Hồ chứa nước ngọt ở Hậu Giang phục vụ hơn 260.000 dân trong mùa khô hạn

VOV.VN - Nhằm thực hiện kế hoạch hành động và ứng phó với biến đổi khí hậu về nước biển dâng và xâm nhập mặn, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư hơn 183 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương để xây dựng hồ chứa nước ngọt. Hiện nay, dự án đã hoàn thành, chuẩn bị đưa vào vận hành phục vụ nước sinh hoạt cho hàng trăm ngàn hộ dân.

 

Ông Nguyễn Phát Phì ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy cho biết, ông có 3 công đất trồng lúa và làm vườn. Hàng năm vào mùa khô nước ở các kênh, rạch nơi đây thường cạn kiệt gây khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt. Các hộ dân thường phải tìm cách tích trữ nước trong mùa mưa để có nguồn nước ngọt phục vụ trong mùa khô.

 “Mùa khô rất khó khăn về nước bởi vì nước đục, có khi nước cạn quá, nước nhiễm trên ruộng xả xuống rất dơ luôn. Chúng tôi cũng mua lu, mua kiệu đồ để chứa nước, nếu không thì không có nước xài. Khu vực này chưa có nước sạch, người dân rất mong chờ nước sạch”, ông Nguyễn Phát Phì nói.

Khi được tin hồ chứa nước ngọt Hậu Giang chuẩn bị đưa vào vận hành, bà con nơi đây rất phấn khởi vì không còn phải mang nỗi lo thiếu nước sạch trong mùa khô.

Hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang được đầu tư xây dựng tại xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, với tổng diện tích đất 50ha, riêng diện tích mặt hồ là 21ha, chiều cao đập hồ là 7,5m, chiều dài đập hồ 1.917m, dung tích chứa nước lớn nhất của hồ gần 1 triệu m3. Đây là công trình đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân huyện Vị Thủy và một số vùng lân cận như thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A. Ước tính sẽ có hơn 260.000 hộ dân của Hậu Giang được hưởng lợi từ dự án này. 

Chị Nguyễn Thị Kim Tư ở xã Vĩnh Tường phấn khởi bộc bạch: “Có  hồ chứa nước ngọt thì nông dân ở đây mừng lắm, có hạn mặn về thì cũng đỡ sợ vì có nước ngọt xài. Bây giờ biến đổi khí hậu mình đâu biết bao giờ nước mặn về, rồi nước nó cạn kiệt thì lấy đâu nước dùng, có hồ chứa nước ngọt chúng tôi rất mừng”.

Theo ông Ngô Minh Long - Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, thời gian qua, tình hình hạn, mặn diễn biến rất phức tạp tại tỉnh Hậu Giang. Trước thực trạng này, cách đây hơn 4 năm, Hậu Giang chủ trương xây dựng hồ chứa nước ngọt với mục tiêu thực hiện kế hoạch hành động, ứng phó với biến đổi khí hậu về nước biển dâng và xâm nhập mặn, đồng thời cung cấp nguồn nước bảo đảm chất lượng thường xuyên cho các nhà máy xử lý nước sạch của tỉnh Hậu Giang.

 “Hồ nước ngọt đã hoàn thành, UBND tỉnh cũng có chủ trương giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là Trung tâm khuyến nông quản lý và xử lý phương án vận hành, khai thác sau đầu tư. Hiện nay, do hồ này mang tính chất tạm trữ lắng thì bước tiếp theo sẽ đề xuất UBND phương án để quản lý và vận hành khai thác, chúng tôi sẽ thuê tư vấn để lập phương án khai thác tối ưu, hiệu quả của hồ này”, ông Ngô Minh Long cho hay.           

Hậu Giang là tỉnh đi đầu trong việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt, hạn chế tác hại của hạn mặn ở vùng ĐBSCL. Theo đánh giá của ngành chức năng, công trình tạo ra khu trữ nước tĩnh, xử lý cơ bản lượng phù sa, độ đục, giảm thiểu phần lớn chi phí cho xây dựng nhà máy xử lý nước trong công tác lọc nước. Bên cạnh đó, công trình còn tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh vùng sông nước, góp phần bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên và cải thiện cảnh quan, môi trường thiên nhiên trong khu vực; đồng thời có thể nghiên cứu tận dụng không gian mặt hồ để đầu tư điện mặt trời trong thời gian tới. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang cần hơn 1.200  tỷ đồng xây dựng 3 hồ trữ nước ngọt tại khu vực phía Đông
Tiền Giang cần hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng 3 hồ trữ nước ngọt tại khu vực phía Đông

VOV.VN - Để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhất là khi nguồn nước ngọt từ thượng nguồn có nguy cơ giảm vào mùa khô hạn, tỉnh Tiền Giang có chủ trương đề xuất Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí hơn 1.286 tỷ đồng để xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở khu vực phía Đông gồm các huyện: Gò Công Tây, Gò Gông Đông, Tân Phú Đông và Thành phố Gò Công.

Tiền Giang cần hơn 1.200  tỷ đồng xây dựng 3 hồ trữ nước ngọt tại khu vực phía Đông

Tiền Giang cần hơn 1.200 tỷ đồng xây dựng 3 hồ trữ nước ngọt tại khu vực phía Đông

VOV.VN - Để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng nhất là khi nguồn nước ngọt từ thượng nguồn có nguy cơ giảm vào mùa khô hạn, tỉnh Tiền Giang có chủ trương đề xuất Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí hơn 1.286 tỷ đồng để xây dựng các hồ chứa nước ngọt ở khu vực phía Đông gồm các huyện: Gò Công Tây, Gò Gông Đông, Tân Phú Đông và Thành phố Gò Công.

Trà Vinh khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt rộng hơn 300.000m2
Trà Vinh khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt rộng hơn 300.000m2

VOV.VN - Sáng 29/10, tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt Láng Thé (giai đoạn 1).

Trà Vinh khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt rộng hơn 300.000m2

Trà Vinh khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt rộng hơn 300.000m2

VOV.VN - Sáng 29/10, tại xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức khởi công dự án hạ tầng hồ chứa nước ngọt Láng Thé (giai đoạn 1).

Bến Tre xây hồ, đắp đập ngăn mặn, tạo dòng nước ngọt
Bến Tre xây hồ, đắp đập ngăn mặn, tạo dòng nước ngọt

VOV.VN - Xây hồ dự trữ nước ngọt có quy mô lớn là chủ trương của Tỉnh ủy- UBND tỉnh Bến Tre và chủ trương này đã và đang thực hiện bước đầu đã phát huy hiệu quả giúp người dân tại những vùng ven biển giảm bớt khó khăn về nước sinh hoạt mùa khô. Đó là 2 công trình có quy mô lớn là hồ kênh Lấp và hồ Lạc Địa cùng nằm trên địa bàn huyện Ba Tri.

Bến Tre xây hồ, đắp đập ngăn mặn, tạo dòng nước ngọt

Bến Tre xây hồ, đắp đập ngăn mặn, tạo dòng nước ngọt

VOV.VN - Xây hồ dự trữ nước ngọt có quy mô lớn là chủ trương của Tỉnh ủy- UBND tỉnh Bến Tre và chủ trương này đã và đang thực hiện bước đầu đã phát huy hiệu quả giúp người dân tại những vùng ven biển giảm bớt khó khăn về nước sinh hoạt mùa khô. Đó là 2 công trình có quy mô lớn là hồ kênh Lấp và hồ Lạc Địa cùng nằm trên địa bàn huyện Ba Tri.