Kiên Giang: Học sinh biển đảo, vùng sâu gặp khó khăn khi học trực tuyến

VOV.VN - Học sinh khối lớp 9 và 12 trong tỉnh Kiên Giang đã bắt đầu bước vào năm học mới với hình thức học trực tuyến trên internet. Tuy là hình thức mới mẻ nhưng cũng đã được ngành giáo dục Kiên Giang triển khai áp dụng từ cuối năm học trước do tình hình dịch bệnh cho những em cuối cấp.

 

 

Để thuận lợi cho việc quản lý, giám sát cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh tại đơn vị, Sở Giáo dục-Đào tạo Kiên Giang đưa ra 2 hệ thống phần mềm để các trường chọn tổ chức dạy học là hệ thống E-Learning (lms.vnedu.vn) của VNPT và hệ thống K12online (k12online.vn) của viettel. Ngoài 2 hệ thống trên, giáo viên có thể sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như các ứng dụng hỗ trợ dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft team, Google Meet, Skype…

Theo ghi nhận thực tế trong ngày học đầu tiên, phần lớn thầy cô ở các trường vào gặp mặt học sinh, ổn định lớp trên mạng, triển khai một số nội quy của nhà trường, hướng dẫn sử dụng các ứng dụng học trực tuyến cho học sinh. Tuy nhiên, một số điểm trường vùng biển đảo, vùng sâu, biên giới do đường truyền internet không ổn định nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thao tác, giảng dạy.

Cô Lương Thị Hạnh, Hiệu trưởng trường THCS An Sơn, huyện đảo Kiên Hải cho biết, trường THCS nhưng có 2 cấp học. Lớp 9 có 45 em, lớp 12 có 28 em, trong đó còn khoảng 10 em chưa có các thiết bị thông minh để học trực tuyến. Ngoài đảo, mạng internet yếu nên nhà trường sử dụng ứng dụng google meet để dạy học. Sử dụng ứng dụng google meet thì tạm ổn nhưng nếu sử dụng zoom hay hệ thống K12online thì rất yếu, mạng chập chờn không dạy và học được.

"Khó khăn nhất trên xã đảo là nguồn điện vì sử dụng từ máy phát điện nên điện bị cúp điện luân phiên. Ngày hôm qua có điện, hôm nay thì cúp điện, ngày mai thì ấp này có điện nhưng ấp kia thì không có. Trước mắt những em không tham gia học trực tuyến thì trường sẽ giao bài trên nhóm zalo và tới đây sẽ cho các em đến trường học trực tiếp, chia lớp nhỏ ra thành 2-3 nhóm”, cô Hạnh nói.

Theo ông Nguyễn Văn Chương Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Vĩnh Hoà Hưng Bắc, huyện Gò Quao, trường có khoảng 100 em học sinh khối 12 và hơn 200 học sinh lớp 9. Trong số này chỉ có 70-80% học sinh lớp 12 và 40% học sinh lớp 9 có điều kiện học trực tuyến. Tuy nhiên, đa số là về thiết bị học như máy tính, điên thoại các em không có.

"Những em không có điều kiện chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với địa phương, với ấp để có biện pháp hỗ trợ cho các em học”, thầy Chương cho hay. 

Trong khi đó, tại vùng biên giới Giang Thành, ông Lý Thanh Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Mỹ, huyện biên giới Giang Thành chia sẻ, hôm nay học sinh lớp 9 của trường không vào học được nhiều, chỉ hơn 50%. Một số em không có thiết bị thông minh, một số em thì đường truyền không đảm bảo nên không tham gia vào học được. 

“Các em có lúc vào được có lúc không, có lúc đang học thì bị out ra nên số lượng lớp học không được ổn định. Giáo viên trong trường thì được tập huấn nhiều nhưng chủ yếu là các em khó khăn ở những vùng mạng chưa được ổn định, các em không được trang bị thiết bị thông minh mà chủ yếu mượn tạm điện thoại của cha mẹ nhưng cha mẹ cũng có công việc để dùng, trong khi đó học 1 ngày 3-4 tiếng. Tạm thời em nào chưa vào học được thì thầy cô giáo sẽ gửi bài trực tiếp qua zalo vì hầu hết các em học sinh đều có zalo”, thầy Minh cho biết.

Tại Trường THPT Thoại Ngọc Hầu ở huyện Giang Thành, Thầy Nguyễn Văn Lương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường có hơn 150 em học sinh lớp 12 và đều có điều kiện học trên mạng. Ngay ngày học đầu tiên vào 6/9 thì trường dạy trên phần mềm zoom, lúc đầu các em còn lúng túng, do đường truyền chạy thêm dung lượng nên bị yếu, khi các em vào cùng một lúc thì bị nghẽn mạng nên trường phải chia thành 5 phòng học trực tuyến và chuyển sang chạy trên phần mềm google meet thì ổn hơn”.

"Đa số Thầy cô giáo ở tại trường hoặc nhà gần trường nên thầy cô đến lớp dạy trực tiếp trên bảng, kết hợp thêm máy chiếu, bảng tương tác thông minh để tiết học thêm sinh động, hiệu quả. Trường có  5 camera thu phát trực tiếp các buổi dạy của giáo viên phát trực tuyến trên phần mềm zoom cho học sinh", thầy Lương nói.

