Khắc tinh của rắn độc

VOV.VN - 16 năm gắn bó với trại rắn Đồng Tâm và không còn xa lạ các loài rắn. Nhìn da rắn mới lột, ông biết ngay là loại rắn gì, và di chuyển hướng nào.

Trung tâm Nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến Dược liệu, thuộc Cục Hậu Cần- Quân Khu 9 (hay trại rắn Đồng Tâm), được nhiều người trong và ngoài nước biết đến không chỉ là nơi nghiên cứu, bảo tồn rắn độc mà còn là địa chỉ đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn thoát khỏi cảnh “thập tử, nhất sinh”.  

Tại đơn vị này, có trung tá, bác sĩ quân y Vũ Ngọc Lương, Phó Giám đốc Trung tâm- người đã có nhiều năm gắn bó với trại rắn, có nhiều công trình nghiên cứu về rắn độc, áp dụng các biện pháp, kinh nghiệm để chữa trị thành công các trường hợp không may bị rắn độc cắn.

Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương đang khám bệnh.

Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương thường rất bận rộn với các công việc chuyên môn và đón tiếp nhiều đoàn khách đến tham quan, nghiên cứu trại rắn Đồng Tâm. Trung tá Vũ Ngọc Lương cho biết: đến nay, đã 16 năm gắn bó với trại rắn Đồng Tâm và không còn xa lạ gì đối với các loài rắn ở Nam bộ. Nhìn da rắn mới lột bỏ lại ngoài môi trường tự nhiên, biết ngay là loại rắn gì, có trọng lượng bao nhiêu và di chuyển về hướng nào. 

Theo  bác sĩ Vũ Ngọc Lương, để có kiến thức hiểu biết về các loài rắn là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi và tiếp xúc với chúng. Ông cho rằng, tiếp xúc đối với rắn nhất là rắn độc vừa rất nguy hiểm vừa rất thú vị; rắn vừa là bạn cũng vừa là thù. 

Điều thành công nhất đối với trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương có lẽ là đã gây dựng và phát triển khoa cấp cứu rắn độc của đơn vị có thương hiệu như hiện nay. Mỗi năm, khoa cấp cứu này tiếp nhận điều trị cho trên 1.500 ca rắn độc và 100% bệnh nhân vào đây đều được cứu sống. 

Trung tá Lương quê ở xã Phục Thượng, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã biết được phương pháp săn bắt rắn và bắt được nhiều rắn để bán lấy tiền trang trải cho việc học. Năm 1984, sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Lương thi vào học Viện Quân y. Đến năm 1999, người bác sĩ quân y này được điều về công tác tại Trung tâm Nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến dược liệu thuộc Cục Hậu Cần- Quân Khu 9. Thời điểm này, Khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm chỉ có 2 nhân sự,  công tác điều trị rắn độc chưa đạt hiệu quả cao. Được đơn vị cử đi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chống độc bằng tây y ở các bệnh viện tuyến trên, cộng với sự đam mê, kinh nghiệm của bản thân nên khả năng điều trị rắn độc của bác sĩ Vũ Ngọc Lương ngày càng đạt hiệu quả.

Năm 2004, lần đầu tiên bác sĩ Vũ Ngọc Lương nghiên cứu và áp dụng thành công việc ghép da bằng phương pháp thủ công vào ngay vết thương của bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân không bị hoại tử phải chuyển đi tuyến trên. Thời gian qua, rất nhiều ca bị rắn độc cắn tưởng đâu khó qua khỏi nhưng anh đã điều trị thành công.

Nói đến yếu tố điều trị rắn độc hiệu quả, trung tá Vũ Ngọc Lương cho hay: “Thành công trong điều trị một ca rắn độc cắn thì chẩn đoán được loại rắn gì cắn càng sớm càng tốt. Sau đó mới bước vào xử lý theo hướng của con rắn đó. Vì mỗi nọc của con rắn có tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng khác nhau có phương pháp điều trị khác nhau. Do đó việc chẩn đoán ban đầu là quan trọng nhất”.

Thời gian qua, tại khoa cấp cứu rắn độc của Trai rắn Đồng Tâm do bác sĩ Lương phụ trách, không chỉ có các bệnh nhân ở các đơn vị Quân đội, người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đến điều trị mà còn có nhiều bệnh nhân đưa đến từ nước Lào, Campuchia.  

