“Gỡ” vòng luẩn quẩn trên bản vùng cao

VOV.VN - Phiêng Cài là bản vùng cao biên giới thuộc huyện Mộc Châu, Sơn La, trước đây đời sống kinh tế của bà con còn rất nhiều khó khăn. Thế nhưng khi xã, bản phối hợp với Đồn Biên phòng quan tâm đưa các mô hình vào cho bà con trồng thử nghiệm đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một ngày theo chân cùng bộ đội biên phòng về bản biên giới Phiêng Cài, thuộc xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Đại úy Cầm Bá Thành, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La cho biết, việc tuyên truyền, hướng dẫn; thậm chí là vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm để chuyển đổi nhận thức, tư duy để vươn lên thoát nghèo được cấp ủy, lãnh đạo Đồn thực hiện thường xuyên, nhất là từ cuối năm 2021, khi huyện Mộc Châu có Nghị quyết về việc giúp đỡ các bản biên giới khó khăn và đơn vị là thành viên của tổ công tác do huyện thành lập thì công việc này càng được tăng cường.

 “Chúng tôi đã cử cán bộ chiến sỹ, nhất là các đồng chí dân tộc Mông thực hiện “3 bám, 4 cùng” với bà con. Trước khi cho anh em xuống địa bàn, đơn vị đã mở lớp tập huấn nho nhỏ, ví dụ đồng chí nào xuống địa bàn xuống hướng dẫn trồng cây chanh leo thì người đó phải biết trồng như thế nào, giống ra sao, phân bón liều lượng dùng thế nào… để có đủ kiến thức hướng dẫn cho bà con”, Đại úy Thành cho biết.

Đồng bào Mông Phiêng Cài trước đây chỉ quanh quẩn nương rẫy, cuộc sống tự cung, tự cấp, cái đói nghèo cứ mãi đeo đẳng hết tháng này sang năm khác.

Ông Tráng A Tủa – Trưởng bản Phiêng Cài chia sẻ, “Phiêng Cài là bản vùng cao biên giới, đời sống kinh tế của bà con còn rất nhiều khó khăn. Trước đây làm ngô làm lúa thì bà con rất khó thoát nghèo. Khi xã, bản phối hợp với Đồn Biên phòng quan tâm đưa các mô hình vào cho bà con trồng thử nghiệm thì kết quả đạt được rất cao. Đến nay, một số đã được thu hoạch rồi, đời sống bà con được nâng lên”, ông Tủa cho hay.

58 tuổi – hơn nửa thế kỷ gắn bó với bản Mông của mình trên đỉnh Pha Luông, ông Sồng A Tủa ở bản Pha Luông, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu ít thấy bà con “nhìn ra ngoài”, tức chỉ luẩn quẩn ăn rau rừng, uống nước suối và ít khi nghĩ đến việc học hỏi cách làm ăn để phát triển kinh tế. Đây cũng là lý do khiến gần 30 trong tổng số 86 hộ dân ở bản hiện vẫn thuộc diện hộ nghèo.

 Được các thành viên của tổ công tác từ xã, huyện xuống tuyên truyền, giúp đỡ; là người có uy tín ở bản, ông quyết tâm thử chuyển hơn 1 héc-ta đất nương của gia đình sang trồng chanh leo. Ông Tủa khoe, ngay trong vụ đầu, số tiền thu hàng chục triệu đồng, khiến ông và bà con dân bản rất vui và ngỡ ngàng. Ông Tủa cho biết “Một cân bán được 35.000 – 40.000, mà tôi trồng 400 cây. Cứ như thế sẽ phát triển nhanh thôi. Nói chung người dân ở đây chưa có phong trào trồng cây ăn quả”.

 Để người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng cách thức sản xuất mới để vươn lên thoát nghèo không phải chuyện một sớm một chiều. Song với phương châm “mưa dầm thấm đất”, xã sẽ quyết liệt vào cuộc, trước mắt là từng bước xây dựng các mô hình cụ thể, ươm các nhân tố điển hình để bà con nhìn vào học tập, làm theo. Từ đó, từng bước “gỡ” vòng luẩn quẩn đói nghèo, lạc hậu vốn đã đeo đẳng trong đời sống của đồng bào bấy lâu. “Chúng tôi cũng đã họp bàn với nhân dân là không phải chỉ trông chờ hết vào nhà nước mà cũng phải có ý thức vươn lên và cùng nhau quyết tâm thực hiện”, ông Phan Thanh Hoằng, Bí thư, Chủ tịch xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu nhấn mạnh.

Ông Trần Đức Thể, Phó Bí thư Đảng ủy xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu cũng chia sẻ “Đảng ủy xã đã chỉ đạo khối đoàn thể mỗi 1 khối sẽ phụ trách 1 bản; hàng tháng, hàng tuần là phải xuống với bà con, xem  bà con khó khăn về sản xuất, chăn nuôi hay về nhận thức, trình độ, hay làm gì khó khăn thì các khối đoàn thể của xã sẽ xuống tuyên truyền, cầm tay chỉ việc giúp bà con,  để bà con nhận thức được và sẽ thay đổi tư duy nhận thức, làm ăn phát triển kinh tế tốt hơn”./.

