Hà Nội: Sợ hãi nhìn nhà bị nước sông Hồng cuốn trôi

VOV.VN - Người dân hãi hùng trước cảnh căn nhà bao năm gắn bó đang chìm dần xuống dòng nước đục ngàu chảy xiết mà không biết phải làm sao.

Gần 1 tháng sau đêm kinh hoàng của cơn bão số 3, ông Nguyễn  Văn Bình vẫn chưa quên được cảnh tưởng hãi hùng khi chứng kiến căn nhà của mình tại địa chỉ số 975 Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị dòng nước “nuốt chửng”.

Nền căn nhà bị sụt lún nguy hiểm.

Ông Bình kể, đêm đó nước sông dâng cao cuồn cuộn trôi, ông nằm bên căn nhà đi thuê bên cạnh, tâm trạng lo âu thấp thỏm không ngủ được, sống gần 20 năm ở đây nhưng chưa năm nào ông thấy nước dâng cao như thế. Bỗng dưng nghe tiếng động lạ, đoán chuyện chẳng lành đã đến, ông bật dậy, mở cửa dò dẫm xuống căn nhà cách đó vài ba mét, một cảnh tưởng hãi hùng trước mặt căn nhà bao năm gắn bó đang chìm dần xuống dòng nước đục ngàu chảy xiết.

Sở NN- PTNT Hà Nội đánh giá, khu vực bờ sông, K68+880 đê Hữu Hồng, thuộc địa bàn phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng (cuối ngõ 975 Bạch Đằng) đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng: chiều dài cung sạt khoảng 15m, cung sạt ăn sâu vào bờ khoảng 3m, đỉnh cung sạt lở cao trình (+7,5)m; đồng thời xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt đường dân sinh dọc khu vực sạt lở. Thời điểm sạt lở, mực nước sông Hồng là (+6,22)m.

UBND phường Bạch Đằng cho biết tại khu vực này có 5 địa chỉ các hộ gia đình và một công ty là các hộ liền kể có khả năng sạt lở tiếp.

Riêng căn nhà bị sụt lún của gia đình ông Nguyễn Văn Bình (SN 1955) và Phạm Thị Bình (SN 1958) có 7 người đang sinh sống. Ngoài 2 ông bà còn có 5 thành viên khác gia đình người con trai. 2 vợ chồng và 3 cháu nhỏ, trong đó cháu bé nhất mới học lớp 3 cháu nhỏ mới được 8 tháng.

Phần còn sót lại sau khi căn nhà bị nước cuốn.

Diện tích nhà khoảng 30m bị nước dâng cao cuốn trôi hết cây cảnh, gà tre chỉ còn lại cửa sắt.

Trước đó, vì lo ngại nguy cơ sạt lở gây nguy hiểm đến tính mạng, gia đình chuyển sang thuê nhà bên cạnh vừa  rút sang được 3 hôm thì xảy ra sự việc. “Khu đất này chúng tôi ở từ năm 2000 đến giờ. Bao năm nay ở đây chúng tôi không thấy có nước to mấp mé nhà như thế này, không có hiện tượng lở nứt gì cả. Năm nay nước to, tổ dân phố, chính quyền cũng đến nhà thông báo vận động di dời để tránh nguy hiểm”.

Nhận thức việc định cư lâu dài bên bờ sông bị sạt lở là rất nguy hiểm, ông, bà Bình bảy tỏ: “Mong muốn của gia đình chúng tôi làm sao được chính quyền hỗ trợ để có một căn nhà dù trật nhỏ, ở xa hay gần cũng được miễn là có chỗ ở. Nơi ở như chỗ này sạt lở nguy hiểm lắm. Vợ chồng tôi thì đã già rồi. Các cháu thì bé quá… chúng tôi cũng chẳng biết nói sao chỉ mong các ngành, các cấp, thành phố tạo điều kiện cho một nơi ở khác an toàn”.

Nước sông Hồng dâng cao chảy mạnh tác động vào bờ sông.

Căn nhà còn lại phía trên mặc dù may mắn chưa bị nước cuốn nhưng ở trong tình trạng rất nguy hiểm, nguy cơ sụt lút xuống sông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chân móng có dấu hiệu rạn nứt, tường nhà sát vách hàng xóm đang tách rời ra phía sông. Mặc dù còn nhà nhưng có cũng như không gia đình ông bà Bình phải khóa cửa để đấy. Hai ông bà phải thuê nhà 3 triệu đồng/tháng ở ngay gần cạnh để ở và trông nom tài sản. Ông Nguyễn Văn Bình cho biết trước đây công tác ở Xí nghiệp vận tải hàng hóa số 2, năm 1990 về nghỉ theo chế độ 176 .

Theo Sở Nông nghiệp, nguyên nhân do việc lái dòng để hướng luồng lạch chính từ phía bờ tả sang cảng Hà Nội của ngành giao thông đã làm thúc vào bờ sông vở sông không được gia cố phía bờ hữu, đồng thời dòng chủ lưu tiếp tục áp sáp bờ vở gây ra sự cố sạt lở trước khi vào khu vực cảng Hà Nội. Mặt khác, khu vực bờ hữu sông Hồng thuộc địa bàn phường Bạch Đằng có mật độ dân cư sống ven bờ sông cao, tình trạng xây dựng công trình lên phần đất san lấp nên thường dễ gây sạt lở khi có mưa to hoặc nước lũ lên xuống. Ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây mưa lớn trên địa bàn kết hợp với nước sông Hồng lên xuống đã thúc đẩy gây ra sạt lở.

Trao đổi với chính quyền phường, bà Lê Bích Hằng Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng cho biết diện tích đất bị nước sông Hồng cuốn trôi người dân sinh sống ổn định từ lâu.

