GS Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội trở thành hiệu trưởng ĐH Hoa Sen

VOV.VN -Nếu Luật Giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2018, thì GS Trương Nguyện Thành có thể trở thành hiệu trưởng ĐH Hoa Sen vào năm 2019.

Câu chuyện Giáo sư (GS) Trương Nguyện Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng Đại học (ĐH) Hoa Sen và quay trở lại Mỹ làm việc khiến dư luận tiếc nuối.

Từ câu chuyện này đã đặt ra nhiều vấn đề về quản trị ĐH, tự chủ ĐH (cụ thể là tự chủ về nhân sự) của trường ĐH. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tự chủ ĐH để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH, hội nhập với giáo dục ĐH quốc tế.

Việc có nên điều chỉnh một số bất cập về tổ chức nhân sự trong Luật Giáo dục ĐH 2012 là điều có lẽ không cần phải bàn cãi. Đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại, rà soát tất cả điều khoản không còn phù hợp của Luật Giáo dục Đại học hiện tại.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cùng trao đổi, làm rõ về các nội dung này.

GS Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội...

PV: Việc GS Thành không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng ĐH Hoa Sen nên trở lại Mỹ làm việc. Dư luận cho rằng, Luật Giáo dục ĐH chưa được xử lý một cách linh hoạt dẫn đến sự ra đi của một người tài. Xin bà cho biết ý kiến về băn khoăn trên?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Trước hết chúng ta cũng phải thống nhất về quan điểm: hiệu trưởng và GS là 2 chức danh rất khác nhau. Vì vậy, tiêu chuẩn cũng khác nhau. Tôi không muốn nói đến 1 trường hợp cụ thể, nhưng nếu có 1 GS giỏi nào đó mà không đủ tiêu chuẩn làm hiệu trưởng cũng không phải vấn đề gây ngạc nhiên hoặc tranh cãi, bởi vì tiêu chuẩn khác nhau.

Bộ GD-ĐT cho biết, GS Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội trở thành hiệu trưởng ĐH Hoa Sen

Trên thực tế, nhiều GS tích lũy kinh nghiệm quản lý… trở thành hiệu trưởng, nhưng cũng có rất nhiều các GS không bao giờ trở thành hiệu trưởng. Cũng không vì trường hợp đặc biệt của GS Thành mà chúng ta nói rằng chính sách thu hút nhân tài của nhà nước là không thành công.

Vì hiện nay, Nhà nước và các cơ sở đang mở rộng cửa để chào đón đội ngũ tri thức này và quá trình vẫn rất hiệu quả. Những điểm ngẽn, rào cản, nút thắt vẫn được các bên khai thông trên cơ sở tôn trọng pháp luật và cùng xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả. Vì vậy, chúng ta cũng nên nhìn trên bình diện rộng hơn là đội ngũ trí thức Việt kiều vẫn đang ngày càng đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

Trường hợp GS Thành, chúng ta cũng đã biết lý do. Quy định của Luật hiện hành là như vậy và các tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, luật pháp cũng có tính lịch sử, có quy định phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác. Vì vậy, các quy định của luật cũng thường được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tiêu chuẩn hiệu trưởng cũng đang là một quy định như vậy.

Tôi cũng đồng ý với ý kiến cho rằng, các bên chưa xử lý vấn đề này một cách linh hoạt. Nếu trường ĐH Hoa Sen và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể có cách đạt được sự hợp tác, đúng luật và không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ngay thời điểm điều đó còn đang trái với luật, hoặc phải chấm dứt hợp tác.

Ví dụ, nhà trường có thể bổ nhiệm GS Trương Nguyện Thành với chức danh là Phó Hiệu trưởng phụ trách để chờ tới lúc Luật thay đổi phù hợp thì có thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Với lộ trình sửa Luật Giáo dục ĐH hiện nay, nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm nay, thì GS Thành có thể chỉ phải đợi 1 năm, tới 2019 là Luật Giáo dục ĐH sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực.

Sẽ mở rộng diện lựa chọn người xứng đáng làm hiệu trưởng

PV: Qua trường hợp của GS Thành, quy định 5 năm kinh nghiệm quản lý khoa/phòng của một cơ sở giáo dục ĐH có vẻ không còn phù hợp với thực tế, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Quy định chuẩn hiệu trưởng trước hết để tạo ra mặt bằng chất lượng chung đối với chức danh quan trọng này và chuẩn đó là căn cứ để lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn hiệu trưởng trước khi bổ nhiệm và đó cũng là căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong các ứng viên đạt chuẩn.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT 

Xét đến cùng thì chúng tôi cho rằng, đó là điều kiện để tạo ra tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý, quản trị đại học, để đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất. Những chuẩn này đến giai đoạn mới cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.

Hiện nay, Luật Giáo dục ĐH đang được sửa đổi theo hướng là mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường, thông qua trao quyền này cho Hội đồng trường hay Hội đồng quản trị để quyết định nhân sự hiệu trưởng.

Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường ĐH tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định. Tốt hơn ở chỗ: mở rộng diện lựa chọn thì sẽ chọn được người tốt hơn và giảm thủ tục hành chính thì quyền tự chủ của nhà trường sẽ ở mức cao hơn.

Trong khối tư thục, gọi là đi thuê, hợp đồng hiệu trưởng, còn trong khối công lập cũng có thể là hợp đồng ở các trường tự chủ, hoặc Hội đồng trường quyết định và cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khác nhau ở chỗ đó, nhưng chuẩn chất lượng không khác nhau.