Cùng với ươm các nhân tố điển hình và xây dựng các mô hình cụ thể, với quyết tâm giúp bà con hiện thực hóa khát vọng thoát nghèo, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Mộc Châu hiện đang tiếp tục hướng dẫn người dân mở rộng quy mô, liên kết sản xuất, đưa ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện thu nhập.

Thế nhưng làm ra tiền, mà cứ để tiền “đội nón ra đi” do sử dụng ma túy; hoặc vẫn cứ tham gia vào buôn bán, tàng trữ, vận chuyển các chất ma túy thì nghèo, chắc chắn sẽ càng nghèo thêm. Xác định điều đó, huyện Mộc Châu đã, đang quyết liệt đẩy mạnh các giải pháp để chuyển hóa, làm trong sạch địa bàn.

Đây cũng là nội dung bài 2: “Cơn bão” ma túy, đau lòng cấp ủy!. Mời các bạn đón xem.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thắp sáng “ngọn lửa” hiếu học trên vùng cao Sơn La
Thắp sáng “ngọn lửa” hiếu học trên vùng cao Sơn La

VOV.VN - Sự lan tỏa của phong trào khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cộng đồng đã thắp sáng thêm những “ngọn lửa” tinh thần hiếu học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Thắp sáng “ngọn lửa” hiếu học trên vùng cao Sơn La

Thắp sáng “ngọn lửa” hiếu học trên vùng cao Sơn La

VOV.VN - Sự lan tỏa của phong trào khuyến học, khuyến tài trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cộng đồng đã thắp sáng thêm những “ngọn lửa” tinh thần hiếu học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Cháy nhà sàn khiến 1 người tử vong ở Sơn La
Cháy nhà sàn khiến 1 người tử vong ở Sơn La

VOV.VN - Chiều 24/4, tại bản Mo Nghè 1, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 1 người tử vong.

Cháy nhà sàn khiến 1 người tử vong ở Sơn La

Cháy nhà sàn khiến 1 người tử vong ở Sơn La

VOV.VN - Chiều 24/4, tại bản Mo Nghè 1, xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La xảy ra vụ hỏa hoạn khiến 1 người tử vong.

Lạng Sơn: Hái rau rừng về ăn, 9 người bị ngộ độc lá ngón
Lạng Sơn: Hái rau rừng về ăn, 9 người bị ngộ độc lá ngón

VOV.VN - Chiều 19/4, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận và cứu chữa kịp thời 9 bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón.

Lạng Sơn: Hái rau rừng về ăn, 9 người bị ngộ độc lá ngón

Lạng Sơn: Hái rau rừng về ăn, 9 người bị ngộ độc lá ngón

VOV.VN - Chiều 19/4, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đã tiếp nhận và cứu chữa kịp thời 9 bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón.

Sơn La đảm bảo an toàn tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
Sơn La đảm bảo an toàn tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

VOV.VN - Bắt đầu từ chiều qua (18/4), tỉnh Sơn La đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Huyện Mường La là địa phương đầu tiên triển khai.

Sơn La đảm bảo an toàn tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Sơn La đảm bảo an toàn tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

VOV.VN - Bắt đầu từ chiều qua (18/4), tỉnh Sơn La đã triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Huyện Mường La là địa phương đầu tiên triển khai.

Phù Yên (Sơn La) nỗ lực bảo vệ, phát triển rừng bền vững
Phù Yên (Sơn La) nỗ lực bảo vệ, phát triển rừng bền vững

VOV.VN - Với diện tích gần 59.000 héc ta rừng hiện có, những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã luôn nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là phòng cháy chữa cháy rừng.

Phù Yên (Sơn La) nỗ lực bảo vệ, phát triển rừng bền vững

Phù Yên (Sơn La) nỗ lực bảo vệ, phát triển rừng bền vững

VOV.VN - Với diện tích gần 59.000 héc ta rừng hiện có, những năm qua, Hạt Kiểm lâm huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã luôn nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, nhất là phòng cháy chữa cháy rừng.

Sơn La nhận hơn 14.000 liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi
Sơn La nhận hơn 14.000 liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi

VOV.VN - Tỉnh Sơn La vừa nhận hơn 14.000 liều vaccine phòng Covid-19 sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng nhận vaccine.

Sơn La nhận hơn 14.000 liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi

Sơn La nhận hơn 14.000 liều vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 5-12 tuổi

VOV.VN - Tỉnh Sơn La vừa nhận hơn 14.000 liều vaccine phòng Covid-19 sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay khi các cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng nhận vaccine.