Hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp của những cô gái trẻ vùng cao

VOV.VN - Hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp từ sản vật bản địa, nhiều cô gái trẻ vùng cao tỉnh Quảng Nam đã không chỉ tạo sinh kế cho riêng mình mà còn góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt, thông qua khởi nghiệp, những sản phẩm ngon, lạ của vùng cao đã đến được với người tiêu dùng cả nước.

Sản phẩm chuối xanh sấy khô, chuối sấy phô mai, chuối sấy gia vị muối ớt… mang thương hiệu Trang Nguyễn ở xã miền núi Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam ngày càng được nhiều người biết đến, đặc biệt là các bạn trẻ ở trong và ngoài tỉnh. Đây cũng là mặt hàng vừa được tỉnh Quảng Nam công nhận là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao.

Nguyễn Thị Trang, chủ cơ sở Trang Nguyễn chia sẻ, sinh ra và lớn lên ở vùng núi, từng chứng kiến cảnh bà con nông dân “khóc ròng” vì nông sản sau thu hoạch không tiêu thụ được phải đổ bỏ hoặc cho gia súc ăn khiến cô luôn trăn trở. Vì thế, sau khi sinh con đầu lòng, Trang quyết định nghỉ việc tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, ở nhà khởi nghiệp với sản phẩm lúc đầu là dầu dừa. Sau khi được Hội Phụ nữ xã Tiên Lãnh và huyện Tiên Phước động viên, hỗ trợ máy sấy, máy ép dầu và tín chấp Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay 70 triệu đồng, Trang quyết định đầu tư làm thêm các loại sản phẩm chuối sấy khô, dừa sấy khô và các loại mứt hoa quả mang hương vị đặc trưng của núi rừng Tiên Phước.

Nguyễn Thị Trang cho biết, thông qua các hội chợ kết nối nông sản, mạng Fabook, Zalo… các sản phẩm mang thương hiệu Trang Nguyễn ngày càng đến được với nhiều người khách hàng không chỉ ở tỉnh Quảng Nam, mà còn vươn ra Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh..: “Mỗi dịp Tết, khách đặt hàng nhiều tôi phải huy động thêm 5 đến 6 lao động địa phương, mỗi người thực hiện một khâu. Lúc cao điểm kêu thêm lao động thời vụ nữa. Làm sản phẩm OCOP mới đầu cũng khó khăn, nhờ đi hội chợ thường xuyên nên có nhiều đơn đặt hàng, chứ bình thường chủ yếu bán online. Qua hội chợ học hỏi được kinh nghiệm, giới thiệu, quảng bá được các sản phẩm của mình. Mong có nhiều hội chợ, nhiều chương trình kết nối nông sản, mở rộng thị trường tốt hơn. Thời buổi 4.0 bán hàng rất tốt”.

Các mô hình khởi nghiệp lấy nông sản vùng cao làm chủ lực đang ngày càng hấp dẫn và giúp nhiều phụ nữ khởi nghiệp thành công. Mô hình sản xuất bún, mì tươi từ nguyên liệu lúa rẫy của chị Vũ Thị Cẩm Vân ở huyện vùng cao Bắc Trà My cũng nằm trong số đó.

Cẩm Vân cho biết, chị nghiên cứu Dự án sản xuất phở khô từ gạo lứt Trà My với mong muốn mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm. Với ý tưởng này, năm 2021, dự án của Cẩm Vân đã lọt vào Top đầu trong số các dự án khởi nghiệp triển vọng của huyện Bắc Trà My: “Tổng Dự án sản xuất phở khô từ gạo lứt của em có tổng vốn đầu tư khoảng 600 triệu đồng, chưa kể những sản phẩm đã có sẵn tại nhà. Địa phương cũng giúp hết sức có thể, như bên Khuyến công hỗ trợ 50% kinh phí của tổng dự án. Mô hình thành công sẽ mở rộngDự án, giải quyết việc làm cho một số lao động  địa phương. Đặc biệt, bên mình sẽ thu mua nguyên liệu của bà con  để làm, sau đó sẽ cung cấp trở lại cho bà con. Nếu không họ sẽ bỏ hoang nương rẫy và không có việc làm”.

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch triển khai nội dung về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn. Qua đó, ngày càng có nhiều mô hình khởi nghiệp từ sản vật bản địa của thanh niên, phụ nữ miền núi tỉnh Quảng Nam ra đời, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tạo thêm sinh kế cho cộng đồng. 

Anh Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Nam, cho biết, vừa qua Tỉnh Đoàn Quảng Nam cũng đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn và các khóa tập huấn hướng dẫn và hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp cho thanh niên, phụ nữ miền núi: “Vào quý 3 và 4 hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Nam đều tổng hợp các dự án khởi nghiệp của thanh niên, đặc biệt là thanh niên miền núi, trong đó có phụ nữ để hỗ trợ các chính sách ưu đãi giúp các bạn trẻ miền núi khởi nghiệp và lập nghiệp. Đặc biệt hàng năm, Tỉnh Đoàn phối hợp với Ngân hàng CSXH chi từ 10 đến 15 tỷ hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ở miền núi. Nếu các bạn có nhu cầu vay vốn thì vay theo hình thức tín chấp, dưới 100 triệu thì chúng tôi sẽ thẩm định và cho vay. Đồng thời quảng bá các sản phẩm, khởi nghiệp ở miền núi”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Huyện nông thôn mới nâng cao Long Điền: Điểm kết nối quan trọng vùng Đông Nam Bộ
Huyện nông thôn mới nâng cao Long Điền: Điểm kết nối quan trọng vùng Đông Nam Bộ

VOV.VN - Trong 20 năm qua, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) đã biết tận dụng thời cơ, nắm bắt được xu thế phát triển, trong đó, lấy nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông để định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Huyện nông thôn mới nâng cao Long Điền: Điểm kết nối quan trọng vùng Đông Nam Bộ

Huyện nông thôn mới nâng cao Long Điền: Điểm kết nối quan trọng vùng Đông Nam Bộ

VOV.VN - Trong 20 năm qua, huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) đã biết tận dụng thời cơ, nắm bắt được xu thế phát triển, trong đó, lấy nhiệm vụ phát triển hạ tầng giao thông để định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Điện Biên: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Điện Biên: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

VOV.VN - Ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên đã luôn chú trọng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, góp phần phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Điện Biên: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Điện Biên: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

VOV.VN - Ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên đã luôn chú trọng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, góp phần phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.