Cả nước có trên 17.500 thí sinh không đỗ tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Tỷ lệ tốt nghiệp của cả nước đối với hệ giáo dục THPT là 99,02%; giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là 78,08%). 

Bộ GD-ĐT vừa có báo cáo về kết quả  chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ của 64 tỉnh, thành trên cả nước. Theo đó, cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên (GDTX) nhìn chung không có biến động nhiều so với năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp của cả nước đối với hệ giáo dục THPT là 99,02% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là 78,08%). Với tỷ lệ này, cả nước có 17.586 thí sinh (bao gồm 8.043 thí sinh giáo dục THPT và 9.543 thí sinh GDTX) không đỗ tốt nghiệp. Kết quả này phản ánh những điều chỉnh, đổi mới của kỳ thi năm nay đã có tác động tích cực, nâng cao chất lượng đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.

 

Thí sinh xem lại bài sau khi thi xong tốt nghiệp THPT

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, học sinh thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ. Điều này vừa giảm áp lực thi cử, vừa phát huy hứng thú và định hướng nghề nghiệp của các em học sinh.

Tất cả các môn học đều được tham gia để xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp. Trong đó, có 4 môn được đánh giá thông qua kỳ thi cấp quốc gia, các môn còn lại được đánh giá ở cấp trường; sử dụng kết quả thi 4 môn với kết quả học tập tất cả các môn của lớp 12 để xét tốt nghiệp. Kết quả học tập của HS được ghi nhận một cách toàn diện và liên tục hơn, học sinh tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong kỳ thi.

Đề thi đặt ra yêu cầu thay đổi cách dạy và học trong những năm sau

Đề thi năm nay có yêu cầu cao hơn các năm trước với việc tăng cường các câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề, giảm số câu hỏi chỉ yêu cầu ghi nhớ hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn. Đề thi môn Ngữ văn có phần đọc hiểu và làm văn, đề thi môn Ngoại ngữ có phần viết và trắc nghiệm. Phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa; đề thi các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí đã gắn với thực tiễn đời sống chính trị xã hội và yêu cầu kiến thức liên bộ môn, đồng thời có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo và tình cảm, đạo đức của thí sinh. Đề thi như vậy đã yêu cầu sát hơn năng lực của người học.

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, mặc dù còn một bộ phận thí sinh chưa tiếp cận được với yêu cầu của đề thi nhưng đề thi năm nay đã đặt ra yêu cầu thay đổi cách dạy, cách học trong những năm sau. Hiệu quả này cũng là tiền đề để tiếp tục đổi mới thi theo hướng tiếp cận đánh giá năng lực của học sinh những năm tới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Đối với giáo viên, kỳ thi đã làm thay đổi nhận thức về dạy học, thi, kiểm tra đánh giá. Việc đổi mới đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, cũng như việc chấm bài theo hướng mở đã đặt ra yêu cầu đối với mỗi giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá một cách thực chất hơn. Giáo viên phải tự bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng nâng cao dần năng lực giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; khắc phục dần tình trạng dạy học đối phó, truyền thụ một chiều, học thuộc lòng máy móc, tiêu cực trong dạy thêm, học thêm.

Đối với học sinh, kết quả thi cũng tác động mạnh vào nhận thức, phát huy hứng thú học tập, hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất của người học, giúp các em định hướng nghề nghiệp sau THPT; khắc phục tình trạng học đối phó và sử dụng “phao thi”.

Đối với ngành Giáo dục, những đổi mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đã góp phần thiết thực thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương Tám, BCH Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”; “Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”.

Đối với xã hội, kỳ thi đã bước đầu giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, trở nên nhẹ nhàng, bình thường hơn, do đó đã nhận được sự đồng thuận chung của xã hội.

Sẽ có kỳ thi chung bảo đảm độ tin cậy

Bộ GD-ĐT đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 trên cả nước đã được tổ chức đúng kế hoạch, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế, đáp ứng yêu cầu đổi mới thi. Kết quả thi về cơ bản đảm bảo độ chân thực, khách quan và bước đầu tạo ra những tiền đề cơ bản cho đổi mới căn bản toàn diện công tác thi, kiểm tra, đánh giá nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.

