Dặm dài con chữ vùng cao 

VOV.VN - Miền núi, hải đảo, là những địa bàn còn rất nhiều khó khăn, nhưng ở đó luôn có sự hiện diện của tinh thần xung phong, tình nguyện của lực lượng giáo viên nỗ lực khắc phục khó khăn để cắm bản dạy chữ cho trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số

 

Một giờ lên lớp của cô Phạm Thị Tuyết, Tổng phụ trách đội Trường Tiểu học Vân Am 1, xã Vân Am, một trong những địa bàn khó khăn nhất của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa thường xuyên bắt đầu với không khí vui vẻ, rộn ràng. Sự bẽn lẽn, ngượng ngùng không còn thấy ở những học sinh bản Mường. Trái lại, các đội viên thiếu niên nhi đồng đều bình tĩnh, tự tin thể hiện hết mình qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, vui chơi, trải nghiệm.

Cô giáo Phạm Thị Tuyết đã có nhiều năm giảng dạy tại một ngôi trường ở trung tâm huyện Ngọc Lặc, cách nhà khoảng 5 cây số. Năm 2018, có dịp đến Trường Tiểu học Vân Am 1 sinh hoạt nghiệp vụ, cô bắt gặp những ánh mắt rụt rè không dám tiếp xúc với người lạ, thậm chí có những học sinh chưa biết nói tiếng phổ thông, một động lực vô hình đã thôi thúc chị xin chuyển công tác đến ngôi trường này. Từ bỏ công việc gần nhà để lên vùng khó giảng dạy, nhiều người cho rằng đó là một quyết định “khó hiểu” của cô giáo Phạm Thị Tuyết. Mỗi ngày làm việc của cô bắt đầu từ 5 giờ sáng vượt qua quãng đường 30km đến trường bất kể mùa hè cũng như mùa đông. Đường xá đi lại khó khăn, trời mưa trơn trượt lầy lội…có những hôm xe cộ của cô trò  “vứt” la liệt hai bên đường. Đi bộ tới trường, bùn đất dính từ đầu đến chân, thế nhưng cô giáo vùng cao vẫn luôn lạc quan, vui vẻ, yêu trẻ, yêu nghề, và chưa một lần “hối hận” vì quyết định của mình.

 “Có rất nhiều hoàn cảnh gia đình cha mẹ đi làm ăn xa, có những em mồ côi, ở nhà chăm em không thể đến trường, mình rất thương. Có những em cả tuần trời chỉ ăn mì tôm, không có gì để ăn. Chúng tôi cảm thấy có gì đó thôi thúc trong trái tim mình, muốn làm gì đó cho các em. Nhưng mà vì có rất nhiều hoàn cảnh như thế còn chúng tôi vòng tay quá bé. Tất nhiên được sự đồng tâm hợp lực của tất cả đoàn thể trong xã. Nhưng xã là xã khó khăn nên sự giang tay chưa với tới hết được. Chính điều đó đã thôi thúc tôi”- cô Phạm Thị Tuyết nói.

Phải làm sao để các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong  học tập và rèn luyện? đó chính là  là câu hỏi luôn thôi thúc cô Phạm Thị Tuyết nỗ lực hết mình đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền lửa, thắp sáng ước mơ khát vọng cho các trò nhỏ vùng cao dành nhiều thời gian bên các em, đi sớm về muộn. Tranh thủ cả những lúc ra chơi để cùng chơi, cùng học với các em, lúc nói tiếng Mường, lúc lại nói tiếng Kinh, khi thì  như người bạn, lúc thì như người chị, người mẹ…chỉ bảo cho các em cách học, các kỹ năng sống thông qua các bài học, lâu dần các em đã mạnh dạn hơn, gần gũi với tôi hơn và đặc biệt là ham học hỏi.

Đánh giá về những đóng góp của cô Phạm Thị Tuyết trong công tác chuyên môn và hoạt động phong trào của nhà trường, thầy giáo Đào Quang Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vân Am 1 chia sẻ: Là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời là tổng phụ trách đội, cô Tuyết là hạt nhân quan trọng tạo ra những sân chơi giáo dục, các hoạt động phong trào bổ ích lành mạnh cho học sinh trong trường.

 “Cô Tuyết xung phong công tác tại trường từ năm 2018. Cô nhiều lần đạt giáo viên dạy giỏi, quan trọng nhất là  tâm huyết, nhiệt tình. Ngoài giỏi chuyên môn còn tài năng về văn nghệ...thông qua các hoạt động học sinh rất yêu quý. Học sinh của cô có những em đạt giải viết thư UPU rất cao của tỉnh, của toàn quốc....”- thầy giáo Đào Quang Dũng nói.

Với nhiệt huyết và đam mê cống hiến, cô giáo Phạm Thị Tuyết đã mang đến cho các em nhỏ vùng cao những bài học thú vị, những hoạt động ngoài giờ lên lớp vui tươi sôi nổi, xóa tan đi bao mặc cảm rụt rè, bẽn lẽn, tự ti mà lâu nay vẫn hiện hữu trong suy nghĩ của các em đồng bào dân tộc ở vùng khó…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao
Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao

VOV.VN - Để có điều kiện học tập, nhiều em nhỏ chưa đến 10 tuổi vùng cao đã phải đến ở bán trú tại trường. Thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ nhưng bù lại, các em có được sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo - những người cha, người mẹ thứ hai.

Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao

Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao

VOV.VN - Để có điều kiện học tập, nhiều em nhỏ chưa đến 10 tuổi vùng cao đã phải đến ở bán trú tại trường. Thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ nhưng bù lại, các em có được sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo - những người cha, người mẹ thứ hai.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam
Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Gian nan đường đến trường của học sinh vùng cao Lai Châu
Gian nan đường đến trường của học sinh vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Năm học mới 2021-2022 tại Lai Châu thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác, khi học sinh được đến trường. Song chính sách hỗ trợ học sinh vùng khó khăn thay đổi khiến đường đến trường của các em lại gian nan hơn, khi không còn được hỗ trợ tiền ăn bán trú, SGK, học phí...

Gian nan đường đến trường của học sinh vùng cao Lai Châu

Gian nan đường đến trường của học sinh vùng cao Lai Châu

VOV.VN - Năm học mới 2021-2022 tại Lai Châu thuận lợi hơn so với nhiều địa phương khác, khi học sinh được đến trường. Song chính sách hỗ trợ học sinh vùng khó khăn thay đổi khiến đường đến trường của các em lại gian nan hơn, khi không còn được hỗ trợ tiền ăn bán trú, SGK, học phí...