Người đàn ông “lập dị” ở Đồng Tháp

VOV.VN - Tự bỏ tiền xây ký túc xá xong, ông tiếp tục hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng/năm cho sinh viên
nghèo, học giỏi

Cuối tháng Tư này, một ký túc xá (KTX) hiện đại, quy mô 54 phòng cho hơn 400 sinh viên với kinh phí gần 42 tỷ đồng sẽ được khởi công tại khuôn viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. KTX được xây dựng hoàn toàn bằng kinh phí của Doanh nghiệp Tư nhân Cỏ May (Đồng Tháp) do ông Phạm Văn Bên làm Tổng giám đốc. Phóng viên VOV phác họa chân dung người đàn ông “lập dị” này trong phóng sự 2 kỳ.

Kỳ 1: “Hai lúa” và giấc mơ mang tên “Trồng người”

Gặp ông Phạm Văn Bên, tôi ngỡ ngàng. Người đàn ông 66 tuổi trước mắt tôi là bác nông dân, một “Hai lúa” miệt vườn đích thực. Nhìn ông chả giống những gì tôi hình dung về một doanh nhân thành đạt, một “đại gia” làm thiện nguyện từ nhiều năm nay và giờ đang thực hiện giấc mơ “Trồng người”.

Ông Phạm Văn Bên - một người miệt mài làm từ thiện

“Bộ GD-ĐT đã có quyết định phê chuẩn xây dựng, KTX miễn phí Cỏ May sẽ được khởi công nay mai”. Giọng ông phấn chấn hẳn lên. Rổn rảng cười, nói. Tôi vui lây cùng điệu cười hiền khô của ông, nét cười bừng sáng gương mặt có phần khắc khổ. Cứ nhẩn nha chuyện và rất kiệm lời, thi thoảng, ông lại chêm câu thơ, ngạn ngữ đúng ngữ cảnh, có vẻ như ông còn mê cả thơ phú, đàn ca chứ không chỉ những phép tính lợi nhuận khô khốc của thương trường.

Ông tâm sự: “Từ lâu, đã ấp ủ tâm nguyện xây KTX miễn phí cho các sinh viên giỏi, nhà nghèo. Nghĩ ra cái mô hình KTX này, tôi rất tâm đắc nên quyết thực hiện cho bằng được. Thế là âm thầm đi tìm mua đất… Ròng rã cả năm trời, chỗ thì vướng quy hoạch, chỗ không đủ điều kiện pháp lý, chỗ tưởng “xong” đến nơi rồi, ấy vậy mà cuối cùng cũng “trật lấc”. Tôi buồn quá. Đang lúc chưa gỡ được nút thắt thì may sao có cơ duyên gặp được PGS.TS. Phạm Văn Hiền, Phó Hiệu trưởng Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. May là thầy Hiền rất đồng cảm với tôi, kết nối tôi với ban lãnh đạo nhà trường”. Thế là câu chuyện ký túc xá được viết tiếp...

Ngoài số tiền hơn 42 tỷ đồng cho việc xây dựng, mỗi năm, ông Bên còn hỗ trợ 15 tỷ đồng để đào tạo ra thế hệ sinh viên có tài, có tâm, đó là cách ông đóng góp cho đất nước, nói như ông là “góp 1 viên gạch kiến tạo nên một xã hội nhân văn”. Trải qua những thăng trầm cuộc đời, ông đúc rút, “phải có con người tốt thì mới có sản phẩm tốt và dịch vụ tốt được”.

Ông Bên luôn lắng nghe công nhân của mình

Nhớ quãng đời tuổi trẻ, ở cái tuổi chập chững thành người lớn, ông Bên rời quê là 1 cù lao ở xã Tân Long, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) lên Sài Gòn làm thợ hồ kiếm sống để học tiếp tú tài. Không nghề nghiệp, không họ hàng thân thích, giữa đất khách, quê người, được anh em cùng làm cưu mang, nhường cơm, sẻ áo, được nhi cô viện Quách Thị Trang cho chỗ ăn, ở suốt mấy năm ròng.

Tình người lúc gian khó ấy chưa bao giờ mờ phai trong ông và trở thành phương châm sống và làm việc từ bấy đến nay. Thấy cảnh sinh viên gồng mình vượt khó, ông “cứ mơ hoài cái giấc mơ KTX”, ước trò nghèo học giỏi có điều kiện tu dưỡng thành tài, và quan trọng hơn theo ông là trở thành người tử tế, có tấm lòng, biết cống hiến.

Có người nói ông gàn, chơi ngông, lập dị. Ông thủng thẳng: “Đó là cách tôi trả nợ đời. Mình nhận ở đời nhiều may mắn, thành công thì phải trả nợ đời thôi!”. Nói đến đây, bỗng nhiên, ông rân rấn nước mắt. – “Nhiều đêm tôi “giật mình mình lại thương mình xót xa”. Mình vào đời tay trắng, không vốn, không kiến thức, khó khăn, cực nhọc và mất nhiều thời gian hơn người ta. Bao nhiêu cay đắng đã từng, không kể xiết.”...

