Phó Thủ tướng: 100% các trường ĐH, CĐ sẽ tự chủ vào năm 2020

VOV.VN - Chính phủ đang soạn Nghị định về cơ chế của các trường ĐH, CĐ sao cho đến năm 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều hoạt động tự chủ.

Chính phủ đang soạn một Nghị định về cơ chế của các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) phấn đấu đến năm 2020, 100% các trường ĐH, CĐ đều hoạt động tự chủ như ĐH Thương mại và thậm chí còn tự chủ hơn. Việc soạn Nghị định này đang ở giai đoạn cuối cùng.  

Việc tự chủ không có nghĩa là ngân sách Nhà nước sẽ không còn đầu tư vào các trường nữa. Tất cả những vướng bận, can thiệp hành chính không cần thiết vào môi trường giáo dục thì nhất định phải được dỡ bỏ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị

Đó là thông tin do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tại Hội nghị Phát triển khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong các trường ĐH, CĐ diễn ra sáng 23/5 tại Hà Nội.

Theo đó, Chính phủ sẽ cho các trường ĐH, CĐ tự chủ về chuyên môn. Về tài chính, các trường được tự chủ về nguồn thu và chi. Nguồn thu của các trường ĐH, CĐ có một phần được cấp từ ngân sách Nhà nước, chứ không phải là cấp phát cào bằng như trước mà sẽ thực hiện theo hướng nơi nào cần giao nhiệm vụ thì kèm theo kinh phí để thực hiện. Còn có những cái nào mà xã hội, doanh nghiệp cần thì đặt hàng thông qua các chương trình hỗ trợ cho sinh viên.

Nguồn thu của các trường sẽ thu theo nhiều nguồn như: huy động doanh nghiệp, xã hội và có nguồn thu từ học phí của sinh viên. Tuy nhiên, khi các trường ĐH, CĐ điều chỉnh học phí thì phải có cơ chế đồng bộ để đảm bảo cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ một phần học phí hay học bổng toàn phần.

Hội Khuyến học Việt Nam hỗ trợ cho các đối tượng sinh viên cần được giúp đỡ để theo học được những trường ĐH tốt là rất thiết thực.

Phát triển hệ tri thức Việt số hóa và công tác khuyến học, khuyến tài

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh đến việc học sinh từ cấp học dưới cho đến cấp học cao hơn phải được thấm nhuần ý chí quyết tâm học tiếp. Và sau khi tốt nghiệp ĐH, các em đi làm cần tiếp tục tham gia vào các hoạt động khuyến học.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã chỉ ra những điểm yếu của các trường ĐH, CĐ hiện nay. Đó là sự sáng tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường ĐH ở Việt Nam so với các nước tiên tiến còn có một khoảng cách rất xa. Đây là điều hết sức day dứt khi số lượng các công trình nghiên cứu, các bằng sáng chế ở Việt Nam so với các nước ít hơn.

Từ những bất cập trên, Phó Thủ tướng yêu cầu cần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài. Trước tiên, các trường ĐH, CĐ làm gì cũng đều phải có hệ thống để sao cho công tác khuyến học, khuyến tài trong các trường ĐH, CĐ được đồng đều.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra và muốn tận dụng thời cơ của cuộc cách mạng này thì phải tăng cường chất lượng nguồn nhân lực. Chính phủ đã ký một đề án xây dựng, phát triển hệ tri thức Việt số hóa nhằm tập hợp tất cả tri thức của thế giới và Việt Nam hệ thống hóa lại bằng các công cụ tin học.

Mục đích của đề án này nhằm giúp cho tất cả mọi người đều có thể tự học, tự tìm hiểu để nâng cao sự hiểu biết về các lĩnh vực xung quanh sao cho cuộc sống tốt hơn, cũng như sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Đề án này cũng kêu gọi toàn xã hội cùng chung tay với Hội Khuyến học Việt Nam và giới trẻ trong các trường ĐH, CĐ./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học
Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học

VOV.VN - Các trường được tự chủ đại học đề xuất thu học phí dựa trên việc xếp hạng, thay đổi cách thức để thực hiện tuyển sinh riêng, mở ngành…

Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học

Vướng mắc và đề xuất của các trường khi thực hiện tự chủ Đại học

VOV.VN - Các trường được tự chủ đại học đề xuất thu học phí dựa trên việc xếp hạng, thay đổi cách thức để thực hiện tuyển sinh riêng, mở ngành…

Tự chủ đại học: Tình trạng "cha truyền con nối" khiến chất lượng giảm
Tự chủ đại học: Tình trạng "cha truyền con nối" khiến chất lượng giảm

VOV.VN -Đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường đại học khi người nào đã vào biên chế Nhà nước thì cứ ngồi yên cho đến lúc về hưu.

Tự chủ đại học: Tình trạng "cha truyền con nối" khiến chất lượng giảm

Tự chủ đại học: Tình trạng "cha truyền con nối" khiến chất lượng giảm

VOV.VN -Đội ngũ cán bộ, giảng viên của các trường đại học khi người nào đã vào biên chế Nhà nước thì cứ ngồi yên cho đến lúc về hưu.

Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?
Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

VOV.VN - Giao quyền tự chủ cho các trường là một xu hướng tất yếu, tạo động lực cho sự phát triển của giáo dục đại học.

Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

Có nên “luật hóa” việc tự chủ đại học?

VOV.VN - Giao quyền tự chủ cho các trường là một xu hướng tất yếu, tạo động lực cho sự phát triển của giáo dục đại học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của các trường để tìm ra bước đi phù hợp trong thực hiện tự chủ đại học.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe những khó khăn về tự chủ đại học

VOV.VN - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD-ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của các trường để tìm ra bước đi phù hợp trong thực hiện tự chủ đại học.

Tự chủ đại học: Từ bỏ nỗi “sợ” để nâng cao chất lượng
Tự chủ đại học: Từ bỏ nỗi “sợ” để nâng cao chất lượng

VOV.VN - Sau hơn 10 năm thí điểm tự chủ đại học, đến nay mới chỉ có 14 trường được giao tự chủ. 

Tự chủ đại học: Từ bỏ nỗi “sợ” để nâng cao chất lượng

Tự chủ đại học: Từ bỏ nỗi “sợ” để nâng cao chất lượng

VOV.VN - Sau hơn 10 năm thí điểm tự chủ đại học, đến nay mới chỉ có 14 trường được giao tự chủ.