Bồi dưỡng giáo viên phổ thông, giảng viên ĐH Sư phạm gần hơn với thực tế dạy học

VOV.VN - Từ quá trình bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cốt cán phổ thông để chuẩn bị cho Chương trình GDPT mới, giảng viên các trường ĐH Sư phạm có cơ hội hiểu rõ hơn về thực tế giảng dạy tại các trường phổ thông, từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp đào tạo sinh viên.

Sáng nay (27/4), Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm Trường Sư phạm đồng hành cùng trường phổ thông phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục.

Để chuẩn bị cho Chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai mô hình mới bồi dưỡng giáo viên phổ thông kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp, biến quá trình bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tại chỗ. Theo đó, hàng nghìn giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán đã được giảng viên sư phạm chủ chốt bồi dưỡng cả trực tiếp và trực tuyến. Sau đó, đội ngũ cốt cán hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý giáo viên đại trà tự bồi dưỡng trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS) với nguồn học liệu mở do các Trường Đại học Sư phạm biên soạn. Qua hoạt động bồi dưỡng đó, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao, phục vụ cho công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.

Ngược lại, với các trường Sư phạm, hoạt động bồi dưỡng này cũng giúp giảng viên có thêm những kiến thức gần hơn với thực tế tại các trường phổ thông.

PGS.TS Nguyễn Văn Hiền, Phó Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, thông qua hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông, năng lực Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã được tăng cường thể hiện ở các mảng quản trị nhà trường, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu đổi mới và phát triển nhà trường.

Hệ thống văn bản quản lý các mảng hoạt động của nhà trường được ban hành, triển khai thực hiện, rà soát, cập nhật. Nhờ đó, các chính sách của nhà trường luôn phù hợp với điều kiện thực tiễn và cập nhật với chính sách của Nhà nước.

Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được nâng cao năng lực biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế học liệu phục vụ bồi dưỡng và đào tạo. Giảng viên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội còn có cơ hội giao lưu, học hỏi và được tập huấn nhiều khía cạnh liên quan tới giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, góp phần hình thành nên một đội ngũ giảng viên có hiểu biết cơ bản về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, góp phần giải quyết các khó khăn cho giáo viên phổ thông trong việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng đào tạo của Nhà trường.

“Chúng tôi nhận ra những sự thay đổi tích cực trong nhận thức của giảng viên sư phạm chủ chốt sau quá trình công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông. Qua từng mô đun bồi dưỡng, giảng viên sư phạm chủ chốt ngày càng hiểu rõ hơn về của chương trình GDPT 2018, về thực tiễn giáo dục phổ thông ở các địa phương, về năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay cũng như cách dạy, cách học ở phổ thông,… Qua đó giảng viên sư phạm chủ chốt có sự cập nhật, phát triển đối với các chương trình đào tạo của trường; điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo chính quy của Trường.

Giảng viên sư phạm được trao đổi, học tập nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực công nghệ thông tin, nâng cao được năng lực xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, mở rộng được kiến thức thực tiễn, hiểu sâu sắc hơn về chương trình GDPT 2018 và những yêu cầu để thực hiện chương trình GDPT 2018.

Bên cạnh đó, các giảng viên còn xây dựng được mối quan hệ giữa các giảng viên trong và ngoài trường, gắn kết giữa giảng viên sư phạm, tạo dựng mối quan hệ với giáo viên phổ thông tại các địa phương để cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động giáo dục, dạy học cũng như phát triển chuyên môn, nghề nghiệp bản thân”, PGS.TS Nguyễn Văn Hiền cho biết.

GS.TS Lê Anh Phương, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm – ĐH Huế cho biết, tính đến ngày 31/1, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán của 10 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hoàn thành mô đun 1,2,3,4,5,9.

Theo GS.TS Lê Anh Phương, bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông cốt cán, năng lực cũng như chuyên môn của đội ngũ giảng viên cũng được nâng lên đáng kể. Đối với các giảng viên khối cơ bản đã có được cái nhìn tổng quan về khối ngành phương pháp, đặc biệt là nắm được Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để có thể liên hệ vào các nội dung giảng dạy tại trường đại học. Để đáp ứng nhu cầu bồi đưỡng của giáo viên phổ thông, chính các giảng viên phải tiến hành nghiên cứu sâu về mặt nội dung, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm về hình thức cũng như phương pháp tổ chức phù hợp với các phương thức tập huấn đã triển khai.

Bên cạnh đó, thông qua các hội thảo chuyên đề, chuyển giao tài liệu mà giảng viên có cơ hội được hợp tác, giao lưu với nhiều giảng viên thuộc các trường đại học sư phạm khác, từ các ngành khác nhau, từ đó xây dựng mối quan hệ hợp tác trong đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học. Kết thúc chương trình ETEP, hiện nay đã có nhiều nhóm nghiên cứu được phối hợp từ các ngành khác nhau trong trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế được hình thành và cũng đã có những nhóm nghiên cứu được thành lập từ giảng viên của nhiều trường sư phạm trong cả nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy
Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy

VOV.VN - Trong năm 2022, Bộ GDĐT sẽ rà soát, điều chỉnh các Thông tư về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp. Theo đó, mỗi cấp học có 1 chương trình bồi dưỡng, mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang dạy.

Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy

Mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang giảng dạy

VOV.VN - Trong năm 2022, Bộ GDĐT sẽ rà soát, điều chỉnh các Thông tư về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo các hạng chức danh nghề nghiệp. Theo đó, mỗi cấp học có 1 chương trình bồi dưỡng, mỗi giáo viên chỉ cần 1 chứng chỉ bồi dưỡng tương ứng với cấp học đang dạy.

Nhiều điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018
Nhiều điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018

VOV.VN - Ngày 23/11, Ban Quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT-Chương trình ETEP thuộc Bộ GD-ĐT tổ chức “Tọa đàm về bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Nhiều điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018

Nhiều điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chương trình GDPT 2018

VOV.VN - Ngày 23/11, Ban Quản lý Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở GDPT-Chương trình ETEP thuộc Bộ GD-ĐT tổ chức “Tọa đàm về bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng
Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng

VOV.VN - 24 trường hợp còn lại là cán bộ, giáo viên đã tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh đối tượng 4 do Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh thành phố Điện Biên Phủ tổ chức.

Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng

Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng

VOV.VN - 24 trường hợp còn lại là cán bộ, giáo viên đã tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh đối tượng 4 do Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh thành phố Điện Biên Phủ tổ chức.