Ngồi học trực tuyến quá lâu dễ ảnh hưởng đến mắt, cột sống, xương khớp

VOV.VN - Trong mùa dịch, khi trẻ chỉ tiếp xúc với 4 bức tường, bố mẹ dễ cáu gắt, quát mắng dẫn đến tổn thương, thậm chí loạn thần, trầm cảm... Về mặt thể chất dễ ảnh hưởng tới mắt, cột sống, xương khớp.

Đây là nội dung được chia sẻ tại Toạ đàm "Chăm sóc sức khoẻ tinh thần và thể chất trong mùa dịch” do Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em tổ chức chiều 13/11.

Trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các tỉnh, thành diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, trong đó trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch. Trẻ phải ở nhà thay vì đến trường, nhịp sinh hoạt và học tập bị đảo lộn, đối mặt với rất nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Chia sẻ về những khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội, em Tô Hoàng Vi Anh, học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Trong giai đoạn giãn cách xã hội, em cảm thấy khá lo lắng không chỉ cho bản thân và gia đình mà còn cho mọi người xung quanh. Giãn cách xã hội đã khiến cho cuộc sống của gia đình em bị đảo lộn, em cũng không quen với việc học online mỗi ngày. Hàng ngày, khi nghe tin số ca nhiễm tăng lên liên tục, em cũng cảm thấy rất băn khoăn rằng bao giờ tình trạng này mới chấm dứt. Đồng thời, Khi học online sẽ phải nhìn vào màn hình trong thời gian rất lâu, ảnh hưởng đến mắt rất nhiều đồng thời dẫn đến tình trạng cơ thể sẽ nặng nề hơn do không được vận động nhiều”.

Em Nguyễn An Huy, học sinh Trường THCS Minh Khai, Hà Nội cũng chia sẻ thêm về những trải nghiệm của bản thân: “Em đã bị cận rồi và khi phải tiếp xúc nhiều với máy móc, em cảm thấy khá lo sợ rằng không biết mình có bị tăng độ cận thị hay không. Em cũng là người khá hướng ngoại, em muốn gặp gỡ, giao lưu và vui chơi với các bạn, tuy nhiên, khi phải học online ở nhà, em cảm thấy rất bí bách. Vì vậy, em thường phải dùng Zalo để giao tiếp với các bạn, chia sẻ với nhau những khó khăn cũng như sử dụng Zoom để trao đổi việc học với các bạn”.

Là một người bố trẻ có con trai đang là học sinh lớp 1, anh Lê Xuân Đức (Hà Nội) cũng bày tỏ sự đồng cảm với các phụ huynh đang đồng hành cùng con trong giai đoạn giãn cách: “Khi con chuẩn bị nhập học vào lớp 1, gia đình tôi cũng lo lắng vì hiện tại con chưa có trải nghiệm gì ở trường lớp với thầy cô, bạn bè mà đã phải học online tại nhà. Điều này rất khó khăn cho con. Đối với các bạn nhỏ, trước khi dịch bệnh xảy ra, các con có thể gặp gỡ bạn bè, vui chơi nhưng giờ lại chỉ ở nhà. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các con. Đồng thời, trong thời gian giãn cách, khi chúng ta ở nhà và tiếp xúc với nhau quá nhiều, sẽ có rất nhiều những xung đột, tranh cãi xảy ra, ví dụ như khi con học không tập trung, bố mẹ nhìn thấy vậy sẽ bực bội, quát mắng con và bố mẹ cũng sẽ dễ cãi nhau, gây ảnh hưởng đến các con. Hiện nay, con cũng đã sắp kết thúc học kỳ 1 và tình hình cũng bắt đầu ổn hơn”.

Từ góc độ của một người có chuyên môn, bác sỹ Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, Việt Nam đang chuẩn bị bước sang năm thứ 3 đối diện với Covid-19, tổn thương đối với trẻ nhỏ là vô cùng lớn. Đầu tiên là tổn thương về mặt tinh thần. Trẻ em là đối tượng rất hiếu động, rất muốn được quan tâm, thương yêu. Nhưng khi đại dịch diễn ra, các em chỉ tiếp xúc với 4 bức tường, bố mẹ dễ cáu gắt, quát mắng dẫn đến tổn thương, có thể dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ, thậm chí là cực đoan như loạn thần, trầm cảm, tự kỷ,…

Bên cạnh đó, các em cũng tiếp xúc với nhiều nội dung tiêu cực trên mạng gây ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến một số hậu quả rất thương tâm. Bên cạnh đó, còn có thể đề cập về những tổn thương về thể chất như các em phải ngồi học quá lâu, quá nhiều, gây ảnh hưởng đến mắt, cột sống, xương khớp. Bởi vậy, theo bác sĩ Mai Xuân Phương, vai trò của bố mẹ trong việc hướng dẫn các con tỉ mỉ về tư thế ngồi, ánh sáng ngồi học phù hợp là rất quan trọng.