PV: Ngoài quy định chung, liệu chúng ta có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài, được tín nhiệm và cũng có kinh nghiệm quản lý nhưng vẫn còn những điểm chưa "khớp" hết với quy định chung không, thưa bà ?

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục ĐH quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục ĐH ít nhất 5 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng nhưng chính vì vậy mà bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng.

Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường ĐH tư thục thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khi Luật đang có hiệu lực thì từ Bộ GD-ĐT đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.

Ban soạn thảo đang khẩn trương thực hiện các quy trình để trình Dự thảo Luật ra trước Quốc hội theo đúng tiến độ, nhằm tháo gỡ ngay những “điểm nghẽn, nút thắt” của Luật hiện hành như đã xảy ra trong thực tế.

PV: Xin cảm ơn bà!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo sư mặc quần đùi dạy học: Những người trẻ nói gì?
Giáo sư mặc quần đùi dạy học: Những người trẻ nói gì?

VOV.VN - Câu chuyện GS Trương Nguyện Thành mặc quần đùi dạy học đã được nhiều bạn sinh viên, thanh niên và lãnh đạo TW Đoàn cho đó là cách khơi gợi sáng tạo.

Giáo sư mặc quần đùi dạy học: Những người trẻ nói gì?

Giáo sư mặc quần đùi dạy học: Những người trẻ nói gì?

VOV.VN - Câu chuyện GS Trương Nguyện Thành mặc quần đùi dạy học đã được nhiều bạn sinh viên, thanh niên và lãnh đạo TW Đoàn cho đó là cách khơi gợi sáng tạo.

Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy: Đại học Hoa Sen lên tiếng
Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy: Đại học Hoa Sen lên tiếng

VOV.VN -ĐH Hoa Sen cho biết, bối cảnh Giáo sư Trương Nguyện Thành mặc quần đùi, áo thun là sân chơi giả lập để khởi động cho chương trình “Lộ trình sáng tạo"...

Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy: Đại học Hoa Sen lên tiếng

Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy: Đại học Hoa Sen lên tiếng

VOV.VN -ĐH Hoa Sen cho biết, bối cảnh Giáo sư Trương Nguyện Thành mặc quần đùi, áo thun là sân chơi giả lập để khởi động cho chương trình “Lộ trình sáng tạo"...

Tranh cãi chuyện Giáo sư đại học mặc quần đùi lên lớp
Tranh cãi chuyện Giáo sư đại học mặc quần đùi lên lớp

VOV.VN - Khác với cấp bậc phổ thông, quy định về trang phục của sinh viên và giảng viên ở đại học được nới lỏng, thậm chí nhiều trường còn không có quy định.

Tranh cãi chuyện Giáo sư đại học mặc quần đùi lên lớp

Tranh cãi chuyện Giáo sư đại học mặc quần đùi lên lớp

VOV.VN - Khác với cấp bậc phổ thông, quy định về trang phục của sinh viên và giảng viên ở đại học được nới lỏng, thậm chí nhiều trường còn không có quy định.

GS Trương Nguyện Thành không đạt chuẩn hiệu trưởng: Bộ GD-ĐT nói gì?
GS Trương Nguyện Thành không đạt chuẩn hiệu trưởng: Bộ GD-ĐT nói gì?

VOV.VN -Từ vụ GS Trương Nguyện Thành sẽ trở về Mỹ, Bộ GD-ĐT nêu quan điểm về tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa ở trường ĐH.

GS Trương Nguyện Thành không đạt chuẩn hiệu trưởng: Bộ GD-ĐT nói gì?

GS Trương Nguyện Thành không đạt chuẩn hiệu trưởng: Bộ GD-ĐT nói gì?

VOV.VN -Từ vụ GS Trương Nguyện Thành sẽ trở về Mỹ, Bộ GD-ĐT nêu quan điểm về tiêu chuẩn hiệu trưởng phải có 5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa ở trường ĐH.

GS Trương Nguyện Thành về Mỹ: Tránh "trên trải thảm, dưới rải đinh"
GS Trương Nguyện Thành về Mỹ: Tránh "trên trải thảm, dưới rải đinh"

VOV.VN - Việt Nam đang thiếu và cần thu hút nhân tài để phát triển và cũng thiếu cả những cơ chế, chính sách linh hoạt để hấp dẫn người tài.

GS Trương Nguyện Thành về Mỹ: Tránh "trên trải thảm, dưới rải đinh"

GS Trương Nguyện Thành về Mỹ: Tránh "trên trải thảm, dưới rải đinh"

VOV.VN - Việt Nam đang thiếu và cần thu hút nhân tài để phát triển và cũng thiếu cả những cơ chế, chính sách linh hoạt để hấp dẫn người tài.

Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy khiến dân mạng tranh cãi là ai?
Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy khiến dân mạng tranh cãi là ai?

VOV.VN -Thông tin về vị giáo sư mặc quần đùi giảng bài khiến dân mạng tranh cãi đang được tìm kiếm.

Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy khiến dân mạng tranh cãi là ai?

Giáo sư mặc quần đùi giảng dạy khiến dân mạng tranh cãi là ai?

VOV.VN -Thông tin về vị giáo sư mặc quần đùi giảng bài khiến dân mạng tranh cãi đang được tìm kiếm.