Hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre kêu trời vì sử dụng nước nhiễm mặn giá cao

VOV.VN - Hiện nay, bước vào cao điểm hạn mặn, nguồn nước ngọt sinh hoạt đối với người dân tỉnh Bến Tre bắt đầu khan hiếm, nhiều trạm cấp nước trên địa bàn đã bị nhiễm mặn. Điều cần quan tâm là tại một số xã ở huyện Châu Thành, rất nhiều hộ dân rất bức xúc, dù phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn nhưng đóng phí ở mức cao.

 

Gia đình bà Trần Thị Kim Huê ấp Hòa Long, xã Giao Long, huyện Châu Thành cũng như các hộ dân nơi đây rất bức xúc khi nguồn nước sinh hoạt từ vòi nước bị nhiễm mặn ngày càng nặng nề. Dù mỗi tháng phải đóng vài trăm nghìn tiền phí nhưng nguồn nước này chỉ để rửa chén bát, làm vệ sinh.

"Mấy bữa nay nước mặn luôn rồi, đâu có xài được, rửa rau để tới trưa là hư hết. Nước mặn này chỉ để dội bồn cầu, rửa chén thôi, tắm cũng không được, ngứa lắm. Tắm rửa mình trữ nước ngọt, thiếu thì mình phải mua nước thùng 20 lít đó. Dân mình có ý kiến là công ty phải đưa nước ngọt về để sử dụng, khắc phục nguồn nước nhiễm mặn, nếm vô miệng là sợ luôn”, bà Trần Thị Kim Huê nói.

Còn bà Huỳnh Thị Hồng người dân ở ấp 3, xã An Hóa cho biết,  mỗi năm khi vào mùa nắng thì nguồn nước cấp từ trạm cấp nước nhiễm mặn. Người dân địa phương phải trữ nước hay mua nước bình để nấu ăn, uống. Dù nước nhiễm mặn chất lượng chưa đảm bảo nhưng công ty vẫn thu mức giá không thay đổi.

Bà Hồng tâm tư: "Nước mặn vầy đâu có sử dụng được, tôi tháo nhà ra sửa lại bây giờ không có nước ngọt để trộn hồ nữa, nước mặn sao mà xây. Ăn uống thì nhờ đã chứa nước ngọt lại, mặn còn nữa thì phải mua nước ngọt chứ nước ở đâu mà xài. Từ hồi đó đến giờ vậy đó, hả đến mùa mặn thì xài nước mặn, khi nào mưa xuống mới có nước ngọt. Bây giờ đề nghị phải có nước ngọt cho dân xài chứ đóng tiền giá 11 nghìn đồng/m khối mà phải sử dụng nước nhiễm mặn vầy kỳ vậy”.

Được biết, hàng nghìn hộ dân ở các xã An Hóa, Giao Long, Giao Hòa, An Phước huyện Châu Thành từ lâu sử dụng nguồn nước sinh hoạt do Công ty cổ phần Cấp nước sinh hoạt Châu Thành cấp. Nguồn nước cấp cho khách hàng là nguồn nước mặt từ hệ thống sông rạch được bơm vào các nhà máy xử lý nước. Khi nguồn nước mặt bị nhiễm mặn thì nước cấp đến từng hộ dân cũng nhiễm mặn tương tự. Trong khi đó, giá nước doanh nghiệp này thu vẫn như mức giá nước sạch theo Quyết định 27 của UBND tỉnh Bến Tre (cao nhất đến trên 11.200 đồng/khối).

Ông Lý Duy Khánh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã An Hóa cho biết, toàn xã có khoảng 99% hộ dân (tương đương 1.280 hộ)  hiện đang sử dụng nước nhiễm mặn hơn 2 phần nghìn do công ty cổ phần Cấp nước Châu Thành cấp. Nhiều năm qua “điệp khúc” nước sinh hoạt nhiễm mặn tái diễn vào mùa khô gây bức xúc trong nhân dân.

Ông Lý Duy Khánh Ngọc nói: "Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, ý kiến cử tri phản ánh, UBND xã có trình các cấp có thẩm quyền cấp huyện, tỉnh. Đến giờ này nơi công ty cổ phần Cấp nước huyện Châu Thành vẫn chưa có biện pháp khắc phục, người dân địa phương vẫn còn sử dụng nước mặn, rất thiệt thòi cho người dân. Chính quyền địa phương cũng kiến nghị các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Châu Thành và công ty cổ phần cấp nước xử lý nước mặn thành nước ngọt hoặc là vận chuyển nước ngọt từ nơi khác để về cung cấp cho địa phương sử dụng”.

Ở thời điểm này, nhờ nguồn nước dự trữ còn nên người dân huyện Châu Thành tạm sử dụng trên tinh thần tiết kiệm. Nếu mặn xâm nhập còn kéo dài thì cuộc sống người dân nơi đây sẽ vất vả hơn do phải tốn chi phí cho việc mua nước bình hay nguồn nước ngọt mà các dịch vụ chuyển từ nơi khác đến.

