Bộ GD-ĐT đổi mới cơ chế thu học phí

VOV.VN- Một trong nhóm vấn đang được Bộ GD-ĐT thực hiện là đổi mới cơ chế học phí. Mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ theo quy định.

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo gửi tới Quốc hội, các đại biểu Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 113/2015/QH13 Quốc hội khóa XIII và Nghị quyết số 63/2018/QH14 Quốc hội khóa XIV của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn.

Theo đó, Bộ GD-ĐT đã thực hiện 6 nhóm vấn đề, trong đó có nhiệm vụ đã có kết quả, có nhiệm vụ đang tích cực triển khai và có kết quả bước đầu, có nhiệm vụ đang triển khai nhưng chưa có kết quả.

Nhóm vấn đề thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật về giáo dục đào tạo, nhất là chính sách đối với các đối tượng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; kịp thời sửa đổi, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết các luật về giáo dục và giáo dục đại học.

Bộ GD-ĐT đổi mới cơ chế thu học phí (ảnh minh họa)

Nhóm vấn đề thứ hai: Bộ GD-ĐT đã hoàn thành đề án cụ thể về quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên; phát triển chương trình đào tạo đại học; đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục, kiên quyết giải thể các cơ sở đào tạo đại học chất lượng yếu, kém; có chính sách thúc đẩy nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế trong giáo dục đào tạo chất lượng cao; thúc đẩy phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo ngang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; khẩn trương ban hành quy định cụ thể về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, đổi mới cơ chế học phí.

Trong Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức thu học phí được xác định theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT tiếp tục hoàn thiện và ổn định kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng; có chính sách hữu hiệu thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm; rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ tục và công khai việc công nhận văn bằng, học vị, chức danh giảng viên đại học.

Nhóm nhiệm vụ thứ ba: Tích cực chuẩn bị và triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết của Quốc hội. Rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục phổ thông gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu, chất lượng giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho việc hình thành các trường tư thục chất lượng cao. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông. Triển khai có hiệu quả các đề án về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025.

Nhóm vấn đề thứ tư: Đẩy mạnh việc hướng dẫn nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình và các nhóm trẻ độc lập, tư thục; làm tốt công tác dự báo, quy hoạch, phát triển trường mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu vực đông dân cư; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non; quản lý chặt chẽ việc cấp phép, tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động và hoạt động đối với giáo dục mầm non

Nhóm vấn đề thứ năm: Rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên theo bậc học, cấp học; tăng cường quản lý, sắp xếp, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo tiêu chuẩn nghề nghiệp; rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên; nâng cao tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; phát huy dân chủ, thực hiện nền nếp, kỷ cương trường học, làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, rèn luyện thể chất cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trong trường học; trong năm 2018, ban hành đề án về văn hoá ứng xử trong trường học.

Nhóm vấn đề thứ sáu: Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giáo dục. Trong đó, chú trọng chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo, tình trạng vi phạm pháp luật về văn bằng, chứng chỉ, việc xác nhận đủ điều kiện để thi tốt nghiệp phổ thông và đại học, việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung mới, việc công nhận cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc gia; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức của cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh, sinh viên; tạo chuyển biến rõ nét về những nội dung nêu trên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?
Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

VOV.VN -Mức thu học phí với từng ngành cao nhất là ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM (14,5 triệu đồng/năm). Mức thu thấp nhất là ĐH Hà Nội (7,8 triệu đồng/năm).

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

Đại học nào thu học phí cao nhất và thấp nhất khi tự chủ?

VOV.VN -Mức thu học phí với từng ngành cao nhất là ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM (14,5 triệu đồng/năm). Mức thu thấp nhất là ĐH Hà Nội (7,8 triệu đồng/năm).

Thu học phí bằng Bitcoin sẽ giúp sinh viên tăng khả năng công nghệ
Thu học phí bằng Bitcoin sẽ giúp sinh viên tăng khả năng công nghệ

VOV.VN - Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Đại học FPT cho biết, việc sử dụng Bitcoin như một công cụ thanh toán góp phần tăng khả năng công nghệ của sinh viên. 

Thu học phí bằng Bitcoin sẽ giúp sinh viên tăng khả năng công nghệ

Thu học phí bằng Bitcoin sẽ giúp sinh viên tăng khả năng công nghệ

VOV.VN - Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Đại học FPT cho biết, việc sử dụng Bitcoin như một công cụ thanh toán góp phần tăng khả năng công nghệ của sinh viên. 

Trường đại học tự quyết mức thu học phí: Làm gì để xã hội đồng thuận?
Trường đại học tự quyết mức thu học phí: Làm gì để xã hội đồng thuận?

VOV.VN -Các trường ĐH phải có trách nhiệm công khai mức học phí để người học có quyền lựa chọn và giám sát chất lượng đào tạo.

Trường đại học tự quyết mức thu học phí: Làm gì để xã hội đồng thuận?

Trường đại học tự quyết mức thu học phí: Làm gì để xã hội đồng thuận?

VOV.VN -Các trường ĐH phải có trách nhiệm công khai mức học phí để người học có quyền lựa chọn và giám sát chất lượng đào tạo.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường học không thu học phí vượt trần và đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện giãn thời gian thu, tránh thu cùng một thời điểm...

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường đại học không thu học phí vượt trần

VOV.VN -Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường học không thu học phí vượt trần và đề nghị các cơ sở đào tạo thực hiện giãn thời gian thu, tránh thu cùng một thời điểm...

Hà Nội có mức thu học phí trường công cao nhất 900 nghìn đồng/tháng
Hà Nội có mức thu học phí trường công cao nhất 900 nghìn đồng/tháng

VOV.VN -Theo đó, năm học 2018-2019, bậc học nhà trẻ mẫu giáo mức thu 155 nghìn đồng/tháng, trường trung cấp kỹ thuật cao nhất 900 nghìn đồng/tháng

Hà Nội có mức thu học phí trường công cao nhất 900 nghìn đồng/tháng

Hà Nội có mức thu học phí trường công cao nhất 900 nghìn đồng/tháng

VOV.VN -Theo đó, năm học 2018-2019, bậc học nhà trẻ mẫu giáo mức thu 155 nghìn đồng/tháng, trường trung cấp kỹ thuật cao nhất 900 nghìn đồng/tháng

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố mức thu học phí bình quân
Đại học Bách khoa Hà Nội công bố mức thu học phí bình quân

VOV.VN -Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ ĐH chính quy của ĐH Bách khoa Hà Nội là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố mức thu học phí bình quân

Đại học Bách khoa Hà Nội công bố mức thu học phí bình quân

VOV.VN -Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ ĐH chính quy của ĐH Bách khoa Hà Nội là 14 triệu đồng/sinh viên/năm.

Mức thu học phí tối đa năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên
Mức thu học phí tối đa năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên

VOV.VN - Mức thu học phí bình quân tối đa năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên, năm học 2018-2019 là 15 triệu đồng/sinh viên...

Mức thu học phí tối đa năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên

Mức thu học phí tối đa năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên

VOV.VN - Mức thu học phí bình quân tối đa năm học 2017-2018 là 14 triệu đồng/sinh viên, năm học 2018-2019 là 15 triệu đồng/sinh viên...