Xử lý nghiêm các trường “núp” bóng Đại học tư thục không vì lợi nhuận

VOV.VN -Trường nào “núp” dưới danh nghĩa ĐH tư thục không vì lợi nhuận để được hưởng ưu đãi của Nhà nước có thể bị xử phạt, truy tố tùy vào mức độ vi phạm. 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ban hành Điều lệ trường đại học (ĐH). Một trong những nội dung được quan tâm là các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ trong hoạt động đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, được ưu đãi thuế... Tuy nhiên, trong Quyết định lại nêu rõ trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không được tổ chức đại hội đồng cổ đông. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo Điện tử VOV phỏng vấn ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT).

Quy định cụ thể về lợi tức đối với nhà đầu tư

PV: Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ban hành Điều lệ trường ĐH. Trong Quyết định nêu rõ, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không được tổ chức đại hội đồng cổ đông. Ông có thể giải thích vì sao lại quy định như thế?

Ông Bùi Anh Tuấn: Điều lệ trường ĐH quy định “Trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội đồng cổ đông” vì: Trong trường tư thục, đại hội đồng cổ đông chủ yếu để người góp vốn bàn và quyết định về các vấn đề bầu đại diện; thông qua chiến lược đầu tư, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, tăng, giảm vốn điều lệ và huy động vốn; thông qua quy chế và báo cáo tài chính…

Một số trong những vấn đề trên đã được Nghị định số 141/2014 quy định cụ thể, trở thành điều kiện để công nhận trường hoạt động không vì lợi nhuận. Đó là các quy định: nhà đầu tư “không nhận lợi tức hoặc nhận lợi tức không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ” và “Chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng năm của nhà trường là tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia, dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất; phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học; đào tạo cán bộ quản lý; hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp học bổng cho người học và sử dụng cho các mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng khác”. Điều đó có nghĩa là khi quyết định hoạt động không vì lợi nhuận, người góp vốn đã không còn quan tâm đến mức lợi tức, không cần quyết định về sử dụng khoản chênh lệch thu chi của trường nữa mà tự nguyện thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Vì vậy, một số vấn đề liên quan khác như chiến lược đầu tư, báo cáo tài chính và quy chế tài chính… vốn được giải quyết tại Đại hội đồng cổ đông thì trong trường ĐH hoạt động không vì lợi nhuận đã được quy định do hội đồng quản trị (trong đó có đại diện người góp vốn) quyết định, sau khi được Đại hội toàn trường (trong đó có sự tham gia người góp vốn) góp ý. Như vậy, việc Điều lệ trường ĐH quy định “Trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận không tổ chức đại hội đồng cổ đông” vì hoạt động này không còn cần thiết đối với người góp vốn nữa.

 Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT)

“Núp” dưới ĐH tư thục không vì lợi nhuận có thể bị truy tố

PV: Thưa ông, một số trường ĐH Dân lập đã hoạt động được một thời gian nay muốn chuyển sang trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có được không? Nếu có trường "núp" dưới danh nghĩa ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước thì Bộ GD-ĐT sẽ giải quyết như thế nào?

Ông Bùi Anh Tuấn: Quy định về trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận trong Điều lệ trường ĐH mới nhằm tạo ra mô hình tốt để xã hội hoá giáo dục, huy động vốn của các nhà đầu tư với mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng. Vì vậy, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các trường ĐH dân lập sẽ chuyển sang mô hình ĐH tư thục và nếu nhà trường quyết định chuyển sang mô hình trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận sẽ được tạo điều kiện thuận lợi, được hỗ trợ, ưu đãi theo quy định.

Các quy định trong Nghị định số 141/2013 và Điều lệ trường ĐH mới đã tạo lên sự khác biệt khá rõ ràng giữa trường ĐH tư thục và trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Ngoài các điều kiện, hồ sơ và thủ tục để công nhận trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được quy định rất chặt chẽ thì thành phần hội đồng quản trị, quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, đại hội cổ đông và đại hội toàn trường…  của hai loại trường này đã được quy định rất khác nhau. Vì vậy, khó xảy ra tình trạng “núp” dưới danh nghĩa trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước nhưng thực chất lại là trường hoạt động vì lợi nhuận.

