Hàng trăm học viên ở Lai Châu mòn mỏi chờ chứng chỉ nghề sau đào tạo

VOV.VN - Câu chuyện không được hỗ trợ tiền và cấp chứng chỉ nghề sau đào tạo đã được người dân kiến nghị nhiều lần tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tỉnh Lai Châu ở các địa phương. Tuy nhiên cho đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết.

 

 

Khi chính quyền địa phương và doanh nghiệp thông báo triển khai đề án của Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn", hàng trăm người dân từ vùng thấp đến vùng cao ở các huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu đã hồ hởi tham gia, với mong muốn có được kiến thức và chứng chỉ nghề để xin việc làm, có thu nhập. Thế nhưng đến nay, đã hơn 2 năm kể từ khi khóa học kết thúc, hơn 500 học viên vẫn chưa được nhận chứng chỉ, cũng như các khoản tiền hỗ trợ theo quy định.

Cách đây hơn 2 năm, khi tham gia lớp học đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại địa phương, do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu tổ chức, anh Cứ A Chư, dân tộc Mông ở xã vùng cao Khun Há, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) kỳ vọng khi kết thúc khóa học sẽ có chứng chỉ nghề để xuống phố xin việc làm, phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Thế nhưng chờ mãi đến nay, anh vẫn chưa nhận được chứng chỉ, đồng nghĩa với không xin được việc làm, nên anh phải ở nhà làm nương rẫy: "Lúc khai giảng cán bộ nói rất rõ là khi chúng tôi học thì vẫn được hỗ trợ tiền hàng ngày; học xong sẽ được cấp chứng chỉ và được hỗ trợ một ít tiền nữa khi kết thúc khóa học. Nhưng chúng tôi học xong cho đến nay chứng chỉ vẫn không có, tiền hỗ trợ cũng không thấy". 

Không riêng anh Chư, nhiều học viên khác ở các xã vùng cao thuộc các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ và thành phố Lai Châu cũng 2 năm mòn mỏi, song vẫn chưa được nhận chứng chỉ, cùng tiền hỗ trợ sau khi khóa đào tạo nghề kết thúc.

Anh Hảng A Phùa, ở bản Cư Nhà La, xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu nói: "Tôi không có chứng chỉ nghề mới đi học. Học xong tôi đi xin việc để làm, khi thử tay nghề mình thì người ta nhận, nhưng do không có chứng chỉ nên người ta không nhận nữa. Người ta bảo tôi chưa qua trường lớp đào tạo, không có chứng chỉ nên người ta không nhận. Giờ chỉ mong muốn là được cấp chứng chỉ, để đi làm, hay xin việc ở đâu cũng sẽ dễ dàng hơn".

Câu chuyện không được hỗ trợ tiền và cấp chứng chỉ nghề sau đào tạo đã được người dân kiến nghị nhiều lần tại các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tỉnh Lai Châu ở các địa phương. Tuy nhiên cho đến nay, sự việc vẫn chưa được giải quyết.

Bà Ngô Thị Thanh Huyền, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu - đơn vị đào tạo cho biết: Việc các học viên chưa được nhận chứng chỉ và kinh phí hỗ trợ là do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu thiếu trách nhiệm, không chịu đi nghiệm thu sau khi bế giảng lớp học. Không có biên bản nghiệm thu lớp học, nên đơn vị không hoàn thiện được thủ tục giấy tờ để quyết toán, thanh lý hợp đồng.

"Chúng tôi đã đào tạo xong hoàn toàn 37 lớp, nhưng không được tổ chức nghiệm thu 19 lớp. Chúng tôi đã lên kế hoạch mời Sở đi nghiệm thu và đến tận nhà cán bộ chuyên môn đón, nhưng không đón được. Chúng tôi đã bỏ tiền ra để chi trả cho người dân, nhưng đến nay cũng không được thanh toán. Năm 2019 thì bảo là 19 lớp đó không đạt yêu cầu, nhưng năm 2021 Sở lại ký biên bản nghiệm thu 8 lớp để bù trừ vào số tiền 820 triệu đã tạm ứng cho doanh nghiệp để đào tạo. Việc này tôi đã có ý kiến là không đồng ý và yêu cầu Sở làm đúng với nội dung hợp đồng", bà Huyền cho biết.

