Vì đâu mà đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp?

VOV.VN -Một trong những nguyên nhân khiến đạo đức của giáo viên và học sinh xuống cấp là do việc chọn đầu vào đối với giáo viên, công tác hướng nghiệp chưa tốt.

Ngày 6/6, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khó XIV về 3 nhóm vấn đề nóng của ngành Giáo dục. Trong đó có nhóm vấn đề về giải pháp khắc phục tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh trong nhà trường được dư luận quan tâm đặc biệt.

Về lâu dài, nếu không có những giải pháp khắc phục những câu chuyện không vui này sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường, bởi môi trường giáo dục luôn cần sự song hành cân bằng giữa “dạy chữ” và “dạy người”, nếu coi nhẹ một trong hai nội dung này, mục tiêu giáo dục coi như không hoàn thành.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Lê, nguyên Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương để cùng bàn về nội dung này.

Học sinh Phương Anh, trường Tiểu học An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng cầm chiếc cốc ở nhà mô tả lại chiếc cốc tương tự em đã từng uống 1/2 nước giặt giẻ lau bảng ở lớp do bị cô giáo phạt

PV: Tính từ đầu năm 2018 đến nay, xảy ra khoảng 16 vụ học sinh đánh nhau, trong đó có một số vụ có tính chất nghiêm trọng như nam học sinh bóp cổ cô giáo, học sinh đâm trọng thương thầy giáo chủ nhiệm. Năm học 2017-2018, tổng số vụ giáo viên vi phạm đạo đức và vụ viêc giáo viên bị xúc phạm là 29, trong đó có 23 vụ do giáo viên vi phạm và 6 vụ giáo viên bị xúc phạm... Ông nghĩ sao về những con số này, những sự việc này là hiện tượng hay bản chất của vấn đề?

PGS.TS Nguyễn Văn Lê: Tôi khẳng định rằng, đây là những con số biết nói. Tôi tin chắc rằng, con số này khiến nhiều người bất bình. Nó báo động về một thực trạng đau lòng sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên và học sinh hiện nay.

Nhưng nó cũng đặt ra những thách thức ghê gớm và đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt không chỉ nhà trường mà của cả gia đình và toàn xã hội.

Thứ hai, tôi cho rằng đây mới chỉ đơn thuần là những con số thống kê trong lĩnh vực GD-ĐT, ta nên có cái nhìn toàn cảnh và tổng thể.

Bạo lực, bạo hành hiện nay không chỉ diễn ra ở học đường mà ở nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ rất nhiều bệnh nhân không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước tấn công bác sĩ, y tá. Lái xe táo tợn dám tấn công cả công an... Bạo lực đang hình thành ở không ít gia đình nơi mà lâu nay vẫn được xem là tế bào bình yên nhất của xã hội.

Thứ ba, con số đau lòng trên là có thật, là cảnh báo hết sức nghiêm trọng nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận công sức của hàng vạn thầy cô đang ngày đêm lăn lộn vì sự nghiệp trồng người, nhất là ở các vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Chọn giáo viên, công tác hướng nghiệp trong trường học chưa tốt

PV: Theo ông, nguyên nhân vì sao có tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh?

PGS.TS Nguyễn Văn Lê: Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Trước hết ta phải thừa nhận một thực tế rằng, nền kinh tế thị trường bên cạnh nhiều mặt tích cực thì nó đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường xã hội. Giáo viên do cuộc sống khó khăn, chi vượt thu quá nhiều, buộc họ phải tự bươn chải kiếm sống, không toàn tâm toàn ý cho nghề dạy học.

Thứ hai, sâu xa nhất ta đang có vấn đề về chọn đầu vào đối với giáo viên, công tác hướng nghiệp trong nhà trường chưa tốt. Thứ ba, công tác đào tạo giáo viên lâu nay chú trọng quá nhiều vào việc truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng đến việc phát triển phẩm chất đạo đức, năng lực sáng tạo của người học.

PV: Ông đánh giá như thế nào về những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh và giáo viên mà Bộ GD-ĐT đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này?

PGS.TS Nguyễn Văn Lê: Bộ GD-ĐT đã đưa ra giải pháp về vấn đề này. Tôi cho rằng, đây là các giải pháp có tính tổng thể, khả thi cao và hy vọng sẽ sớm khắc phục được tình trạng xuống cấp về đạo đức lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh.