Hãy để con làm những điều hứng thú

Em An Huy chia sẻ, việc chủ động tự sắp xếp lịch học, lịch vui chơi, giải trí cho bản thân là một phương pháp rất hữu ích giúp em có thể cảm thấy thoải mái trong giai đoạn giãn cách xã hội: “Trong quá trình học trực tuyến ở nhà, em sẽ cố gắng bố trí thời gian học tập 1 cách hợp lý. Buổi sáng, em sẽ dậy sớm hơn một chút để thư giãn trước giờ vào học. Sau khi kết thúc buổi học, tìm một số bài tập thể dục để bản thân có thể giải phóng năng lượng. Bên cạnh đó, em cũng sẽ sử dụng các nền tảng trực tuyến như Zoom, Zalo để tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, giao lưu, vui chơi với các bạn để có thể cùng nhau chia sẻ việc học tập cũng như về những vấn đề bức bối trong khoảng thời gian giãn cách ở nhà”.

Nói thêm về phương pháp đang áp dụng để đồng hành cùng con, anh Lê Xuân Đức chia sẻ, khi ở nhà với con, bố mẹ cũng thay phiên nhau để quan sát con. Ở nhà, anh cũng thử rất nhiều cách để con có thể giao lưu nhiều hơn với bố mẹ cũng như vận động cơ thể như hai bố con sẽ cùng hít đất, tập thể dục, trượt patin,... Phụ huynh này cho rằng, để giảm những tổn thương về mặt tâm lý và cả thể chất với trẻ trong mùa dịch, hãy để con được làm những thứ con hứng thú trước để con luôn hào hứng, phấn chấn trong suốt thời gian học, sau đó mới làm những việc con ít hứng thú hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tiếp sức cho các con bằng cách trong lúc con học, bố mẹ có thể pha một cốc nước, chuẩn bị phần ăn nhẹ để con có được sức lực và tinh thần tỉnh táo trong quá trình học tập.

Bác sỹ Mai Xuân Phương cũng có những hướng dẫn dành cho bố mẹ trong việc đồng hành cùng con xây dựng những kỹ năng cần thiết. Bố mẹ hãy trang bị cho các con những kĩ năng sống, kĩ năng mềm, quan trọng nhất là kĩ năng giao tiếp, làm quen và tạo mối quan hệ, quan sát, sử dụng ngôn ngữ không lời, phản hồi, khích lệ và động viên, kĩ năng thành thật, không nói dối, từ chối lịch sự, lắng nghe, tổng hợp, nói và thuyết trình. Những kĩ năng này sẽ giúp con dễ dàng thích nghi và tương tác với các bạn kể cả trong giai đoạn giãn cách./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những hệ lụy tâm lý không ngờ khi cha mẹ áp đặt, phớt lờ ý kiến của con trẻ
Những hệ lụy tâm lý không ngờ khi cha mẹ áp đặt, phớt lờ ý kiến của con trẻ

VOV.VN - Nhiều cha mẹ có thói quen tự quyết định, áp đặt suy nghĩ của mình vào con, nhưng lại mong con trở thành người có chứng kiến, tư duy độc lập là điều vô lý. Việc phớt lờ những ý kiến của trẻ, áp đặt suy nghĩ của người lớn có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm lý của trẻ.

Những hệ lụy tâm lý không ngờ khi cha mẹ áp đặt, phớt lờ ý kiến của con trẻ

Những hệ lụy tâm lý không ngờ khi cha mẹ áp đặt, phớt lờ ý kiến của con trẻ

VOV.VN - Nhiều cha mẹ có thói quen tự quyết định, áp đặt suy nghĩ của mình vào con, nhưng lại mong con trở thành người có chứng kiến, tư duy độc lập là điều vô lý. Việc phớt lờ những ý kiến của trẻ, áp đặt suy nghĩ của người lớn có thể dẫn đến những tổn thương về mặt tâm lý của trẻ.

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?
ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. 

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

ĐBQH chất vấn học trực tuyến lâu dài có đảm bảo hiệu quả, công bằng?

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược giáo dục đào tạo giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá. 

Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm
Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận nhiều câu hỏi và “tranh luận nóng” với vấn đề dạy thêm, học thêm.

Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm

Các đại biểu tranh luận “nóng” với Bộ trưởng GD-ĐT về vấn đề học thêm, dạy thêm

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận nhiều câu hỏi và “tranh luận nóng” với vấn đề dạy thêm, học thêm.

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"
"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...