Trước hoàn cảnh thiên tại của gia đình bà Bình, phường cũng kêu gọi vận động hỗ trợ. Chúng tôi cũng rất muốn hỗ trợ cho dân, ví dụ như nhà tái định cư cần có cơ chế báo cáo thành phố  xem xét mới xin được, việc này UBND quận Hai Bà Trưng đã có văn bản báo cáo thành phố.

Gia đình ông Bình phải thuê nhà ngay bên trên để tạm cư và trông căn nhà có nguy cơ tiếp tục bị sụt lún.

Về phía chính quyền phường, chúng tôi cắm biển cảnh báo người dân nguy hiểm sạt lở, vận động người dân di dời tài sản trước thời điểm mưa bão. Bản thân chủ nhà cũng nhận thấy mức độ nguy hiểm nên đã phải di chuyển người và tài sản nên đã hạn chế được mất tài sản.

Mỗi lần dự báo có các cơn bão về, chính quyền luôn sát sao đi vận động, cho lực lượng cảnh sát khu vực đi kiểm tra nếu thấy không di dời là phải dùng biện pháp gần như là cưỡng chế yêu cầu hộ gia đình đi ra khỏi nhà hết bão mới quay về để đảm bảo tuyệt đối an toàn về tính mạng của người dân. Các hộ dân họ nhìn thấy mức độ nguy hiểm khi phường vận động nên tuân thủ ngay.

Theo bà Hằng phường rất mong muốn được thành phố quan tâm cho xây kè để đỡ nguy hiểm cho người dân. Trước đây, thành phố đã triển khai dự án làm kè rồi nhưng chỉ thực hiện được đến hết địa bàn phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm) thì hết tiền nên không làm nữa.

Sở Nông nghiệp nhận định: mưa lớn, nước sông lên xuống sạt lở sẽ tiếp tục phát triển mạnh và diễn biến khó lường, tính mạng, tài sản của nhân dân không thể an toàn. Vì vậy, giải pháp trước mắt, Thành phố cho phép xử lý cấp bách, thả đá rời hộ chân để chống sạt lở. Phạm vi thực hiện từ K68+787 đến tiếp nối với đoạn đã được xử lý cấp bách trước đó năm 2012. Về lâu dài, Thành phố sớm cho phép triển khai dự án: Xử lý tổng thể kè chống sạt lở bờ hữu sông khu vực phường Chương Dương (quận Hoàn Kiếm), phường Thanh Lương và Bạch Đằng quận Hai Bà Trưng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lào Cai: Sạt lở đất khiến 2 người thương vong
Lào Cai: Sạt lở đất khiến 2 người thương vong

VOV.VN - Khoảng 10m3 đất đá từ taluy dương phía sau đã sạt lở làm đổ tường 1 phòng trọ cấp 4 khiến 1 người chết, 1 người bị thương.

Lào Cai: Sạt lở đất khiến 2 người thương vong

Lào Cai: Sạt lở đất khiến 2 người thương vong

VOV.VN - Khoảng 10m3 đất đá từ taluy dương phía sau đã sạt lở làm đổ tường 1 phòng trọ cấp 4 khiến 1 người chết, 1 người bị thương.

Sạt lở vùi lấp 7 người tại Thanh Hóa: Tìm thấy thêm một phần thi thể
Sạt lở vùi lấp 7 người tại Thanh Hóa: Tìm thấy thêm một phần thi thể

VOV.VN -Hơn 150 người đã được huy động tìm kiếm thâu đêm nhưng mới phát hiện 2 thi thể và một phần thi thể của nạn nhân vụ sạt lở khiến 7 người gặp nạn.

Sạt lở vùi lấp 7 người tại Thanh Hóa: Tìm thấy thêm một phần thi thể

Sạt lở vùi lấp 7 người tại Thanh Hóa: Tìm thấy thêm một phần thi thể

VOV.VN -Hơn 150 người đã được huy động tìm kiếm thâu đêm nhưng mới phát hiện 2 thi thể và một phần thi thể của nạn nhân vụ sạt lở khiến 7 người gặp nạn.

Lào Cai: Sạt lở “đánh bay” 3 căn nhà, quốc lộ 4D ách tắc
Lào Cai: Sạt lở “đánh bay” 3 căn nhà, quốc lộ 4D ách tắc

VOV.VN -Sạt lở đất do mưa lớn kéo dài tại Sa Pa – Lào Cai đã khiến 3 nhà dân bị sập đổ, quốc lộ 4D ách tắc nặng nề. 

Lào Cai: Sạt lở “đánh bay” 3 căn nhà, quốc lộ 4D ách tắc

Lào Cai: Sạt lở “đánh bay” 3 căn nhà, quốc lộ 4D ách tắc

VOV.VN -Sạt lở đất do mưa lớn kéo dài tại Sa Pa – Lào Cai đã khiến 3 nhà dân bị sập đổ, quốc lộ 4D ách tắc nặng nề. 

Danh tính 2 công nhân tử vong do sạt lở đất ở nhà máy thủy điện
Danh tính 2 công nhân tử vong do sạt lở đất ở nhà máy thủy điện

VOV.VN - Hiện đã xác minh được danh tính của 2 nạn nhân trong vụ sạt lở đất, vùi lấp lán ở Nhà máy thủy điện Bắc Nà (Bản Liền - Bắc Hà - Lào Cai).

Danh tính 2 công nhân tử vong do sạt lở đất ở nhà máy thủy điện

Danh tính 2 công nhân tử vong do sạt lở đất ở nhà máy thủy điện

VOV.VN - Hiện đã xác minh được danh tính của 2 nạn nhân trong vụ sạt lở đất, vùi lấp lán ở Nhà máy thủy điện Bắc Nà (Bản Liền - Bắc Hà - Lào Cai).