Chủ trương chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam là các nhà máy nước phải nỗ lực tìm các giải pháp để cung cấp nước ngọt cho người dân và doanh nghiệp; trong đó phương án chở nước ngọt về phục vụ nhân dân.

Do đó, việc tồn tại nguồn nước sinh hoạt phục vụ  nhiều hộ dân ở huyện Châu Thành bị nhiễm mặn kéo dài và phải trả phí giá nước sạch thông thường mà công ty cổ phần Cấp nước Châu Thành thực hiện là không thể chấp nhận được. Chính quyền huyện Châu Thành và các ngành chức năng tỉnh Bến Tre cần kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng này trên cơ sở hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm của đơn vị kinh doanh nước sinh hoạt; đặc biệt  phải quan tâm chất lượng nguồn nước để đảm bảo sức khỏe người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiễm phèn, nhiễm mặn, hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi “khát” nước sạch
Nhiễm phèn, nhiễm mặn, hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi “khát” nước sạch

VOV.VN - Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiều năm qua hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch. Thiếu nước sạch trong mùa nắng nóng, cuộc sống của các hộ dân vùng biển này vô cùng bức bách.

Nhiễm phèn, nhiễm mặn, hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi “khát” nước sạch

Nhiễm phèn, nhiễm mặn, hàng trăm hộ dân ở Quảng Ngãi “khát” nước sạch

VOV.VN - Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, nhiều năm qua hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch. Thiếu nước sạch trong mùa nắng nóng, cuộc sống của các hộ dân vùng biển này vô cùng bức bách.

Thủy điện giảm xả nước để ứng phó hạn hán, nhiễm mặn
Thủy điện giảm xả nước để ứng phó hạn hán, nhiễm mặn

VOV.VN - Mùa cạn 2023 khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam sẽ rất khó khăn về nguồn nước do nắng nóng, xâm nhập mặn và lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm. Do đó, các thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam đã giảm lưu lượng xả nước phát điện để giữ nguồn nước sẵn sàng ứng phó và đảm bảo cung cấp nước cho TP. Đà Nẵng cùng các địa phương.

Thủy điện giảm xả nước để ứng phó hạn hán, nhiễm mặn

Thủy điện giảm xả nước để ứng phó hạn hán, nhiễm mặn

VOV.VN - Mùa cạn 2023 khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam sẽ rất khó khăn về nguồn nước do nắng nóng, xâm nhập mặn và lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm. Do đó, các thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam đã giảm lưu lượng xả nước phát điện để giữ nguồn nước sẵn sàng ứng phó và đảm bảo cung cấp nước cho TP. Đà Nẵng cùng các địa phương.

Nắng nóng kéo dài, Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn
Nắng nóng kéo dài, Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông ở tỉnh Quảng Nam xuống thấp khiến mặn liên tục xâm nhập sâu lên phía thượng nguồn. Tình trạng này khiến các trạm bơm dọc sông Thu Bồn không thể cung cấp đủ nước tưới cho lúa Hè - Thu.

Nắng nóng kéo dài, Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn

Nắng nóng kéo dài, Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn

VOV.VN - Nắng nóng kéo dài, mực nước trên các sông ở tỉnh Quảng Nam xuống thấp khiến mặn liên tục xâm nhập sâu lên phía thượng nguồn. Tình trạng này khiến các trạm bơm dọc sông Thu Bồn không thể cung cấp đủ nước tưới cho lúa Hè - Thu.

Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn cuối vụ Đông Xuân
Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn cuối vụ Đông Xuân

VOV.VN - Những ngày qua, nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào bể hút Trạm bơm điện 19 Tháng 5 ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khiến nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân ở địa phương này có nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới.

Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn cuối vụ Đông Xuân

Quảng Nam ứng phó với nhiễm mặn cuối vụ Đông Xuân

VOV.VN - Những ngày qua, nước mặn liên tục xâm nhập sâu vào bể hút Trạm bơm điện 19 Tháng 5 ở xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam khiến nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân ở địa phương này có nguy cơ thiếu hụt nguồn nước tưới.

Nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn, Đà Nẵng lại nhờ Quảng Nam điều tiết nước sông thượng nguồn
Nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn, Đà Nẵng lại nhờ Quảng Nam điều tiết nước sông thượng nguồn

VOV.VN - Hơn 1 tháng nay, nước sông Cầu Đỏ, thành phố Đà Nẵng nhiễm mặn nặng, nguồn nước thô của Nhà máy Nước Cầu Đỏ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng không thể sử dụng.

Nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn, Đà Nẵng lại nhờ Quảng Nam điều tiết nước sông thượng nguồn

Nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn, Đà Nẵng lại nhờ Quảng Nam điều tiết nước sông thượng nguồn

VOV.VN - Hơn 1 tháng nay, nước sông Cầu Đỏ, thành phố Đà Nẵng nhiễm mặn nặng, nguồn nước thô của Nhà máy Nước Cầu Đỏ cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng không thể sử dụng.