Được biết, năm 2019, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu đã ký kết 5 hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư xây dựng và Xúc tiến thương mại Lai Châu, nội dung là triển khai đào tạo 37 lớp, cho hơn 1.100 học viên là lao động nông thôn, với tổng kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng. Theo hợp đồng, các lớp học có thời gian đào tạo 60 ngày và khi kết thúc khóa học, mỗi học viên sẽ được nhận 1,8 triệu đồng tiền hỗ trợ kèm chứng chỉ nghề. Cuối năm 2019, tất cả các lớp học đã hoàn thành chương trình đào tạo, nhưng đơn vị đào tạo mới quyết toán, cấp chứng chỉ và chi trả tiền chế độ cho học viên của 18 lớp. Còn lại hơn 500 học viên của 19 lớp thì cho đến nay vẫn chưa được cấp chứng chỉ và nhận tiền hỗ trợ.

Ông Trần Đỗ Công, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu cho biết, theo hợp đồng, đơn vị đào tạo có trách nhiệm hoàn thành chương trình, nội dung học cho học viên và phải được chủ đầu tư nghiệm thu thì mới được quyết toán hợp đồng. Chủ đầu tư là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ động thực hiện giám sát để nghiệm thu chất lượng khi hoàn thành khóa học. Qua nghiệm thu, những lớp đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện sẽ được quyết toán; còn những lớp không đủ điều kiện quyết toán sẽ chỉ được thanh toán theo khối lượng công việc đã được nghiệm thu. Đến đầu năm 2020, Sở đã thanh toán được 18/37 lớp đủ điều kiện, với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng và đến nay vẫn chưa thu hồi được hơn 800 triệu đồng tiền tạm ứng.

Ông Trần Đỗ Công, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu cho hay: "Sau khi làm việc rất nhiều lần rồi thì công ty vẫn không giải quyết được. Chúng tôi cũng đã cùng với cơ quan chức năng mời đơn vị đến để cùng tháo gỡ. Vấn đề này cử tri cũng đã kiến nghị và đại biểu HĐND tỉnh cũng đã chất vấn rất nhiều lần, chúng tôi cũng rất sốt ruột giải quyết nhưng công ty vẫn không giải quyết được. Đến bước đường cùng thì vẫn phải đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, rồi sau đó bên nào sai thì bên đó chịu trách nhiệm".

Trong hai lần làm việc với lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu, phóng viên VOV đều đề nghị được cung cấp "Biên bản nghiệm thu lớp học” của 19 lớp chưa được quyết toán, song lãnh đạo đơn vị này đều từ chối, kèm theo câu trả lời "tất cả hồ sơ, Sở đã chuyển sang bên Tòa án".

Có thể thấy, sự việc tắc trách của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu trong quản lý, thực hiện đề án đã khiến hơn 500 học viên (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm, thu nhập. Vụ việc cũng đang khiến người dân nông thôn ở tỉnh Lai Châu mất dần niềm tin vào các lớp học đào tạo nghề do chính quyền địa phương và ngành chức năng tổ chức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ba học sinh thành F0, huyện miền núi Nghệ An dừng dạy học
Ba học sinh thành F0, huyện miền núi Nghệ An dừng dạy học

VOV.VN - Ngay sau khi 3 học sinh được phát hiện mắc Covid-19, huyện Quế Phong, Nghệ An đã dừng dạy học để tập trung chống dịch.

Ba học sinh thành F0, huyện miền núi Nghệ An dừng dạy học

Ba học sinh thành F0, huyện miền núi Nghệ An dừng dạy học

VOV.VN - Ngay sau khi 3 học sinh được phát hiện mắc Covid-19, huyện Quế Phong, Nghệ An đã dừng dạy học để tập trung chống dịch.

Nghệ An áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học
Nghệ An áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học

VOV.VN - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, với phương châm “Dừng đến trường, không ngừng việc học”, các đơn vị trường học, địa phương tại Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp giúp việc dạy và học diễn ra thuận lợi.

Nghệ An áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học

Nghệ An áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt trong việc tổ chức dạy và học

VOV.VN - Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, với phương châm “Dừng đến trường, không ngừng việc học”, các đơn vị trường học, địa phương tại Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp giúp việc dạy và học diễn ra thuận lợi.

Chọn trường nghề, hướng đi cho học sinh không thi vào lớp 10 ở TPHCM
Chọn trường nghề, hướng đi cho học sinh không thi vào lớp 10 ở TPHCM

VOV.VN - Theo thống kê mới nhất của Sở GD-ĐT TPHCM, mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, hơn 16.000 học sinh lớp 9 không đăng ký thi mà có những định hướng và lựa chọn khác như du học, theo học tại các trường dân lập.

Chọn trường nghề, hướng đi cho học sinh không thi vào lớp 10 ở TPHCM

Chọn trường nghề, hướng đi cho học sinh không thi vào lớp 10 ở TPHCM

VOV.VN - Theo thống kê mới nhất của Sở GD-ĐT TPHCM, mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, hơn 16.000 học sinh lớp 9 không đăng ký thi mà có những định hướng và lựa chọn khác như du học, theo học tại các trường dân lập.