Cổ phần hóa Đại học công lập: Lãnh đạo các trường nghĩ gì?

VOV.VN- Lãnh đạo một số trường đại học công lập cho rằng, lĩnh vực giáo dục không thể chạy theo lợi nhuận nên cần cân nhắc kỹ khi thực hiện cổ phần hóa.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa quyết định phê duyệt danh sách thực hiện cổ phần hóa đối với Học viện Hàng không và Trường trung cấp nghề GTVT Thăng Long.

Trước đó, Bộ Tài đưa ra Dự thảo Quyết định thí điểm cổ phần hóa một số cơ sở giáo dục đại học công lập theo hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, bán một phần vốn Nhà nước hiện có hoặc kết hợp cả hai phương án trên. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các hình thức đấu giá công khai và thỏa thuận trực tiếp.

Như vậy, việc thí điểm cổ phần hóa một số trường đại học công lập đã được một số Bộ đề xuất với mục đích nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần giảm ngân sách đầu tư của Nhà nước.

Xung quanh chủ trương cổ phần hóa đại học công lập, lãnh đạo, cán bộ một số trường đại học công lập đã bày tỏ quan điểm, ý kiến đóng góp thiết thực.

Thay vì cổ phần hóa nên cho các trường tự chủ thu học phí

PGS.TS Đỗ Văn Dũng
PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM): Tôi phản đối việc cổ phần hóa đại học công lập vì như vậy có thể biến tài sản của Nhà nước thành tài sản của tư nhân và chất lượng giáo dục có thể phụ thuộc rất lớn vào các nhà đầu tư. 

Nếu những ngành như: Sư  phạm, Y, dược mà cổ phần hóa với việc cổ đông chạy theo lợi nhuận thì chưa chắc đã đào tạo ra những nhà giáo đủ chuyên môn cao giảng dạy học sinh; y bác sĩ không đủ trình độ để khám chữa bệnh…

Thay vì cổ phần hóa các trường đại học công lập thì Chính phủ có thể cho các trường được tự chủ tài chính. Như vậy, đất đai, tài sản của Nhà nước vẫn còn đó nhưng lại giúp các trường có thể nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua tự quyết mức thu học phí. Thực hiện theo mô hình này sẽ góp phần giảm ngân sách của Nhà nước đầu tư vào các trường đại học công lập.

Khó xác định tiêu chí đấu giá tài sản của trường

PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương (Đại học Bách Khoa Hà Nội): Thí điểm cổ phần hóa một số đại học công lập được đưa ra trong lúc nguồn vốn của Nhà nước còn hạn hẹp, bội chi ngân sách tăng cao. Chủ trương này nhằm giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Lĩnh vực giáo dục không thể chạy theo lợi nhuận nhưng khi cổ phần hóa thì nhà đầu tư sẽ quan tâm tới lợi nhuận tối đa mà họ đóng góp vào trường học như thế nào. Vì vậy, giải bài toán cổ phần hóa các trường đại học công lập cần phải có những khung pháp lý, quy định trách nhiệm ràng buộc rất rõ ràng.

Nếu việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các hình thức đấu giá công khai và thỏa thuận trực tiếp thì việc xác định tài sản của Nhà nước sẽ được quyết định như thế nào? Đất đai, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm sẽ được định giá theo tiêu chí nào. Thương hiệu, uy tín và cơ sở dữ liệu của một trường đại học có được đưa vào tài sản để bán đấu giá không?

Tôi nghĩ rằng, khi thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước vẫn phải giữ 51% cổ phần chi phối. Còn lại 49% cổ phần là do cá nhân, tổ chức mua lại. Sở dĩ Nhà nước vẫn phải nắm giữ cổ phần là chính vì để cơ quan quản lý có quyền quyết định mọi hoạt động, chính sách của trường.

Chương trình có thể bị cắt xén và dẫn đến mua bán bằng cấp

GS.TS Hoàng Văn Châu

GS.TS Hoàng Văn Châu (Đại học Ngoại thương): Tôi không đồng ý với chủ trương cổ phần hóa các trường đại học công lập. 

Nếu việc cổ phần mà bán hết tài sản của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân thì chẳng khác nào biến tài sản công, trường công lập biến thành trường do tư nhân quản lý và hoạt động dễ chạy theo lợi nhuận tối đa của nhà đầu tư.

Giáo dục đào tạo là lĩnh vực đặc biệt không thể đem ra kinh doanh nên nếu cổ phần hóa mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối thì dễ dẫn đến tình trạng đào tạo đại học không đảm bảo chất lượng. Có thể vì chạy theo lợi nhuận nên chương trình giảng dạy dễ bị cắt xén và trường đại học được cổ phần hóa có thể cấp văn bằng, chứng chỉ một cách dễ dàng cho người học.

Hiện nay, Việt Nam chưa có những giải pháp hữu hiệu để kiểm soát chất lượng giáo dục một cách hiệu quả nên nếu cổ phần hóa giáo dục đại học công lập có thể dẫn đến tình trạng mua bán bằng cấp và đào tạo vì lợi nhuận.

Có thể tài sản của Nhà nước bị sử dụng sai mục đích

Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Bao (Hiệu trưởng Đại học Tây Bắc): Việc cổ phần hóa các trường đại học công lập nên thực hiện thí điểm ở những trường uy tín và sẵn sàng thu hút nhà đầu tư bỏ vốn cho hoạt động giáo dục. Còn các trường ở những vùng, miền khó khăn thì vẫn rất cần nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước sao cho phát triển kịp với các trường ở những tỉnh, thành phố lớn.

