Gốm Biên Hòa - Nét độc đáo của gốm Nam Bộ vang danh thế giới

VOV.VN - Màu men đặc trưng xanh đồng trổ bông cùng kiểu dáng, kỹ thuật trang trí hoa văn độc đáo làm nên tên tuổi gốm Biên Hoà vang danh thế giới.

Nhắc đến gốm, ít ai biết rằng vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai cũng sở hữu một dòng gốm đặc sắc, từng vang danh thế giới. Trải qua nhiều thăng trầm, gốm Biên Hòa dần vắng bóng trong đời sống hiện nay. Giữa dòng chảy phát triển và hiện đại hóa, vẫn có những thế hệ trẻ nối nghiệp cha ông, miệt mài gìn giữ và khôi phục danh tiếng gốm Biên Hòa.

Nơi khởi nguồn của dòng gốm đặc sắc

Cù lao Phố (phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) là vùng đất xưa cũ, một trong những nơi khởi nguồn dòng chảy văn hóa Biên Hòa – Gia Định. Cù lao này vẫn giữ được nhiều mảng xanh, nhịp sống yên bình giữa dòng chảy đô thị hóa. Ẩn mình trong con hẻm nhỏ ven sông Đồng Nai là nơi tọa lạc của lò gốm gia đình bà Mai Ngọc Nhi.

Những ngày cuối năm gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cửa hàng Gốm Studio của bà Nhi vẫn còn tấp nập đơn hàng chuyển đi TP.HCM. Bà Nhi chia sẻ, gia đình bà có truyền thống làm gốm lâu đời, đến nay đã là đời thứ 5. Chính sự tiếp xúc với gốm từ nhỏ đã hình thành nên niềm đam mê làm đồ thủ công trong bà.

"Gốm Biên Hoà sản xuất khá khó khăn, lý do là nó đã dần bị mai một theo thời gian nên người thợ không đeo đuổi theo nghề. Khi tôi bắt đầu lại thì nghệ nhân gần như rất hiếm, không có công nhân, buộc mình phải đào tạo, phải mời một số nghệ nhân xưa để tìm hiểu", bà Nhi cho biết.

Dù sở hữu nét độc đáo, giá trị nghệ thuật và lịch sử lâu đời, bà Nhi thừa nhận gốm Biên Hòa vẫn chưa có được chỗ đứng xứng đáng trong lòng công chúng.

Theo bà, một nguyên nhân của tình trạng này là do đây là sản phẩm thủ công, đòi hỏi bàn tay của nghệ nhân lành nghề nên số lượng không nhiều như các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Bởi vậy, bà Nhi muốn duy trì việc sản xuất ở quy mô vừa phải vì nếu nguồn cung nhiều thì chất lượng sản phẩm sẽ giảm.

"Riêng quan điểm cá nhân thì tôi vẫn thích một làng nghề thủ công hơn. Công nghiệp thì cũng tốt vì có thể phủ sóng. Nhưng gốm Biên Hoà này đặc thù là hàng vẽ tay, nhờ vẻ đẹp mỗi sản phẩm không giống nhau như vậy mà khách hàng ưa chuộng", bà Nhi cho biết.

Màu men xanh đồng trổ bông độc nhất vô nhị

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Nguyệt – Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, nghề gốm Biên Hòa đạt đến đỉnh cao vào những năm 1900. Giai đoạn này, làng gốm Biên Hòa với hàng trăm cơ sở dọc sông Đồng Nai được hình thành, trải dài các phường: Tân Vạn, Bửu Hòa, Hóa An…

Thời kỳ gốm Biên Hòa nổi bật nhất là từ khi có sự xuất hiện của Trường Dạy nghề Biên Hòa (nay là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai) do người Pháp thành lập vào năm 1903. Đến năm 1925, sau thời gian nghiên cứu về men, kiểu dáng, kỹ thuật nung, trang trí… lớp nghệ nhân từ ngôi trường này đã cho ra đời dòng gốm đặc sắc.

"Sự khác biệt của nghệ thuật gốm Biên Hoà độc đáo ở màu men, kiểu dáng và đặc biệt là kỹ thuật trang trí hoa văn. Sau năm 1975, sản phẩm gốm Biên Hoà không còn giống như trước đây, bởi nếu chạy theo về nghệ thuật thì việc kinh doanh không thuận lợi, vì giá thành buộc phải cao", bà Nguyệt cho biết.

Bà Nguyệt nhấn mạnh, gốm Biên Hòa nổi tiếng thế giới với màu men “xanh đồng trổ bông” độc đáo, được người Pháp gọi là “vert de Bien Hoa”. Sắc men đặc trưng này chính là dấu ấn riêng biệt, không thể nhầm lẫn của gốm Biên Hòa.