Nếu có nhà đầu tư nào lựa chọn cách đó thì rủi ro đối với tài sản của họ sẽ rất lớn, sự chi phối của họ đối với hoạt động của nhà trường cũng bị giảm đi. Bởi vì, khi chuyển sang hoạt động không vì lợi nhuận, nhà đầu tư chỉ còn quyền tham dự cuộc họp của đại hội toàn trường, được chia lợi tức hàng năm với mức không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ và định đoạt phần vốn góp... Tỷ lệ tối đa tham gia vào hội đồng quản trị của các nhà đầu tư cũng chỉ còn 20% và trường không tổ chức đại hội đồng cổ đông nên mức độ ảnh hưởng của họ tới việc quyết định những vấn đề quan trọng của trường (như thông qua chiến lược, kế hoạch phát triển, thông qua các quy chế và báo cáo tài chính; tham gia quyết định về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tư phát triển nhà trường…) sẽ không lớn.

Nếu có trường hợp “núp” danh nghĩa xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết các vấn đề về tổ chức của trường và vị thế, quyền lợi của nhà đầu tư trên cơ sở hồ sơ pháp lý chính thức, theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài việc trường bị tước quyền thụ hưởng các chính sách ưu tiên, phải hoàn trả các khoản hỗ trợ tài chính của Nhà nước và bị truy thu các khoản thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 141/2013 thì quyền lợi của nhà đầu tư cũng chỉ được đảm bảo ở mức đã được quy định đối với trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Như vậy, nếu như việc “núp” dưới danh nghĩa trường ĐH tư thục không vì lợi nhuận bị phát hiện thì nhà đầu tư sẽ bị giảm về quyền lợi hơn so với trường hợp công khai, minh bạch việc trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận; người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố về tội trốn thuế, làm trái hoá đơn chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước… tuỳ theo mức độ vi phạm.

Yêu cầu các trường minh bạch các thông tin về tài chính

PV: Trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận và các trường ĐH có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là loại hình mới được quy định. Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị những biện pháp hữu hiệu nào để giám sát hoạt động của các trường đó nhằm bảo vệ quyền lợi của người học, thưa ông?

Ông Bùi Anh Tuấn: Đúng là việc quản lý và giám sát hoạt động của hệ thống các trường ĐH có vai trò hết sức quan trọng trong điều kiện các trường được tự chủ ở mức độ cao, để đảm bảo việc thực thi pháp luật, thực hiện các chính sách của nhà nước và bảo vệ quyền lợi của người học, người lao động. Chúng ta không đặt riêng vấn đề quản lý giám sát các trường tư thục hay các trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận vì thực tế, phạm vi nào, loại hình nào cũng cần quản lý và giám sát hiệu quả. Đối với khối tư thục cũng có nhiều nhà đầu tư tâm huyết luôn hướng tới chất lượng đào tạo. Và đặc biệt, phải là nhà đầu tư tâm huyết, vì sự nghiệp giáo dục và vì lợi ích cộng đồng thì mới có thể quyết định hoạt động của trường theo hướng không vì lợi nhuận.

Để đạt được sự quản lý và giám sát hiệu quả, trong thời gian tới, ngoài các biện pháp chung có tính truyền thống như: quy định về việc các trường phải thực hiện chế độ báo cáo, lưu trữ; tăng cường thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử phạt hành chính và buộc khắc phục hậu quả vi phạm… thì đối với các trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần phải tăng cường kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, tăng cường thanh tra tài chính và kiểm toán theo định kỳ… Không phải vì quá lo ngại về sự vi phạm mà vì mức hưởng lợi tức của nhà đầu tư và việc sử dụng phần chênh lệch thu chi trong các trường này là vấn đề then chốt làm nên sự khác biệt về tính chất hoạt động, là cơ sở để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa Bộ GD-ĐT với cơ quan trực tiếp quản lý trường và các cơ quan tài chính, kiểm toán có thẩm quyền, với UBND địa phương nơi trường đặt trụ sở… là biện pháp quan trọng để đảm bảo thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các trường ĐH. Ngoài ra, cũng không thể thiếu các biện pháp như yêu cầu trường đẩy mạnh quy chế hoá và minh bạch các thông tin về tài chính, tài sản, các khoản thu, chi… của nhà trường trong những phạm vi phù hợp. Trong Điều lệ trường ĐH cũng đã có nhiều quy định chú trọng vấn đề này.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường công tác tuyên truyền về nội dung của Điều lệ trường ĐH nói riêng và hệ thống pháp luật giáo dục ĐH nói chung để người học, các giảng viên, cán bộ quản lý và toàn xã hội hiểu các quy định mới này, nâng cao trách nhiệm tham gia và giám sát hoạt động của các trường ĐH một cách hiệu quả. Việc xúc tiến thành lập Hiệp hội các trường ĐH và CĐ Việt Nam mà Bộ đang thực hiện và sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới là để thực hiện nhiều mục tiêu, trong đó có cả mục tiêu tăng cường vai trò của Hiệp hội và các thành viên tích cực trong Hiệp hội để chung tay thực hiện chủ trương của nhà nước, nhân rộng các mô hình hoạt động tốt, giảm thiểu và tiến tới loại bỏ các vi phạm, mánh khoé của thiểu số trường chưa hoạt động nghiêm túc, chưa thực hiện tốt trách nhiệm xã hội để ảnh hưởng tới toàn hệ thống.

