Phó Thủ tướng: Phải kiểm soát chặt trường ĐH mới thành lập

VOV.VN-Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trường nào không đảm bảo điều kiện giảng dạy thì không được tuyển sinh mới hoặc tăng chỉ tiêu.

Sáng 11/9, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012.

Trước năm 2010, hệ thống giáo ĐH đứng trước rất nhiều thách thức, trong đó khó khăn lớn nhất là cơ chế tài chính. Để tháo gỡ khó khăn trên, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 35 về đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục ĐH. Trong đó có lộ trình trình tăng dần học phí để đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ĐH. Song song với đó là phát triển giáo dục ĐH gắn với nhu cầu của xã hội.

Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục ĐH giai đoạn 2010-2012.

Sau 3 năm thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg, số lượng các trường ĐH, CĐ trên cả nước đã tăng lên nhanh chóng với hơn 400 trường. Nhiều ngành nghề đã được mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học và nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, số lượng các trường ĐH tăng quá nhanh nhưng chất lượng không đồng bộ. Nhiều trường được mở ra nhưng đã không đáp ứng được chất lượng đào tạo. Hàng năm, sinh viên tốt nghiệp rất nhiều nhưng không xin được việc làm vì thiếu các kỹ năng và kiến thức cơ bản, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, ngành GD cần phải thẳng thắn nhìn nhận những yếu kém của chất lượng giáo ĐH và phải nhanh chóng khắc phục. Theo đó, Bộ cần có những biện pháp quản lý hoạt động của các trường ĐH mới thành lập. Những trường nào không đủ điều kiện giảng dạy thì không được tuyển sinh mới hoặc tăng chỉ tiêu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao cho Bộ GD-ĐT phải kiểm tra kỹ cam kết của trường ĐH về quá trình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên trong một thời gian nhất định. Nếu sau thời gian cam kết, trường ĐH nào không đảm bảo đủ các điều kiện đưa ra thì phải nghĩ tới đình chỉ hoạt động.

Đối với các trường ĐH phải rà soát, đánh giá lại quá trình hoạt động và đề ra chiến lược đào tạo. Hàng năm, từng trường phải công bố chuẩn “đầu ra” cho sinh viên, chứ không phải là sinh viên nào vào học là đều được cấp bằng tốt nghiệp.

Để thực hiện tốt vấn đề trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các trường ĐH phải tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trường lao động để gắn đào tạo với đáp ứng yêu cầu của xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục
Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục
GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

VOV.VN -"Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện nguy hiểm".

GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

VOV.VN -"Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện nguy hiểm".

GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !
GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !

VOV.VN-Nếu chúng ta không có đội ngũ giáo viên giỏi thì chẳng thể đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực tốt phục vụ cho phát triển đất nước.

GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !

GS Ngô Bảo Châu: Phải đổi mới ngay giảng dạy đại học !

VOV.VN-Nếu chúng ta không có đội ngũ giáo viên giỏi thì chẳng thể đào tạo và thu hút được nguồn nhân lực tốt phục vụ cho phát triển đất nước.

Cả nước còn thiếu khoảng 27.000 giáo viên
Cả nước còn thiếu khoảng 27.000 giáo viên

VOV.VN-Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu ở một số vùng, miền khó khăn. Tuy nhiên, nhiều sinh viên sư phạm lại không tìm được việc làm.

Cả nước còn thiếu khoảng 27.000 giáo viên

Cả nước còn thiếu khoảng 27.000 giáo viên

VOV.VN-Tình trạng thiếu giáo viên chủ yếu ở một số vùng, miền khó khăn. Tuy nhiên, nhiều sinh viên sư phạm lại không tìm được việc làm.

Đổi mới công tác đánh giá học sinh – “nút bấm” đột phá
Đổi mới công tác đánh giá học sinh – “nút bấm” đột phá

VOV.VN -Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ đổi mới theo yêu cầu đánh giá toàn diện, theo phát hiện năng lực của người học.

Đổi mới công tác đánh giá học sinh – “nút bấm” đột phá

Đổi mới công tác đánh giá học sinh – “nút bấm” đột phá

VOV.VN -Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ đổi mới theo yêu cầu đánh giá toàn diện, theo phát hiện năng lực của người học.