Tuyển dụng nhân sự: Các sếp coi trọng thái độ hơn trình độ

VOV.VN -Khi tuyển dụng nhân sự, ngoài kiến thức, năng lực chuyên môn, các nhà quản lý còn đặc biệt chú ý đến thái độ, kỹ năng mềm của người lao động. 

Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị sử dụng lao động năm 2018 hợp tác doanh nghiệp và nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ LĐ-TB-XH tổ chức hôm nay (21/11).

Theo báo cáo của VCCI, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp đã giảm từ 24% năm 2012 xuống còn 20% năm 2017. Tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng, đại học có xu hướng tăng. 

Mặc dù chỉ số tổng hợp về đào tạo lao động theo nghiên cứu được cải thiện, tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp cảm thấy hài lòng về chất lượng lao động tại tỉnh lại có chiều hướng giảm đi. Điều này khiến chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp phải dành cho đào tạo lao động cũng tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo khảo sát của VCCI, mức độ hài lòng của doanh nghiệp với người lao động giảm. (Ảnh minh họa)

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp cho biết, điều chưa hài lòng không chỉ là lao động thiếu về kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, mà còn là sự lệch chuẩn về thái độ, thiếu hiểu biết về Luật Lao động trong môi trường làm việc công nghiệp.

Bà Trần Thị Xuân, Phó phòng Pháp chế Canon Việt Nam cho biết, để tìm kiếm nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, Canon thường kết hợp với các trường CĐ, ĐH, nhận sinh viên vào thực tập, đào tạo ngắn hạn. Dưới góc độ nhà tuyển dụng, bà Xuân cho rằng điều quan trọng nhất là kỷ luật công việc, thái độ và tác phong công nghiệp. “Chúng tôi có thể hướng dẫn lại về chuyên môn khi các bạn vào làm như những công nhân mới. Trong khoảng 3 tháng, người đó có thể làm được việc. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu các bạn phải có thái độ đúng với công việc của mình’, bà Xuân cho biết.

Tham gia nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp, bà Cao Thị Quỳnh Châu, Trưởng phòng nhân sự Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết, các sinh viên sau khi ra trường nhưng chưa có những hiểu biết cần thiết về Luật Lao động, liên quan đến những nghĩa vụ, quyền lợi “sát sườn” của bản thân. Từ đó phát sinh những tranh chấp lao động không đáng có.

Bà Châu lấy ví dụ: “Các sinh viên học điều dưỡng, có thể học trung cấp, cao đẳng, đại học, hoặc cao học về điều dưỡng. Sau khi học xong, sinh viên cần có 9 tháng thực hành nghề mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Ban đầu sẽ ký hợp đồng thực hành nghề, sau đó mới là hợp đồng chính thức theo quy định của Bộ Y tế. Hay những bạn học Y nếu muốn hành nghề phải đảm bảo không nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Nhưng nhiều sinh viên vẫn không nắm được những nội dung này, không có sự chuẩn bị, dẫn đến những đáng tiếc khi xin việc. Mới đây khi làm một khảo sát với 500 sinh viên, thì chỉ có duy nhất 1 cánh tay đưa lên khi được hỏi biết những gì về quy định trong Luật Lao động".

Theo các chuyên gia, giải pháp hàng đầu giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cần đẩy mạnh sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đào tạo nghề đã được quan tâm từ nhiều năm qua. “Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi triển khai nhiều hoạt động đào tạo gắn kết doanh nghiệp nhưng vẫn chưa chặt chẽ, doanh nghiệp chưa thấy quyền lợi của mình khi tham gia đào tạo. Trong khi đó, các trường chưa thực sự lăn lộn, mời doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của nhà trường. Cho nên người học ra trường vẫn bị doanh nghiệp đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu”,  ông Minh cho biết.

Để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới với 3 biện pháp” như từng bước nâng cao tự chủ cho nhà trường để phát huy được năng lực. Bộ LĐ-TB-XH chuẩn hóa các điều kiện đào tạo, trong đó có chuẩn hóa điều kiện giáo viên phải biết được cả lý thuyết và thực hành; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo thiết bị, cơ sở vật chất. Chương trình đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng nhận sinh viên đến thực tập.

Không chỉ thế, doanh nghiệp cần đưa ra được dự báo nhân lực và xây dựng các kỹ năng về nghề nghiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trường Đại học có thể định đoạt việc sinh viên không bị thất nghiệp
Trường Đại học có thể định đoạt việc sinh viên không bị thất nghiệp

VOV.VN - GS Trương Nguyện Thành cho rằng, nếu không muốn sinh viên thất nghiệp, các trường phải có tầm nhìn trong việc dự đoán nhu cầu của thị trường lao động.

Trường Đại học có thể định đoạt việc sinh viên không bị thất nghiệp

Trường Đại học có thể định đoạt việc sinh viên không bị thất nghiệp

VOV.VN - GS Trương Nguyện Thành cho rằng, nếu không muốn sinh viên thất nghiệp, các trường phải có tầm nhìn trong việc dự đoán nhu cầu của thị trường lao động.

Học nghề gì để không lo thất nghiệp?
Học nghề gì để không lo thất nghiệp?

VOV.VN -Hàng ngàn cử nhân thất nghiệp, cùng những cảnh báo về sự thay đổi của thị trường lao động trong cuộc CMCN 4.0 càng khiến việc chọn nghề khó khăn hơn.

Học nghề gì để không lo thất nghiệp?

Học nghề gì để không lo thất nghiệp?

VOV.VN -Hàng ngàn cử nhân thất nghiệp, cùng những cảnh báo về sự thay đổi của thị trường lao động trong cuộc CMCN 4.0 càng khiến việc chọn nghề khó khăn hơn.

Cả nước có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp
Cả nước có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

VOV.VN -Trong quý 2/2018, cả nước có 126.900 người trình độ đại học và trên đại học thất nghiệp, giảm 15.400 người so với quý 1/2018.

Cả nước có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

Cả nước có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp

VOV.VN -Trong quý 2/2018, cả nước có 126.900 người trình độ đại học và trên đại học thất nghiệp, giảm 15.400 người so với quý 1/2018.

Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp

VOV.VN -Mặc dù có nhiều ưu việt nhưng hiện nay, tỷ lệ người tham gia BHTN ở TP HCM còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số trên địa bàn. 

Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động chưa mặn mà tham gia bảo hiểm thất nghiệp

VOV.VN -Mặc dù có nhiều ưu việt nhưng hiện nay, tỷ lệ người tham gia BHTN ở TP HCM còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1/5 dân số trên địa bàn.