Với đặc điểm nổi bật trong kỹ thuật khắc chìm và phối men nhiều màu, kết hợp giữa trang trí và hội họa, gốm Biên Hòa đã nhanh chóng khẳng định nét độc bản của mình, góp phần đánh dấu một giai đoạn phát triển của nghệ thuật gốm Việt Nam mang phong cách Nam Bộ trong giai đoạn cận - hiện đại. 

Thích ứng xu thế mới để quảng bá

Tuy nhiên, ngày nay, do nhiều yếu tố như kiểu dáng, mẫu mã của dòng gốm Biên Hòa vốn thiên về mỹ nghệ, ít chú trọng đến sản phẩm gia dụng hàng ngày, cũng như vấn đề môi trường buộc các lò gốm phải thay đổi kỹ thuật nung dẫn đến chất lượng không còn được như xưa.

Để quảng bá hình ảnh gốm Biên Hòa, ông Nguyễn Việt Sơn – Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đồng Nai cho biết, hàng năm bảo tàng đều tổ chức triển lãm chuyên đề về gốm, kết hợp với các hiệp hội để giới thiệu các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của công chúng hiện nay. Bảo tàng cũng phối hợp với các nghệ nhân để biên soạn những cuốn sách khảo cứu về gốm.

"Đồng Nai đang có chủ trương thành lập bảo tàng gốm, khi có bảo tàng thì chắc chắn rằng trong nhiều loại gốm thì gốm Biên Hoà phải là dòng gốm nổi bật, giúp đến gần với công chúng hơn, phát huy rất tốt trong thời gian tới)", ông Sơn khẳng định.

Việc gìn giữ, phát huy gốm Biên Hòa không chỉ để bảo tồn một dòng gốm đặc sắc từng vang danh thế giới, mà còn thúc đẩy quảng bá hình ảnh vùng đất giàu lịch sử, thu hút phát triển du lịch tới Đồng Nai. Các lò gốm cần thích ứng với xu thế hiện đại, cập nhật thị hiếu của công chúng, ứng dụng công nghệ mới để cho ra sản phẩm vừa có nét truyền thống vừa phù hợp với thời đại.

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Gốm truyền thống Biên Hòa - Đồng Nai diễn ra vào tháng 4/2025. Đây là hoạt động nhằm triển lãm, giới thiệu các sản phẩm gốm mỹ nghệ đặc sắc có giá trị thẩm mỹ và tính ứng dụng cao của nghệ nhân gốm Biên Hòa và nghệ nhân gốm cả nước. 

Festival Gốm Biên Hòa - Đồng Nai là dịp để các nghệ nhân gốm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời thúc đẩy nghề gốm truyền thống, làng nghề trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làng nghề làm guốc gỗ ở Bình Dương nhộn nhịp những ngày giáp Tết
Làng nghề làm guốc gỗ ở Bình Dương nhộn nhịp những ngày giáp Tết

VOV.VN - Những ngày này, các nghệ nhân làng guốc gỗ ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tất bật hoàn thiện những đôi guốc gỗ mộc mạc, giản dị nhưng mang đậm hồn Việt, đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Làng nghề làm guốc gỗ ở Bình Dương nhộn nhịp những ngày giáp Tết

Làng nghề làm guốc gỗ ở Bình Dương nhộn nhịp những ngày giáp Tết

VOV.VN - Những ngày này, các nghệ nhân làng guốc gỗ ở phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương tất bật hoàn thiện những đôi guốc gỗ mộc mạc, giản dị nhưng mang đậm hồn Việt, đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Từ làng nghề nón ngựa Phú Gia đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Từ làng nghề nón ngựa Phú Gia đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Tết đến xuân về, làng nghề nón ngựa Phú Gia là nơi trở về của bao người con xa quê, họ quây quần bên nhau nhắc nhớ về truyền thống của làng và ra sức giữ nghề chằm nón ngựa Phú Gia như một cách gìn giữ di sản.

Từ làng nghề nón ngựa Phú Gia đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Từ làng nghề nón ngựa Phú Gia đến Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Tết đến xuân về, làng nghề nón ngựa Phú Gia là nơi trở về của bao người con xa quê, họ quây quần bên nhau nhắc nhớ về truyền thống của làng và ra sức giữ nghề chằm nón ngựa Phú Gia như một cách gìn giữ di sản.

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào Xuân
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào Xuân

VOV.VN - Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào Xuân

Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào Xuân

VOV.VN - Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.