Hà Nội sẽ lắp 15 camera giám sát điểm úng ngập

VOV.VN - Những trận mưa có lưu lượng lớn, thời gian dài khiến nhiều điểm nội đô Hà Nội úng ngập. Hệ thống thoát nước của Hà Nội không đủ năng lực tiêu thoát

Chiều 15/5, thông tin về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn Hà Nội năm 2018, đại diện Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, qua kiểm tra hiện trạng các công trình đê điều trước mùa mưa bão, xác định hiện có 4 trọng điểm là:

Đê, kè Cổ Đô đê hữu hồng Ba Vì, cống Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm; Đê, kè, cống Xuân Canh – Long Tửu; đê tả Đuống, huyện Đông Anh; cống Cẩm Đình, đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ

Ngoài ra còn có 12 điểm xung yếu khu vực kè Khê Thượng, huyện Ba Vì; khu vực đê Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; khu vực kè Liên Trì, huyện Đan Phượng; cụm công trình cống qua đê Yên Sở; khu vực kè An Cảnh, huyện Thường Tín; cống trạm bơm Thụy Phú, huyện Phú Xuyên…

Rác trong Hồ Bảy Mẫu Công viên Thóng nhất sau trận mưa tối 13/5.

Đây là những khu vực dễ xảy ra sự cố trong mùa mưa bão năm 2018, tuy nhiên vẫn chưa được đầu tư, nâng cấp.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai TP Hà Nội đề nghị các sở ngành, các địa phương có liên quan cần theo dõi chặt chẽ và xây dựng phương án ứng phó cụ thể đối với từng vị trí trong trường hợp khẩn cấp.

Theo ông Chu Phú Mỹ, Phó Trưởng ban chỉ huy Phòng chống thiên tai TP Hà Nội nguyên nhân úng ngập do mật độ xây dựng quá cao và ý thức xả rác của một bộ phận người dân ra cống rất nhiều, trong khi mực nước sông Nhuệ, sông Tô Lịch rất thấp mưa xuống nước không tiêu là nguyên nhân các hố ga, cống nước ách tắc do rác thải quá nhiều.

"Hiện Hà Nội đang triển khai đầu tư xây dựng một số trạm bơm tiêu thoát nước ở một số khu vực. Dự kiến đến năm 2020, một số trạm bơm công suất lớn hoàn thành. Còn trong mùa mưa này, TP mới chỉ có thêm trạm bơm Yên Nghĩa đưa vào hoạt động vì thế khi có mưa lớn vẫn sẽ còn xảy ra tình trạng ngập úng một số nơi trong nội thành", ông Mỹ cho biết.

Hiện nay hệ thống thoát nước của Hà Nội mới chỉ thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước khu vực nội thành thuộc khu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu với diện tích 77,5km2 (gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ và một phần các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân) có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ 300mm/2 ngày. Còn lại các khu vực khác chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước như: Khu vực tả Nhuệ, hữu Nhuệ, khu vực Long Biên, quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, một phần Bắc Từ Liêm.

Các khu vực đô thị mới vẫn còn tình trạng úng ngập cục bộ khi có mưa lớn do tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng hệ thống hạ tầng thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch được phê duyệt. Hơn nữa, một số trạm bơm tiêu chính và các công trình đầu mối kèm theo như kênh dẫn, kênh xả, hồ điều hòa.

Các trạm bơm Liên Mạc giai đoạn 1 với công suất 90m3/giây, Trạm bơm Gia Thượng, Cự Khối công suất 65m3/giây đang được triển khai đầu tư xây dựng.

Sông Nhuệ chưa được cải tạo, nạo vét và kè đến cốt thiết kế cũng là những nguyên nhân chính không bảo đảm được công tác thoát nước cho thành phố.

Về phía Sở Xây dựng cũng xây dựng kế hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập cho khu vực nội thành.

Theo đó, sẽ triển khai lắp đặt 15 camera giám sát điểm úng ngập; từng bước xây dựng hệ thống mô phỏng các điểm úng ngập nhằm đưa ra giải pháp xử lý giảm thiểu úng ngập. Hoàn thiện trước mùa mưa công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện có.

Công tác ứng trực 24/24h giải quyết thoát nước khi mưa cũng được đặc biệt quan tâm, nghiêm túc triển khai theo kế hoạch; thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh các sự cố xảy ra khi có mưa bão nhằm nắm bắt thông tin diễn biến và tình hình úng ngập trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thành phố chỉ đạo các ngành liên quan chuẩn bị sẵn sàng các xe bơm di động, xe hút stec, các thiết bị phương tiện cơ giới gồm 72 xe hút, xe stec, phản lực; 20 máy bơm chìm từ 100 đến 150 m3/giờ; 11 máy phát điện 5-30KVA; 1 tổ xe bơm di động 1.000 m3/giờ, 2 xe bơm di động 1.800 m3/giờ, 8 tổ máy bơm di động từ 200 đến 300 m3/ giờ và hơn 100 ô tô chuyên dùng, máy xúc, xe tải cẩu...

Theo dõi chặt chẽ, thường xuyên 15 điểm nguy cơ xảy ra úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50mm trong vòng 2 giờ để có giải pháp tiêu thoát kịp thời, giải quyết xử lý nhanh giảm thời gian và chiều sâu úng ngập còn tồn tại. Theo dõi các điểm nguy cơ úng ngập cục bộ tại các ngõ ngách, nhất là các điểm ngập sâu trong các ngõ xóm với các trận mưa có cường độ 50mm trong vòng 2 giờ để có biện pháp khắc phục kịp thời, bố trí thiết bị bơm hút giảm thiểu úng ngập./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM
Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM

VOV.VN -Chiều 7/5, một cơn mưa lớn bất chợt trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường tại TP HCM ngập sâu ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM

Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở TP HCM

VOV.VN -Chiều 7/5, một cơn mưa lớn bất chợt trên diện rộng khiến nhiều tuyến đường tại TP HCM ngập sâu ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

Hà Nội: Mưa lớn, phố phường biến thành sông, giao thông tê liệt
Hà Nội: Mưa lớn, phố phường biến thành sông, giao thông tê liệt

VOV.VN - Sau cơn mưa  đầu mùa xối xả kéo dài vào tối 12/5, hàng loạt tuyến phố Hà Nội biến thành sông, tê liệt giao thông nhiều điểm

Hà Nội: Mưa lớn, phố phường biến thành sông, giao thông tê liệt

Hà Nội: Mưa lớn, phố phường biến thành sông, giao thông tê liệt

VOV.VN - Sau cơn mưa  đầu mùa xối xả kéo dài vào tối 12/5, hàng loạt tuyến phố Hà Nội biến thành sông, tê liệt giao thông nhiều điểm