Những đổi mới của kỳ thi năm nay là sự khởi đầu cho lộ trình đổi mới theo hướng sẽ có kỳ thi chung bảo đảm độ tin cậy, vừa làm căn cứ để xét công nhận tốt nghiệp, vừa cung cấp dữ liệu để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng vào tuyển sinh phù hợp với các ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị thu nhận đơn xin phúc khảo và tổ chức phúc khảo bài thi cho thí sinh và thông báo kết quả sau phúc khảo để các đối tượng thí sinh kịp dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng vào đầu tháng 7 năm 2014; Tổ chức chấm thẩm định và xử lý các vấn đề có liên quan sau kỳ thi nhằm rút kinh nghiệm các khâu tổ chức thi nhất là coi thi, chấm thi.

Bên cạnh đó, Bộ cũng tổ chức rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, thi và xét công nhận tốt nghiệp để phát huy các nhân tố tích cực, khắc phục những yếu kém, tiêu cực.

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án, tham khảo ý kiến của các cơ sở giáo dục, các chuyên gia trong và ngoài ngành để có phương án thi hợp lý nhất trong những năm sau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyên gia "bắt bệnh" tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt trên 99%
Chuyên gia "bắt bệnh" tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt trên 99%

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: “Nếu làm nghiêm túc, số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 60-70%”.

Chuyên gia "bắt bệnh" tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt trên 99%

Chuyên gia "bắt bệnh" tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt trên 99%

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ: “Nếu làm nghiêm túc, số học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt 60-70%”.

Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?
Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, kết quả trên phản ánh những điều chỉnh, đổi mới của kỳ thi năm nay đã có tác động tích cực, nâng cao chất lượng đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.

Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?

Trên 99% đỗ tốt nghiệp THPT: Tác động của đổi mới thi cử?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, kết quả trên phản ánh những điều chỉnh, đổi mới của kỳ thi năm nay đã có tác động tích cực, nâng cao chất lượng đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT.

Đề thi tốt nghiệp THPT hướng tới đánh giá việc dạy và học thực chất
Đề thi tốt nghiệp THPT hướng tới đánh giá việc dạy và học thực chất

VOV.VN - Thay vì thi cử theo những bài khuôn mẫu sẵn có, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đã góp phần khơi dậy được kiến thức, năng lực tổng hợp của thí sinh.

Đề thi tốt nghiệp THPT hướng tới đánh giá việc dạy và học thực chất

Đề thi tốt nghiệp THPT hướng tới đánh giá việc dạy và học thực chất

VOV.VN - Thay vì thi cử theo những bài khuôn mẫu sẵn có, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay đã góp phần khơi dậy được kiến thức, năng lực tổng hợp của thí sinh.

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung
Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung

VOV.VN -Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng mời các tổ chức quốc tế, trường ĐH, CĐ nước ngoài có uy tín sang Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỳ thi quốc gia chung.

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung

VOV.VN -Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng mời các tổ chức quốc tế, trường ĐH, CĐ nước ngoài có uy tín sang Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỳ thi quốc gia chung.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%: Nên giữ hay bỏ kỳ thi?
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%: Nên giữ hay bỏ kỳ thi?

VOV.VN -Với cách thức xét tốt nghiệp như cách của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 100% là trong dự đoán của dư luận xã hội.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%: Nên giữ hay bỏ kỳ thi?

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100%: Nên giữ hay bỏ kỳ thi?

VOV.VN -Với cách thức xét tốt nghiệp như cách của Bộ GD-ĐT, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần 100% là trong dự đoán của dư luận xã hội.

Thứ trưởng GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT chưa sát với chất lượng thật
Thứ trưởng GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT chưa sát với chất lượng thật

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà sẽ cải tiến kỳ thi này ngày càng thực chất hơn để xã hội thừa nhận.

Thứ trưởng GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT chưa sát với chất lượng thật

Thứ trưởng GD-ĐT: Thi tốt nghiệp THPT chưa sát với chất lượng thật

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định không bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà sẽ cải tiến kỳ thi này ngày càng thực chất hơn để xã hội thừa nhận.