Hành trình bảo vệ tầng ozone vì sự sống

VOV.VN - Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 là một sự kiện nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.

Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone được tổ chức vào ngày 16/9 hàng năm là một sự kiện nhằm tăng cường sự hiểu biết về Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; nâng cao nhận thức và truyền tải các thông điệp về bảo vệ tầng ozone tới cộng đồng và toàn xã hội. 

Vào những năm cuối 1970, các nhà khoa học đã nhận ra sự suy giảm mật độ ozone trên tầng bình lưu của khí quyển. Sự suy giảm này đã gây ra những lỗ thủng cho tầng ozone, đặc biệt tại hai vùng cực của Trái đất. Các nghiên cứu sau đó đã từng bước chứng minh rằng các khí Chlorofluorocarbons (CFC) và một số họ chất liên quan khác như Halon, Chlortetracycline (CTC), HCFC… là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Các chất khí CFC được sử dụng làm khí nén trong các bình xịt và trong công nghệ làm mát như tủ lạnh, máy điều hòa không khí...

Việc tầng ozone xuất hiện lỗ thủng tầng ozone làm gia tăng cường độ tia cực tím tới bề mặt Trái đất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người là có thể làm tăng tỷ lệ ung thư da và đục thủy tinh thể, đồng thời, gây hại cho các hệ sinh thái trên Trái đất. Nhận thức được mối nguy hại này, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý thông qua Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ozone vào năm 1985 và sau đó là Nghị định thư Montreal về Loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone vào ngày 16/9/1987. Nghị định thư Montreal là một bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa các cam kết về bảo vệ tầng ozone đã được các quốc gia đồng ý trong Công ước Vienna thông qua việc kiểm soát và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone.

Nhờ có Nghị định thư Montreal, tầng ozone đang dần hồi phục và được mong đợi sẽ trở về nguyên trạng trước năm 1980 vào giữa thế kỷ.

Năm nay, thế giới bước sang năm thứ 35 năm trên hành trình phục hồi tầng ozone. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu mang đến những khó khăn về kinh tế và xã hội. Thông điệp “Bảo vệ tầng ozone vì sự sống” nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tầng ozone đối với sự sống trên Trái đất và chúng ta phải tiếp tục bảo vệ tầng ozone cho các thế hệ tương lai.

Trong điều kiện của một nước đang phát triển và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang thể hiện nỗ lực cao của quốc gia trong các hoạt động bảo vệ tầng ozone và góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã triển khai kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi công nghệ (giai đoạn I từ 2012-2017, giai đoạn II từ 2018-2023).

Ở giai đoạn I, có 11 doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi công nghệ, giúp loại trừ 1.300 tấn HCFC-141b nguyên chất và HCFC-141b trộn sẵn trong polyol sử dụng trong sản xuất xốp cách nhiệt. Trong giai đoạn II, Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, làm lạnh và sản xuất xốp thực hiện chuyển đổi công nghệ nhằm loại trừ tiêu thụ 1.000 tấn HCFC-22 và loại trừ hoàn toàn HCFC-141b trộn sẵn trong sản xuất xốp cách nhiệt.

Theo TS Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT, nhằm thực hiện hiệu quả hơn các yêu cầu của Nghị định thư Montreal, thời gian tới, Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp lớn như: Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp Việt Nam về lộ trình loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone và chất gây hiệu ứng nhà kính bị kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; tăng cường quản lý xuất nhập khẩu, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính; tăng cường hiệu quả báo cáo và giám sát lượng tiêu thụ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính ở Việt Nam hàng năm.

Với vai trò là một thành viên chính thức của Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, đồng thời là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia trong hoạt động bảo vệ tầng ozone, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền như treo băng rôn trên các tuyến phố, tổ chức tọa đàm và phổ biến tờ rơi nhằm nâng cao nhận thức về quản lý các chất HCFC, HFC tại Việt Nam; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan liên quan để nâng cao năng lực, nhận thức của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân về tầm quan trọng của việc loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô dôn, các chất có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao để bảo vệ trái đất, bảo vệ sự sống trên hành tinh của chúng ta./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lỗ thủng tầng ozone của Trái Đất vẫn còn rất lớn
Lỗ thủng tầng ozone của Trái Đất vẫn còn rất lớn

VOV.VN - Loài người đã có nhiều nỗ lực để thu nhỏ kích cỡ lỗ thủng tầng ozone của Trái Đất. Tuy nhiên lỗ thủng đó vẫn còn rất to.

Lỗ thủng tầng ozone của Trái Đất vẫn còn rất lớn

Lỗ thủng tầng ozone của Trái Đất vẫn còn rất lớn

VOV.VN - Loài người đã có nhiều nỗ lực để thu nhỏ kích cỡ lỗ thủng tầng ozone của Trái Đất. Tuy nhiên lỗ thủng đó vẫn còn rất to.

Lỗ thủng tầng Ozone đang nhỏ lại
Lỗ thủng tầng Ozone đang nhỏ lại

VOV.VN - Nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học của Anh ngày 30/6 cho thấy kích cỡ lỗ thủng tầng Ozone đã co lại được gần 4 triệu km vuông.

Lỗ thủng tầng Ozone đang nhỏ lại

Lỗ thủng tầng Ozone đang nhỏ lại

VOV.VN - Nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học của Anh ngày 30/6 cho thấy kích cỡ lỗ thủng tầng Ozone đã co lại được gần 4 triệu km vuông.

10 triệu USD loại trừ chất gây hại tầng ozone
10 triệu USD loại trừ chất gây hại tầng ozone

Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn HCFC, Việt Nam cần đến 30 triệu USD cho các hoạt động trong 20 năm tới.  

10 triệu USD loại trừ chất gây hại tầng ozone

10 triệu USD loại trừ chất gây hại tầng ozone

Nếu muốn loại bỏ hoàn toàn HCFC, Việt Nam cần đến 30 triệu USD cho các hoạt động trong 20 năm tới.