Hà Nội ra Nghị quyết tăng cường khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

VOV.VN - Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết nêu, phấn đấu đến năm 2025 năng lực cơ bản và trình độ của người dân, tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 75 - 80%; người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 50%; người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 50%...

Ngày 16/11, Thành ủy ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.  

Theo Nghị quyết, thành phố đã hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, nhiều chỉ tiêu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập của một số đơn vị còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; có nơi còn lúng túng. Một số khó khăn của hội khuyến học chưa giải quyết được do còn vướng mắc về cơ chế; hoạt động của một số chi hội, ban khuyến học, hội cơ sở còn chung chung, hình thức, chậm đổi mới, chậm đại hội nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, việc vận động, xây dựng quỹ khuyến học còn thấp so với tiềm năng của thành phố; việc xây dựng tổ chức khuyến học, đơn vị học tập còn nhiều khó khăn ở một số cơ quan, đơn vị.

Về quan điểm chỉ đạo, nội dung Nghị quyết nêu: Thống nhất nhận thức việc đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị.

Các cấp, các ngành và toàn xã hội đều phải vào cuộc để công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập có kết quả tương xứng với vị trí, vai trò của Thủ đô; tập trung xây dựng xã hội học tập gắn với xây dựng văn hóa, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Mục tiêu đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân Thủ đô, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Phấn đấu Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO trong thời gian sớm nhất.

Về mục tiêu cụ thể, Nghị quyết nêu, phấn đấu đến năm 2025: Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; duy trì tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi biết chữ đạt 99,5% trở lên; tỷ lệ người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt 95%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân, tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt 75 - 80%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55 - 60%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 50%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 50%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 50%...

Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, phấn đấu 80% cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 80 - 85%.

Về việc xây dựng các mô hình học tập, phấn đấu tỷ lệ người dân đạt danh hiệu công dân học tập đạt 50%; tỷ lệ người dân có kỹ năng số đạt 50%; tỷ lệ gia đình, dòng họ, cộng đồng đạt danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập đạt 60%; tỷ lệ đơn vị được công nhận là đơn vị học tập đạt 50%; 40% quận, huyện, thị xã được công nhận danh hiệu huyện học tập theo các tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành; đăng ký danh hiệu “Thành phố học tập” theo tiêu chí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Đến năm 2030, Nghị quyết đặt mục tiêu: Duy trì kết quả đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; người trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ đạt tỷ lệ 99,6%; người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ đạt tỷ lệ 96%; 100% quận, huyện, thị xã duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% quận, huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Tỷ lệ người lao động được qua đào tạo đạt 80 - 85%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin đạt 70%; tỷ lệ người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống đạt 70%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt 60%, trong đó, 15% dân số có trình độ đại học trở lên. Giai đoạn này, Hà Nội phấn đấu có tỷ lệ trường công lập chuẩn quốc gia đạt 85 - 90%...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bí thư Hà Nội yêu cầu nhanh nhất cấp nước lại cho cư dân khu đô thị Thanh Hà
Bí thư Hà Nội yêu cầu nhanh nhất cấp nước lại cho cư dân khu đô thị Thanh Hà

VOV.VN - Ngày 18/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND Thành phố tập trung bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân Khu đô thị Thanh Hà.

Bí thư Hà Nội yêu cầu nhanh nhất cấp nước lại cho cư dân khu đô thị Thanh Hà

Bí thư Hà Nội yêu cầu nhanh nhất cấp nước lại cho cư dân khu đô thị Thanh Hà

VOV.VN - Ngày 18/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND Thành phố tập trung bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước sạch sinh hoạt trở lại và có giải pháp bảo đảm ổn định lâu dài cho người dân Khu đô thị Thanh Hà.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chú trọng phân quyền tối đa
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chú trọng phân quyền tối đa

VOV.VN - Sáng 1/8, Đảng uỷ khối các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chú trọng phân quyền tối đa

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chú trọng phân quyền tối đa

VOV.VN - Sáng 1/8, Đảng uỷ khối các Trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp và Trường Đại học Luật Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Nhiều ý kiến chuyên sâu được góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi)
Nhiều ý kiến chuyên sâu được góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi)

VOV.VN - Sáng 28/7, Đảng uỷ khối các Trường đại học, cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức họp báo về Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” diễn ra sáng 1/8 tới đây tại trường Đại học Luật Hà Nội.

Nhiều ý kiến chuyên sâu được góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi)

Nhiều ý kiến chuyên sâu được góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi)

VOV.VN - Sáng 28/7, Đảng uỷ khối các Trường đại học, cao đẳng Hà Nội, Sở Tư pháp, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức họp báo về Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)” diễn ra sáng 1/8 tới đây tại trường Đại học Luật Hà Nội.