Không  phải bây giờ ông mới làm thiện nguyện mà ông đã gắn bó với công việc này từ lâu, khi tổ hợp sản xuất xà bông nhỏ trở thành doanh nghịêp Cỏ May tên tuổi trên thương trường với 1 chuỗi nhà máy lớn trong gần 30 năm qua.

Hễ đọc báo, xem truyền hình, thấy người hoạn nạn, khốn khó là ông không thể cầm lòng, lật đật gọi điện đến báo, đài, trợ giúp ngay. Mấy năm nay, hàng tuần, Đài PTTH Đồng Tháp phát sóng chương trình “Nhịp cầu nhân ái”, giới thiệu những hoàn cảnh bệnh trọng, cơ cực, ông đăng ký mỗi tuần hỗ trợ 5 triệu đồng cho nhân vật. Ngoài ra, mỗi tháng ông xây 1 căn nhà tình thương trị giá 35 triệu đồng thông qua Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Tháp.

 

Cơ duyên gặp được PGS.TS Phạm Văn Hiền, Phó Hiệu trưởng Đại học Nông Lâm TP HCM, bước khởi đầu cho KTX miễn phí

Nhiều hoàn cảnh đau lòng, khiến ông cảm động, gởi tiền trợ giúp rồi mà đêm ngủ vẫn trằn trọc. Nhưng chuyện học trò nghèo, nguy cơ thất học khiến ông day dứt nhiều hơn cả. Bạn bè từ tỉnh xa gọi điện thoại nói có em sinh viên học giỏi mà nhà quá khổ, không đủ tiền học tiếp. Thế là ông gởi tiền học mỗi tháng 1,5 triệu đồng qua ATM cho em đến khi tốt nghiệp, không cần xác minh. Đến nay, 5 sinh viên nghèo được ông  giúp đỡ chi phí học tập đã tốt nghiệp đại học.

Hiện, ông đang giúp 10 em cho đến lúc ra trường. Bận rộn chưa gởi tiền được đúng ngày là ông bứt dứt không yên, vì “sợ các cháu không có tiền đóng học”. Tôi ngỏ ý muốn được gặp gỡ mấy em, ông cười xòa - “Tôi chẳng biết địa chỉ của đứa nào hết, mà cũng không biết mặt mũi chúng nó. Gần như là chưa đứa nào biết mặt tôi, thậm chí có đứa còn chả biết tôi là ai”!

Không chỉ làm từ thiện ở ngoài xã hội, ông Bên thiện nguyện ngay chính công ty của mình. Ông bảo, trong các loại quỹ, ông khoái nhất quỹ khuyến học. Doanh nghiệp Cỏ May có quỹ khuyến học từ lâu với mục tiêu “đảm bảo  tất cả con em Cỏ May, từ những người làm quản lý cho đến lao công, bốc vác có con đi học, không em nào phải nghỉ học vì lý do thiếu tiền”. Học sinh phổ thông, trung cấp nghề được hỗ trợ 600.000 đ/tháng, cao đẳng 800.000 đ/tháng và đại học là 1.200.000 đ/tháng, không có bất cứ một ràng buộc nào.

Anh Hà Văn Dũng, công nhân nhà máy gạo khoe, “chú Bên cho con gái tui mỗi tháng 1.200.000 đồng trong suốt 4 năm học, cháu sắp tốt nghiệp đại học Đồng Tháp”. Nhờ quỹ này mà nhiều em đã thành danh. Thời điểm này, ngoài chuẩn bị khởi công KTX miễn phí, ông Bên đang hào hứng thu xếp chuyến đi đến làng người Brâu ở Ngọc Hồi (Kon Tum) lập 1 quỹ Khuyến học cho con em người Brâu và tặng mỗi gia đình một cái ti vi, bởi ông biết đây là 1 trong năm dân tộc thiểu số rất ít người đang có nguy cơ mai một.  

Mỗi năm, ông xây tặng nhân viên của mình 6 căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 35 triệu đồng. Anh em tự bình chọn hoàn cảnh nào khó khăn nhất, ưu tiên làm trước. Tính đến nay, đã có 80 gia đình công nhân Cỏ May có nhà ở vững chãi. Tết vừa rồi, vợ chồng anh Dương Văn Minh, sau hơn chục năm sống trong nhà đất, vách nát, lần đầu tiên được đón tết trong ngôi nhà gạch khang trang mà cứ ngỡ như trong mơ!  

Xuất thân từ gia đình nông dân trồng lúa, ông là người kinh doanh giỏi và luôn đau đáu với việc “trồng người”. PGS.TS. Phạm Văn Hiền gọi ông là nhà giáo dục, tôi nghĩ đó không phải là lời khen tặng hào phóng. Ông chính là nhà giáo dục đích thực!

Trải qua nhiều năm miệt mài nâng đỡ học sinh nghèo, vượt khó, ông bảo “Việc làm đó cũng không giải quyết được tận gốc cái nghèo”. Thế nên ông nung nấu tìm cách thức hỗ trợ để cùng nhà trường đào tạo “1 thế hệ có tài và có tâm với mong muốn sau này, chính các em sẽ kiến tạo xã hội” như cách nói của ông.

Dạy kiến thức không khó, dạy sao cho lớp trẻ có cái thiện tâm, biết nhân nghĩa ở đời, biết vì người khác, thực sự có ích cho xã hội mới thực công phu” – ông chia sẻ. “Xây xong KTX, sẽ chọn sinh viên vào đó với 2 tiêu chí, lực học chọn từ trên xuống và gia cảnh chọn từ dưới lên”. Các em được hỗ trợ học tập, không chỉ kiến thức mà cả những kỹ năng mềm để có thể hòa nhập với thế giới.

Một lớp trẻ tài cao, vững chuyên môn nghiệp vụ, tâm sáng, đó là điều mà ông nhắm tới với niềm tin, nếu được đào tạo bài bản bởi đội ngũ thầy dạy có thực tài lại nhân đức thì chắc chắn các em sẽ trở thành những người như vậy… 

Đến đây, chắc bạn đang tự hỏi, ông Phạm Văn Bên lấy đâu ra nhiều tiền để làm thiện nguyện trường kỳ như vậy? Thông tin này sẽ có ở kỳ sau: “Con đường nâng cao giá trị hạt lúa quê nghèo” của người đàn ông “lập dị”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 60 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục
Gần 60 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục

VOV.VN -Tại Hà Nội có gần 60 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Gần 60 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục

Gần 60 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào giáo dục

VOV.VN -Tại Hà Nội có gần 60 doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Tăng cường hợp tác giáo dục TP HCM và bang New South Wales (Australia)
Tăng cường hợp tác giáo dục TP HCM và bang New South Wales (Australia)

VOV.VN -Việc hợp tác này sẽ tiếp tục đưa quan hệ hai nước trong lĩnh vực giáo dục -đào tạo tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực.

Tăng cường hợp tác giáo dục TP HCM và bang New South Wales (Australia)

Tăng cường hợp tác giáo dục TP HCM và bang New South Wales (Australia)

VOV.VN -Việc hợp tác này sẽ tiếp tục đưa quan hệ hai nước trong lĩnh vực giáo dục -đào tạo tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả và thiết thực.

Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ
Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ

VOV.VN - Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030. 

Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ

Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ

VOV.VN - Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015-2030. 

Sẽ ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục Đại học
Sẽ ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục Đại học

VOV.VN- Đây là cơ sở quan trọng để các trường phấn đấu hướng đến hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục ĐH.

Sẽ ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục Đại học

Sẽ ban hành chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục Đại học

VOV.VN- Đây là cơ sở quan trọng để các trường phấn đấu hướng đến hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực giáo dục ĐH.

Nhiều công chức ngành Giáo dục Cà Mau bị kỷ luật
Nhiều công chức ngành Giáo dục Cà Mau bị kỷ luật

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau cũng kỷ luật hàng chục công chức, viên chức các ngành khác...

Nhiều công chức ngành Giáo dục Cà Mau bị kỷ luật

Nhiều công chức ngành Giáo dục Cà Mau bị kỷ luật

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau cũng kỷ luật hàng chục công chức, viên chức các ngành khác...

NXB Giáo dục Việt Nam phản hồi về “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”
NXB Giáo dục Việt Nam phản hồi về “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”

VOV.VN - NXB Giáo dục Việt Nam cho biết đoạn văn gây tranh cãi được trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi.

NXB Giáo dục Việt Nam phản hồi về “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”

NXB Giáo dục Việt Nam phản hồi về “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”

VOV.VN - NXB Giáo dục Việt Nam cho biết đoạn văn gây tranh cãi được trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi.

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố mức phí dự thi THPT Quốc gia
Bộ Giáo dục Đào tạo công bố mức phí dự thi THPT Quốc gia

VOV.VN-Riêng thí sinh đăng ký sơ tuyển vào các trường quốc phòng, an ninh thì ngoài phí dự thi, dự tuyển còn phải nộp 50.000 đồng/hồ sơ khi đăng ký sơ tuyển.

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố mức phí dự thi THPT Quốc gia

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố mức phí dự thi THPT Quốc gia

VOV.VN-Riêng thí sinh đăng ký sơ tuyển vào các trường quốc phòng, an ninh thì ngoài phí dự thi, dự tuyển còn phải nộp 50.000 đồng/hồ sơ khi đăng ký sơ tuyển.