Các trường đại học công lập được cổ phần hóa cần lưu ý là trong quá trình thực hiện phải chú trọng giữa một bên là lợi nhuận tối đa của các cổ đông và đảm bảo chất lượng giáo dục. Nếu thực hiện cổ phần mà không tính toán kỹ lưỡng thì có thể xảy ra tình trạng tài sản của Nhà nước bị sử dụng sai mục đích. 

Cơ quan quản lý các trường đại học công lập không thể bán hết tài sản của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thông qua bán cổ phiếu. Cơ quan quản lý Nhà nước vẫn phải nắm giữ cổ phần chi phối./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Giáo dục phải chịu trách nhiệm việc cấp phép đào tạo ngành Y, dược
Bộ Giáo dục phải chịu trách nhiệm việc cấp phép đào tạo ngành Y, dược

Nếu Bộ Y tế kết luận trường đại học chưa đủ tiêu chí đào tạo ngành Y, dược mà Bộ GD&ĐT vẫn cho phép thì Bộ GD&ĐT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Bộ Giáo dục phải chịu trách nhiệm việc cấp phép đào tạo ngành Y, dược

Bộ Giáo dục phải chịu trách nhiệm việc cấp phép đào tạo ngành Y, dược

Nếu Bộ Y tế kết luận trường đại học chưa đủ tiêu chí đào tạo ngành Y, dược mà Bộ GD&ĐT vẫn cho phép thì Bộ GD&ĐT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đại học Kinh doanh & Công nghệ chưa được tuyển sinh ngành Y, dược?
Đại học Kinh doanh & Công nghệ chưa được tuyển sinh ngành Y, dược?

VOV.VN -Để có căn cứ quyết định việc cho tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị Bộ Y tế cùng tham gia đoàn kiểm tra nhà trường.

Đại học Kinh doanh & Công nghệ chưa được tuyển sinh ngành Y, dược?

Đại học Kinh doanh & Công nghệ chưa được tuyển sinh ngành Y, dược?

VOV.VN -Để có căn cứ quyết định việc cho tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị Bộ Y tế cùng tham gia đoàn kiểm tra nhà trường.

Cổ phần hóa Đại học công lập: Nên hay không và theo hướng nào?
Cổ phần hóa Đại học công lập: Nên hay không và theo hướng nào?

VOV.VN- Khi cổ phần hóa đại học công lập, chúng ta cần xem xét ai sẽ nắm giữ cổ phần chi phối. Nếu bán hết cổ phiếu thì sẽ dùng tiền vào mục đích nào.

Cổ phần hóa Đại học công lập: Nên hay không và theo hướng nào?

Cổ phần hóa Đại học công lập: Nên hay không và theo hướng nào?

VOV.VN- Khi cổ phần hóa đại học công lập, chúng ta cần xem xét ai sẽ nắm giữ cổ phần chi phối. Nếu bán hết cổ phiếu thì sẽ dùng tiền vào mục đích nào.

Tăng học phí liệu có giảm “lạm thu”?
Tăng học phí liệu có giảm “lạm thu”?

VOV.VN- Mức thu học phí thấp là chủ trương nhân văn của Nhà nước nhưng lại xa thực tế để nâng cao chất lượng. Vì thế mà tình trạng “lạm thu” có đất sống.

Tăng học phí liệu có giảm “lạm thu”?

Tăng học phí liệu có giảm “lạm thu”?

VOV.VN- Mức thu học phí thấp là chủ trương nhân văn của Nhà nước nhưng lại xa thực tế để nâng cao chất lượng. Vì thế mà tình trạng “lạm thu” có đất sống.

 Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Đại học Thái Nguyên
Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Đại học Thái Nguyên

VOV.VN-Một số đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên đã vi phạm các khoản thu chưa đúng quy định với số tiền lên tới hơn 104 tỷ đồng. 

 Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Đại học Thái Nguyên

Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Đại học Thái Nguyên

VOV.VN-Một số đơn vị thuộc Đại học Thái Nguyên đã vi phạm các khoản thu chưa đúng quy định với số tiền lên tới hơn 104 tỷ đồng. 

Quốc hội quyết định vẫn giữ Lịch sử là môn học độc lập
Quốc hội quyết định vẫn giữ Lịch sử là môn học độc lập

VOV.VN - Nghị quyết Quốc hội nêu rõ: “Tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”.

Quốc hội quyết định vẫn giữ Lịch sử là môn học độc lập

Quốc hội quyết định vẫn giữ Lịch sử là môn học độc lập

VOV.VN - Nghị quyết Quốc hội nêu rõ: “Tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”.

Năm 2016, Hà Nội sẽ tăng mức học phí công lập
Năm 2016, Hà Nội sẽ tăng mức học phí công lập

VOV.VN -Mức học phí này sẽ được áp dụng cho các đối tượng như: trẻ em học mầm non, HSSV, học viên cao học… đang học tập tại các cơ sở giáo dục công lập.

Năm 2016, Hà Nội sẽ tăng mức học phí công lập

Năm 2016, Hà Nội sẽ tăng mức học phí công lập

VOV.VN -Mức học phí này sẽ được áp dụng cho các đối tượng như: trẻ em học mầm non, HSSV, học viên cao học… đang học tập tại các cơ sở giáo dục công lập.