Ngày 6/9, UBND tỉnh Kiên Giang nới lỏng giãn cách, thực hiện chỉ thị 15 cho 8 huyện, thành phố gồm An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Gò Quao, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Kiên Hải và TP Phú Quốc. Sở giáo dục – đào tạo Kiên Giang ngay sau đó đã có công văn cho phép tất cả học sinh lớp 9, 12 thuộc 8 huyện, thành phố này được đến trường học từ ngày 13/9.

Tuy nhiên, ngày 8/9, Sở GD-ĐT đã phải thông báo điều chỉnh lại yêu cầu lãnh đạo các trường chỉ đạo dạy và học cho học sinh lớp 9 và 12 trên toàn tỉnh học trên môi trường internet cho đến ngày 20/9 một cách linh hoạt, phù hợp, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhất. Sau ngày 20/9, nếu dịch  bệnh được kiếm soát thì học sinh sẽ đến trường ./.

Viết bình luận

Tin liên quan

Cấp tiểu học tại TP.HCM “tựu trường” online: Học sinh hào hứng, phụ huynh chưa hết lo
Cấp tiểu học tại TP.HCM “tựu trường” online: Học sinh hào hứng, phụ huynh chưa hết lo

VOV.VN - Ngày 8/9, hơn 680.000 học sinh khối tiểu học tại TP.HCM bắt đầu làm quen và quay lại với môi trường học trực tuyến để chuẩn bị cho chương trình học chính thức vào ngày 20/9.

Cấp tiểu học tại TP.HCM “tựu trường” online: Học sinh hào hứng, phụ huynh chưa hết lo

Cấp tiểu học tại TP.HCM “tựu trường” online: Học sinh hào hứng, phụ huynh chưa hết lo

VOV.VN - Ngày 8/9, hơn 680.000 học sinh khối tiểu học tại TP.HCM bắt đầu làm quen và quay lại với môi trường học trực tuyến để chuẩn bị cho chương trình học chính thức vào ngày 20/9.

Học sinh khó khăn, không điện thoại, không máy tính ở TP.HCM sẽ học online thế nào?
Học sinh khó khăn, không điện thoại, không máy tính ở TP.HCM sẽ học online thế nào?

VOV.VN - Hiện nay TP.HCM có khoảng 77.000 học sinh đang gặp khó khăn khi học trực tuyến, trong đó nhiều em thiếu thiết bị học tập, đường truyền internet không đảm bảo, hoặc không có phụ huynh kèm cặp khi học online.

Học sinh khó khăn, không điện thoại, không máy tính ở TP.HCM sẽ học online thế nào?

Học sinh khó khăn, không điện thoại, không máy tính ở TP.HCM sẽ học online thế nào?

VOV.VN - Hiện nay TP.HCM có khoảng 77.000 học sinh đang gặp khó khăn khi học trực tuyến, trong đó nhiều em thiếu thiết bị học tập, đường truyền internet không đảm bảo, hoặc không có phụ huynh kèm cặp khi học online.

Phụ huynh phát hoảng trước thời khoá biểu học online 6 tiết/ngày của trẻ lớp 1
Phụ huynh phát hoảng trước thời khoá biểu học online 6 tiết/ngày của trẻ lớp 1

VOV.VN - Hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021 - 2022 đều chung lo lắng khi con học online từ sáng đến chiều, thời khoá biểu kín tuần.

Phụ huynh phát hoảng trước thời khoá biểu học online 6 tiết/ngày của trẻ lớp 1

Phụ huynh phát hoảng trước thời khoá biểu học online 6 tiết/ngày của trẻ lớp 1

VOV.VN - Hầu hết phụ huynh có con vào lớp 1 năm học 2021 - 2022 đều chung lo lắng khi con học online từ sáng đến chiều, thời khoá biểu kín tuần.

Phụ huynh tại TP.HCM trăn trở với việc học online trong năm học mới
Phụ huynh tại TP.HCM trăn trở với việc học online trong năm học mới

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có phương án học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, áp dụng cho các bậc Tiểu học, THCS, THPT.

Phụ huynh tại TP.HCM trăn trở với việc học online trong năm học mới

Phụ huynh tại TP.HCM trăn trở với việc học online trong năm học mới

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có phương án học trực tuyến trong học kỳ I năm học 2021-2022, áp dụng cho các bậc Tiểu học, THCS, THPT.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải “học lại, học thêm” online
Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải “học lại, học thêm” online

VOV.VN -Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới.

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải “học lại, học thêm” online

Trước thềm năm học mới, thầy cô cũng phải “học lại, học thêm” online

VOV.VN -Năm học 2021-2022, Chương trình GDPT 2018 sẽ áp dụng với lớp 2 và lớp 6. Thời điểm này, khi năm học mới đang cận kề, các thầy cô cũng chạy đua nước rút, tiếp tục tự bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đặt ra của chương trình mới.

Thầy giáo mách cách học online hiệu quả
Thầy giáo mách cách học online hiệu quả

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến nhiều địa phương phải triển khai học online trong năm học mới, trong đó có những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam.

Thầy giáo mách cách học online hiệu quả

Thầy giáo mách cách học online hiệu quả

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến nhiều địa phương phải triển khai học online trong năm học mới, trong đó có những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam.