Nhiều trường ĐH "top" đầu khối kinh tế mở thêm ngành mới, chú trọng năng lực ngoại ngữ

VOV.VN - Năm 2022, nhiều trường thuộc nhóm ngành kinh tế có xu hướng đa dạng phương thức tuyển sinh, giảm chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, chú trọng năng lực ngoại ngữ đồng thời mở thêm nhiều ngành mới liên quan tới kinh tế số, CNTT...

PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, năm 2022, bên cạnh những phương thức tuyển sinh như năm 2021, trường sẽ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của 2 ĐH Quốc gia và điểm thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh. Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, kết quả của những kỳ thi này sẽ giúp chọn ra những sinh viên có đủ năng lực theo học tại các trường ĐH top đầu hiện nay. Bên cạnh đó, năm nay, ĐH Kinh tế quốc dân cũng sẽ điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển do sự thay đổi về độ khó cũng như mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

PGS.TS Phạm Hồng Chương cho biết thêm, bên cạnh những ngành truyền thống, năm nay, trường cũng sẽ mở thêm 2 ngành mới liên quan đến kinh tế số và AI, Bigdata. 

Năm 2022, ĐH Ngoại thương dự kiến tuyển sinh theo 6 phương thức tương tự năm 2021 gồm xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung học phổ thông, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập, xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022, xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2022 và xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.

PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cho biết, mỗi loại hình chương trình đào tạo lại đặt ra những yêu cầu tuyển chọn người học khác nhau để tương thích với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình. Cụ thể, với các chương trình giảng dạy bằng ngoại ngữ ngoài những tiêu chí chính về năng lực tư duy phù hợp với lĩnh vực, người học phải có đủ năng lực về ngoại ngữ để có thể học tập, nghiên cứu, thực hành bằng ngoại ngữ. Trên cơ sở nghiên cứu về giáo dục phổ thông tại thành thị và nông thôn, yêu cầu của các chương trình đào tạo, các hình thức đánh giá chất lượng người học hiện nay, nhà trường xây dựng các phương thức xét tuyển dành cho các loại hình chương trình đào tạo.

"Với trách nhiệm của một trường đại học có uy tín tại Việt Nam, chúng tôi luôn đặt nguyên tắc vừa phải đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đại học của mọi đối tượng người học đồng thời mang lại môi trường học tập có tính hội nhập cao cho sinh viên Việt Nam. Việc đa dạng hoá chương trình đào tạo, đa dạng hoá phương thức tuyển sinh để phù hợp với chương trình đào tạo trong bối cảnh hiện nay không đi ngược lại với nguyên tắc này và phải đảm bảo lộ trình ổn định qua các năm, sự thay đổi chỉ tiêu ở các phương thức cũng như chỉ tiêu của phương thức mới không được gây ảnh hưởng tới quá trình chuẩn bị của thí sinh. Điều này sẽ giúp cho người học có được lựa chọn xét tuyển phù hợp với năng lực và nguyện vọng nghề nghiệp của mình”, PGS.TS Phạm Thu Hương nói.

Năm 2022 bên cạnh các chương trình đào tạo đã tuyển sinh năm 2021, Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu tuyển sinh các chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm Marketing số (tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội) và Truyền thông Marketing tích hợp (tuyển sinh tại cơ sở 2- TP.HCM) thuộc ngành Marketing và chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế (tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội).

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, đây là những lĩnh vực có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam và trên thế giới trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi khía cạnh của đời sống. Sự chuyển dịch của các ngành nghề trong trong đại dịch Covid-19 đặc biệt khẳng định cho nhận định này.

Ở khu vực phía Nam, GS.TS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc du học của nhiều học sinh bị ảnh hưởng, tuy nhiên sang năm 2022, tình hình dịch bệnh trên toàn cầu phần nào được khống chế tốt hơn, số lượng du học sinh cũng sẽ thay đổi, điều này sẽ tác động trực tiếp đến công tác tuyển sinh của các trường.

Trong năm 2022, GS.TS Sử Đình Thành cho biết, ĐH Kinh tế TP.HCM vẫn sẽ đặc biệt quan tâm về năng lực ngoại ngữ, năng lực chuyên môn của thí sinh. Trường cũng sử dụng các phương thức tuyển sinh nhằm thu hút được những sinh viên tài năng,  sinh viên giỏi, có năng lực ngoại ngữ tốt.

Để đáp ứng những mục tiêu trên, tỷ lệ chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển cũng sẽ thay đổi so với năm 2021. GS,TS Sử Đình Thành cũng cho biết thêm, năm 2022, ĐH Kinh tế TP.HCM cũng sẽ mở thêm một số ngành mới về công nghệ và đổi mới sáng tạo, truyền thông số và thiết kế đa phương tiện, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội hiện nay.

Tương tự, ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng đang rà soát để điều chỉnh, xây dựng đề án tuyển sinh phù hợp với tình hình chung hiện nay. Bên cạnh các phương thức xét tuyển truyền thống như các năm trước, năm 2022, ĐH Kinh tế -Luật sẽ sử dụng điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia TP.HCM, bên cạnh đó có thêm một số quy định tuyển sinh riêng, đồng thời điều chỉnh giảm số lượng chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, tăng số lượng chỉ tiêu theo phương thức dựa trên điểm thi đánh giá năng lực.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế - Luật, trường đang chú trọng vào yếu tố quốc tế hóa, năng lực ngoại ngữ của thí sinh. Theo đó trong 5 phương thức tuyển sinh, thì có đến 2 phương thức sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, năng lực quốc tế.

Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh chuẩn bị xét tuyển đại học năm 2022, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng lưu ý thí sinh cần xác định rõ đam mê nghề nghiệp, chủ động tìm hiểu về những điều kiện xét tuyển, chương trình đào tạo của các trường cũng như đẩy mạnh việc tiếp cận CNTT trong quá trình học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học trực tuyến dài ngày, học sinh kiểm tra đánh giá định kỳ thế nào?
Học trực tuyến dài ngày, học sinh kiểm tra đánh giá định kỳ thế nào?

VOV.VN - Để củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Học trực tuyến dài ngày, học sinh kiểm tra đánh giá định kỳ thế nào?

Học trực tuyến dài ngày, học sinh kiểm tra đánh giá định kỳ thế nào?

VOV.VN - Để củng cố, tăng cường chất lượng dạy và học, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT chỉ đạo các trường chủ động rà soát, đánh giá, phân loại kết quả học tập trực tuyến của học sinh, từ đó điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Bộ GD-ĐT bổ sung phương án tuyển sinh đại học với thí sinh không thi tốt nghiệp do dịch
Bộ GD-ĐT bổ sung phương án tuyển sinh đại học với thí sinh không thi tốt nghiệp do dịch

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà trường xem xét bổ sung phương án tuyển sinh cho số lượng chỉ tiêu đã dành lại cho đối tượng thí sinh đủ điều kiện dự thi nhưng không thể tham dự kì thi tốt nghiệp THPT đợt 2 do dịch bệnh.

Bộ GD-ĐT bổ sung phương án tuyển sinh đại học với thí sinh không thi tốt nghiệp do dịch

Bộ GD-ĐT bổ sung phương án tuyển sinh đại học với thí sinh không thi tốt nghiệp do dịch

VOV.VN - Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà trường xem xét bổ sung phương án tuyển sinh cho số lượng chỉ tiêu đã dành lại cho đối tượng thí sinh đủ điều kiện dự thi nhưng không thể tham dự kì thi tốt nghiệp THPT đợt 2 do dịch bệnh.

67 thí sinh đủ điểm chuẩn nhưng không trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội
67 thí sinh đủ điểm chuẩn nhưng không trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội

VOV.VN - Đạt điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng không đáp ứng điều kiện xét tuyển, 67 thí sinh bị từ chối công nhận trúng tuyển.

67 thí sinh đủ điểm chuẩn nhưng không trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội

67 thí sinh đủ điểm chuẩn nhưng không trúng tuyển Đại học Bách khoa Hà Nội

VOV.VN - Đạt điểm chuẩn của trường Đại học Bách khoa Hà Nội nhưng không đáp ứng điều kiện xét tuyển, 67 thí sinh bị từ chối công nhận trúng tuyển.