PV:  Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?
Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

VOV.VN - Sinh viên nghèo sẽ gặp khó khăn khi các trường ĐH tự chủ về học phí. Còn những địa phương khó khăn cũng chưa thể đưa ra mức học phí cao.

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

Bài 3: Học phí tăng, sinh viên nghèo khó nuôi giấc mơ giảng đường?

VOV.VN - Sinh viên nghèo sẽ gặp khó khăn khi các trường ĐH tự chủ về học phí. Còn những địa phương khó khăn cũng chưa thể đưa ra mức học phí cao.

Tự chủ ĐH: Sinh viên nên chọn trường phù hợp với khả năng tài chính
Tự chủ ĐH: Sinh viên nên chọn trường phù hợp với khả năng tài chính

VOV.VN-Thông qua việc phân tầng giáo dục ĐH, học sinh có thể biết được chất lượng, mức học phí của từng trường để đăng ký vào học trường phù hợp.

Tự chủ ĐH: Sinh viên nên chọn trường phù hợp với khả năng tài chính

Tự chủ ĐH: Sinh viên nên chọn trường phù hợp với khả năng tài chính

VOV.VN-Thông qua việc phân tầng giáo dục ĐH, học sinh có thể biết được chất lượng, mức học phí của từng trường để đăng ký vào học trường phù hợp.

“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”
“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”

VOV.VN-Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Cơ bản các trường ĐH phải tự chủ về tài chính và hướng tới hạch toán tương tự như các doanh nghiệp.

“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”

“Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải thực hiện tự chủ Đại học”

VOV.VN-Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Cơ bản các trường ĐH phải tự chủ về tài chính và hướng tới hạch toán tương tự như các doanh nghiệp.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng
“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

“Người” hào hứng, “kẻ” dè dặt tuyển sinh riêng

VOV.VN -Các trường ĐH, CĐ có quyền lựa chọn phương án thi và xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ kéo theo việc tự chủ toàn diện sẽ có nhiều điều khó đoán định.

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới
Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

Bài 2: Các trường khó quyết mức thu học phí mới

VOV.VN -Khi Chính phủ giao quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập, nhiều trường đã có những kiến nghị về mức thu học phí để duy trì và phát triển.

Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?
Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, cần có tiêu chí về mức thu học phí của các trường như: chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở trường học...

Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?

Tự chủ Đại học: Tiêu chí nào để các trường tăng học phí?

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, cần có tiêu chí về mức thu học phí của các trường như: chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cơ sở trường học...

Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm
Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm

VOV.VN - Những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, kỳ thi quốc gia đều được cộng điểm khuyến khích…

Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm

Thí sinh được cộng điểm tối đa để xét tốt nghiệp THPT là 8 điểm

VOV.VN - Những học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, kỳ thi quốc gia đều được cộng điểm khuyến khích…

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?
Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia tham dự bàn tròn Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) tổ chức, tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu.

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

Tự chủ Đại học tại Việt Nam: nên hay không nên?

VOV.VN - Theo các chuyên gia tham dự bàn tròn Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE) tổ chức, tự chủ đại học là một xu hướng tất yếu.

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý
Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

VOV.VN-Các trường ĐH, CĐ phải công bố điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng thí sinh vào trường thông qua phương án tuyển sinh riêng của mình.

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

Thứ trưởng GD-ĐT: Để các trường ĐH tự chủ, Bộ không buông lỏng quản lý

VOV.VN-Các trường ĐH, CĐ phải công bố điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng thí sinh vào trường thông qua phương án tuyển sinh riêng của mình.

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời
Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

VOV.VN-  Độc giả cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ việc giao quyền tự chủ cho các trường.

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

Tự chủ ĐH: Đề nghị loại các trường Đại học hoạt động nửa vời

VOV.VN-  Độc giả cho rằng, Bộ GD-ĐT cần phải kiểm soát chặt chẽ việc giao quyền tự chủ cho các trường.