Ngày trở lại “trường” của những học sinh đặc biệt

VOV.VN - Khi học sinh ở TP.HCM trở lại trường sau nhiều tháng học tập trực tuyến thì cũng là lúc Lớp học tình thương đường 18 bắt đầu sáng đèn trở lại để mang con chữ đến với những đứa trẻ vì hoàn cảnh khó khăn mà không có cơ hội đến trường.

Gần 2 tuần nay, cứ 6 giờ tối, trong phòng sinh hoạt văn hoá đường số 18, phường Linh Trung, TP.Thủ Đức lại rộn ràng tiếng nói cười của thầy và trò của một lớp học tình thương với sĩ số khoảng 15 em đủ mọi lứa tuổi. Hầu hết những đứa trẻ ở đây đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không thể đi học ban ngày.

Em Danh Quang vừa nắn nót từng nét chữ vừa kể, mấy tháng trước vì không thể đến lớp nên em theo bà nội đi làm ở Bình Phước. Nghỉ lâu quá nên khi đi học lại, Quang gần như quên hết con chữ. Vì vậy, em phải học lại từ đầu: “Con cũng muốn học, nếu có đói bụng sẽ không xin thầy, con ráng nhịn chừng nào ra về con mới ăn cơm. Không có bạn bè thì con buồn mà tới lớp có bạn bè con thấy vui".

Những ngày lớp tình thương học trở lại, nhiều người cũng quen với hình ảnh bà Đặng Thị Dân (63 tuổi) ngồi ngoài hiên, ánh mắt luôn dõi theo người cháu đang nắn nót từng nét chữ trong lớp học. Bà Dân tâm sự, ba mẹ cháu bỏ đi nên gánh nặng nuôi đứa cháu đổ hết lên vai bà. Sáng bà đi làm, tối đến về sớm tranh thủ đưa cháu đi học ở lớp tình thương. Cả ngày quanh quẩn ở nhà, lớp học buổi tối này chính là niềm vui duy nhất của người cháu 7 tuổi:"Cháu nó đi học thấy vui, đòi đi học nữa, bây giờ tạm ở đây học cho cháu biết chữ, chừng nào tới đâu tính tới đó chữ không có khả năng đi học trường khác".

Ninh Việt Trí đã gắn bó với Lớp học Tình thương đường 18 này hơn 4 năm. “Thầy Trí” cho biết, đa số em nhỏ tại đây đều có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí lao động để phụ giúp gia đình từ sớm. Thời gian qua, dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến học tập của các em dù thầy cô đã tìm đủ cách để hỗ trợ.

Ở lớp học tình thương này, ngoài “thầy Trí” và 2 giáo viên khác thường xuyên đứng lớp, còn có những bạn tình nguyện viên khác. Ban ngày, mọi người vẫn đi làm, tối đến cố gắng sắp xếp thời gian để dạy học cho các em. Những bài giảng đôi khi không theo một thứ tự nào vì mỗi em một trình độ khác nhau, nhưng với những "giáo viên" ở Lớp học Tình thương đường 18, được nhìn các em đến lớp đầy đủ, tiến bộ mỗi ngày đó là niềm vui. Ninh Việt Trí chia sẻ: "Các em nhỏ này cũng phải ra đời từ sớm nên mình dạy những cái thiết thực, mình lồng ghép những điều rất cơ bản, có khi không có trong sách giáo khoa. Hiện tại mình mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi để xung quanh người dân làm ăn, để cho những lớp này được hoạt động ổn định trở lại".

Còn tình nguyện viên Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi) cho biết, sau mỗi giờ làm Nam đi xe khoảng hơn chục cây số để đến với lớp. Với Nam, được góp một phần sức lực cho lớp học cũng là cách để trả ơn thành phố này–nơi đã có những người cưu mang, giúp đỡ mình từ khi còn là một cậu sinh viên: “Từ những buổi đầu đến lớp, bản thân mình cũng cảm thấy hồi hộp và ngại, đến lớp chỉ với tinh thần có gì cho nấy.  Các em rất nhiệt tình đón tiếp thầy cô, nghe lời thầy cô dạy học, những gì mình cho đi thì các em tích luỹ dần dần và mình cũng cảm thấy hạnh phúc hơn".

-     Ước mơ của con ba mẹ ở nhà trông con, vui vẻ với con vừa chơi vừa học bài

-      Nếu con học được biết chữ được làm công ty với anh hai để kiếm tiền xây nhà cho bà nội

-       Bác sĩ chống dịch COVID

-       Sau này con muốn làm Youtuber nổi tiếng

Mỗi một ước mơ chính là niềm hy vọng của các em nhỏ và lớp học cũng là một nơi để các em gửi vào đó niềm tin. Các thầy cô ở đây cũng hy vọng, các em sẽ biết đọc, biết viết, có được một nền tảng để sau này, dù có làm công việc gì cũng không bỡ ngỡ. Sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những lớp học như thế này rất cần được mở lại nhiều hơn để các em có thêm những cơ hội học tập như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến
Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

VOV.VN - Sau 1 tuần tạm dừng việc học sinh đến trường để phòng chống dịch bệnh và rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh quyết định tiếp tục cho trẻ em mầm non nghỉ học, cấp tiểu học chuyển sang trực tuyến.

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

VOV.VN - Sau 1 tuần tạm dừng việc học sinh đến trường để phòng chống dịch bệnh và rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh quyết định tiếp tục cho trẻ em mầm non nghỉ học, cấp tiểu học chuyển sang trực tuyến.

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập
Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

VOV.VN - Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

VOV.VN - Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh
Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh

VOV.VN - Hình ảnh cậu bé Nguyễn Đông Khải học sinh lớp 3D trường Tiểu học Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh - không có tay bẩm sinh - chăm chút nắm cây bút bằng chân, nắn nót viết từng nét chữ khiến nhiều người xúc động về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh của em.

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh

Nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu học trò không tay ở Bắc Ninh

VOV.VN - Hình ảnh cậu bé Nguyễn Đông Khải học sinh lớp 3D trường Tiểu học Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh - không có tay bẩm sinh - chăm chút nắm cây bút bằng chân, nắn nót viết từng nét chữ khiến nhiều người xúc động về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh của em.