Google ra mắt tính năng xác thực ứng dụng Chính phủ

VOV.VN - Ngày 20/12, Google công bố hai tính năng mới nhằm nâng cao khả năng chống lừa đảo và an toàn trực tuyến tại Việt Nam.

Hai tính năng này gồm: Xác thực ứng dụng Chính phủ” trên Google Play giúp người dân dễ dàng nhận diện các ứng dụng Chính phủ hợp pháp; Tăng cường bảo vệ, ngăn chặn lừa đảo với Google Play Protect.

Xác thực ứng dụng Chính phủ trên Google Play

Sáng kiến này là lần hợp tác đầu tiên giữa Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Google. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ để xác minh tính hợp pháp của các ứng dụng Chính phủ, đảm bảo rằng các ứng dụng này thực sự đại diện cho các cơ quan nhà nước và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho công dân Việt Nam bao gồm các dịch vụ công và định danh.

Đổi lại, Cục An toàn thông tin cũng khuyến khích các cơ quan Chính phủ gửi ứng dụng của họ để được xác minh và cấp nhãn xác thực, mở rộng sự lựa chọn các ứng dụng Chính phủ đáng tin cậy cho người dùng. Từ giờ, khi mở trình duyệt Google Play, người dùng sẽ thấy nhãn “Xác thực ứng dụng Chính phủ” trên các ứng dụng hợp pháp, giúp họ an tâm về mức độ uy tín của ứng dụng này. Sáng kiến này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhu cầu về dịch vụ công tại Việt Nam ngày càng tăng và số lượng ứng dụng Chính phủ trên nền tảng đang phát triển nhanh chóng.

Ông Trần Quang Hưng, Quyền Cục trưởng Cục An toàn thông tin, chia sẻ: “Tính năng Xác thực ứng dụng Chính phủ mới trên Google Play là một bổ sung cần thiết, giúp người Việt dễ dàng nhận diện và tải xuống các ứng dụng Chính phủ hợp pháp. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm đảm bảo người dân dễ dàng truy cập vào nguồn thông tin chính thống và đáng tin cậy của Chính phủ. Chúng tôi đánh giá cao cam kết của Google trong việc triển khai chương trình này.”

Wilson White, Phó Chủ tịch phụ trách Quan hệ Chính phủ và Chính sách công Google Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, Google Play liên tục bổ sung các tính năng mới để hỗ trợ người dùng tìm kiếm ứng dụng mà họ cần, gần đây nhất chính là tính năng “Xác thực ứng dụng Chính phủ”.

"Trong bối cảnh ngày càng có nhiều ứng dụng công cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân, chúng tôi muốn đảm bảo rằng mọi người đều có thể dễ dàng tìm thấy các ứng dụng cần thiết. Chúng tôi trân trọng sự hợp tác của các cơ quan Chính phủ, các nhà phát triển đã phối hợp cùng chúng tôi triển khai tính năng này. Chúng tôi rất mong chờ các hoạt động xây dựng, phát triển hơn nữa trong tương lai”, ông Wilson White cho hay.

Google đã phối hợp với Cục An toàn thông tin gắn nhãn “Xác thực ứng dụng Chính phủ” cho tổng cộng hơn 80 ứng dụng Chính phủ tại Việt Nam, bao gồm VNeID, VssID, i-SPEED của VNNIC, Hóa Đơn Điện Tử TCT, Dịch Vụ Công Bộ Y Tế (được liệt kê tại đây).

Tăng cường bảo vệ, ngăn chặn lừa đảo tài chính với Google Play Protect

Để bảo vệ người dùng tại Việt Nam tốt hơn, Google đang triển khai một cách thức mới trên Google Play Protect nhằm ngăn chặn lừa đảo tài chính. Tính năng bảo vệ, chống lừa đảo nâng cao này sẽ phân tích và tự động chặn cài đặt các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập nhạy cảm, thường bị lợi dụng cho mục đích lừa đảo tài chính. Điều này có thể xảy ra khi người dùng cài đặt ứng dụng từ nguồn tải xuống bên ngoài Internet (trình duyệt web, ứng dụng nhắn tin hoặc trình quản lý tệp).

Tính năng nâng cao này sẽ kiểm tra quyền truy cập mà ứng dụng đã khai báo trong thời gian thực và đặc biệt rà soát bốn yêu cầu quyền: RECEIVE_SMS (quyền nhận tin nhắn), READ_SMS (quyền đọc tin nhắn), BIND Notifications (quyền nhận và xử lý thông báo) và Accessibility (quyền truy cập). Những quyền này thường bị đối tượng lừa đảo lợi dụng để để chặn mã OTP (mật khẩu dùng một lần) qua SMS hoặc thông báo, cũng như theo dõi nội dung màn hình. Dựa trên phân tích về các phần mềm độc hại lớn khai thác các quyền nhạy cảm này, chúng tôi nhận thấy rằng hơn 95% lượt cài đặt đến từ các nguồn tải xuống bên ngoài Internet.

Khi người dùng tại Việt Nam thực hiện cài đặt ứng dụng từ nguồn tải xuống bên ngoài Internet và bất kỳ quyền nào trong bốn quyền trên được khai báo, Play Protect sẽ tự động chặn việc cài đặt và sẽ cung cấp thông tin giải thích cho người dùng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năng lực ứng phó với tấn công mạng của Việt Nam còn nhiều hạn chế
Năng lực ứng phó với tấn công mạng của Việt Nam còn nhiều hạn chế

VOV.VN - Thời gian qua, tình hình tấn công mạng không ngừng gia tăng, phức tạp, khó lường và có xu hướng nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng của các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…

Năng lực ứng phó với tấn công mạng của Việt Nam còn nhiều hạn chế

Năng lực ứng phó với tấn công mạng của Việt Nam còn nhiều hạn chế

VOV.VN - Thời gian qua, tình hình tấn công mạng không ngừng gia tăng, phức tạp, khó lường và có xu hướng nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng của các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông…

Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", được kỳ vọng sẽ tạo kết quả đột phá trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

Đến năm 2030, 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", được kỳ vọng sẽ tạo kết quả đột phá trong triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước khoảng 18.900 tỷ đồng
Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước khoảng 18.900 tỷ đồng

VOV.VN - Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư; lộ lọt dữ liệu cá nhân vẫn ở mức báo động.

Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước khoảng 18.900 tỷ đồng

Thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước khoảng 18.900 tỷ đồng

VOV.VN - Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư; lộ lọt dữ liệu cá nhân vẫn ở mức báo động.