Việc kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm chưa thể định hướng tốt nghề nghiệp cho học sinh. Điều quan trọng là phải đầu tư bài bản cho hệ thống dạy nghề.

PGS Văn Như Cương: “Bỏ xếp loại tốt nghiệp THPT là cào bằng”
PGS Văn Như Cương: “Bỏ xếp loại tốt nghiệp THPT là cào bằng”

VOV.VN -Nếu bỏ xếp loại tốt nghiệp THPT theo năng lực có thể sẽ không tạo được động lực học tập, phấn đấu học tập toàn diện của học sinh...

PGS Văn Như Cương: “Bỏ xếp loại tốt nghiệp THPT là cào bằng”

PGS Văn Như Cương: “Bỏ xếp loại tốt nghiệp THPT là cào bằng”

VOV.VN -Nếu bỏ xếp loại tốt nghiệp THPT theo năng lực có thể sẽ không tạo được động lực học tập, phấn đấu học tập toàn diện của học sinh...

PGS Văn Như Cương trăn trở về thi tốt nghiệp THPT kiểu mới
PGS Văn Như Cương trăn trở về thi tốt nghiệp THPT kiểu mới

VOV.VN -“Nếu thực hiện miễn thi và công nhận, xếp loại tốt nghiệp THPT không nghiêm túc chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực”.

PGS Văn Như Cương trăn trở về thi tốt nghiệp THPT kiểu mới

PGS Văn Như Cương trăn trở về thi tốt nghiệp THPT kiểu mới

VOV.VN -“Nếu thực hiện miễn thi và công nhận, xếp loại tốt nghiệp THPT không nghiêm túc chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực”.

Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương
Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương

VOV.VN - Trong ngày khai trường, thầy Văn Như Cương nhắn nhủ các em học sinh về lòng yêu nước và tinh thần học tập tốt về mọi mặt.

Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương

Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương

VOV.VN - Trong ngày khai trường, thầy Văn Như Cương nhắn nhủ các em học sinh về lòng yêu nước và tinh thần học tập tốt về mọi mặt.