PV: Ngoài những giải pháp của ngành đã đặt ra, cá nhân ông muốn bổ sung thêm những giải pháp gì?

PGS.TS Nguyễn Văn Lê: Giáo dục đạo đức lối sống như đã nói là giáo dục nhân cách, giáo dục cốt cách làm người. Ngoài những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ đã nêu, tôi cho rằng cần bổ sung giải pháp về tăng cường ý thức tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân.

Nhà trường, gia đình, xã hội cần tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân được tự khẳng định mình, được thể hiện cái tôi, sáng tạo và sẵn sàng thích ứng trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ tinh giản biên chế, đóng cửa các trường nghề hoạt động kém hiệu quả
Sẽ tinh giản biên chế, đóng cửa các trường nghề hoạt động kém hiệu quả

VOV.VN -Nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiến hành tinh giản biên chế, đóng cửa các trường hoạt động kém.

Sẽ tinh giản biên chế, đóng cửa các trường nghề hoạt động kém hiệu quả

Sẽ tinh giản biên chế, đóng cửa các trường nghề hoạt động kém hiệu quả

VOV.VN -Nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tiến hành tinh giản biên chế, đóng cửa các trường hoạt động kém.

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn về chất lượng GD, quản lý GD mầm non
Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn về chất lượng GD, quản lý GD mầm non

VOV.VN -Sáng 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội về chất lượng GDĐH, GDPT, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống trong nhà trường.

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn về chất lượng GD, quản lý GD mầm non

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn về chất lượng GD, quản lý GD mầm non

VOV.VN -Sáng 6/6, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn trước Quốc hội về chất lượng GDĐH, GDPT, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống trong nhà trường.

Cuối năm học cháu nào cũng có giấy khen, Bộ trưởng nói gì?
Cuối năm học cháu nào cũng có giấy khen, Bộ trưởng nói gì?

VOV.VN -Sáng nay (6/6), trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời đại biểu về bệnh thành tích trong giáo dục.

Cuối năm học cháu nào cũng có giấy khen, Bộ trưởng nói gì?

Cuối năm học cháu nào cũng có giấy khen, Bộ trưởng nói gì?

VOV.VN -Sáng nay (6/6), trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời đại biểu về bệnh thành tích trong giáo dục.

Đưa ra khỏi ngành những giáo viên bạo hành HS, năng lực kém
Đưa ra khỏi ngành những giáo viên bạo hành HS, năng lực kém

VOV.VN -Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước quốc hội sáng nay (6/6), nhiều ý kiến đại biểu bức xúc trước những vụ bạo hành tại các trường mầm non.

Đưa ra khỏi ngành những giáo viên bạo hành HS, năng lực kém

Đưa ra khỏi ngành những giáo viên bạo hành HS, năng lực kém

VOV.VN -Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước quốc hội sáng nay (6/6), nhiều ý kiến đại biểu bức xúc trước những vụ bạo hành tại các trường mầm non.

Chuẩn giả trong giáo dục: Giáo viên đạt chuẩn, thực tế không chuẩn?
Chuẩn giả trong giáo dục: Giáo viên đạt chuẩn, thực tế không chuẩn?

VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận rằng một số địa phương vì muốn được công nhận nông thôn mới nên đã xin “nợ” chuẩn.

Chuẩn giả trong giáo dục: Giáo viên đạt chuẩn, thực tế không chuẩn?

Chuẩn giả trong giáo dục: Giáo viên đạt chuẩn, thực tế không chuẩn?

VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận rằng một số địa phương vì muốn được công nhận nông thôn mới nên đã xin “nợ” chuẩn.

Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?
Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?

VOV.VN -Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương ưu tiên những giáo viên hợp đồng lâu năm có trình độ, năng lực tuyển dụng vào số chỉ tiêu biên chế còn dư. 

Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?

Giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ được ưu tiên xếp vào biên chế?

VOV.VN -Bộ Nội vụ đề nghị các địa phương ưu tiên những giáo viên hợp đồng lâu năm có trình độ, năng lực tuyển dụng vào số chỉ tiêu biên chế còn dư.