Bác sĩ Lương còn tận tình tư vấn cho những ca bị rắn độc cắn khẩn cấp qua điện thoại từ các vùng hải đảo, vùng xa… không có điều kiện đến đây chữa trị. Nhờ tư vấn, hướng dẫn tận tình, chính xác nên các trường hợp bi rắn độc này đều được cứu sống.

Bà Lê Hồng Cẩm ở xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cũng như các bệnh nhân đang điều trị rắn độc cắn tại trại rắn Đồng Tâm rất hài lòng về tình thần thái độc phục vụ của bác sĩ Vũ Ngọc Lương và tập thể khoa điều trị rắn độc này. Bà Cẩm chia sẻ: “Mình vô mở cửa bác sĩ phục vụ rất tốt, tận tình. Bác sĩ ở đây, chăm sóc rất là kỷ lưỡng, tiền giường, tiền phòng không phải đóng luôn. Vô tới đây rất là yên tâm, cám ơn bác sĩ tại nơi này”.

Ngoài việc chỉ đao và trực tiếp điều trị rắn độc cắn tại Khoa cấp cứu, trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương còn tích cực với công tác nghiên cứu, sưu tầm, thuần dưỡng và nhân giống rắn độc tại trung tâm. Hiện nay, tại Trung tâm có gần một chục loài rắn với hàng trăm con rắn các loại để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham quan của du khách. Gần đây, ông dành nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học, sử dụng nọc rắn độc để chế biến ra các dược liệu phục vụ cho điều trị một số bệnh thường gặp trong cộng đồng. 

Từ năm 2010-2014, bác sĩ quân y này đã làm Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen rắn hổ mang đất và hổ mang chúa làm nguyên liệu sản xuất thuốc để điều trị nhức mỏi, viêm xương khớp; viên Bảo ôn hoàn làm ổn định thân nhiệt.” Đề tài này, đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà nước công nhận xuất sắc, được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen.

Là bác sĩ quân y công tác ở trại rắn Đồng Tâm , nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào đồng lương, nhưng trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương cảm thấy rất vui vì đã cứu sống được nhiều bệnh nhân .

“Đối với khoa cấp cứu rắn độc cắn của chúng tôi là điều trị miễn phí. Do đó, người phải yêu nghề, có tâm huyết với nghề thì mới sống và làm việc ở khoa được. Thực tế, bệnh nhân bị rắn cắn chủ yếu là dân nghèo, nếu chúng ta không có tấm lòng, bao dung thì khó gắn bó với khoa lâu dài”.

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến dược liệu thuộc Cục Hậu Cần- Quân Khu 9 là điểm thu hút rất đông khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Trong đó, Khoa cấp cứu rắn độc của Trung tâm là địa chỉ rất tin cậy của bệnh nhân khi bị rắn đốc cắn. Trung tá, bác sĩ Vũ Ngọc Lương cho rằng, bản thân sẽ tiếp tục cùng với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị xây dựng Trung tâm ngày càng phát triển hơn để thương hiệu trại rắn Đồng Tâm được nhiều người biết đến. Bác sĩ Vũ Ngọc Lương nói: “Hướng tới trong công tác chuyên môn thứ nhất là tập trung cho việc đào tạo cán bộ kế tiếp, làm sao có kinh nghiệm trong chẩn đoán, trong điều trị tốt nhất. Đề nghị máy móc, phương tiện,vật chất thuốc men để đảm bảo cấp cứu được các ca nặng các nơi đưa đến”.

Nhiều người cho rằng trung tá, bác sĩ quân y Vũ Ngọc Lương là khắc tinh của “rắn độc”.  Anh đã quên cả hiểm nguy, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao của người lính Cụ Hồ- người thầy thuốc, sẵn sàng cứu người, hết mình phục vụ nhân dân, xem niềm vui của họ là hạnh phúc của đời mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Săn rắn độc ở... Sài Gòn
Săn rắn độc ở... Sài Gòn

Dù thường xuyên đối diện với những hiểm họa chết người, những người săn bắt rắn độc vẫn bám nghề mưu sinh.

Săn rắn độc ở... Sài Gòn

Săn rắn độc ở... Sài Gòn

Dù thường xuyên đối diện với những hiểm họa chết người, những người săn bắt rắn độc vẫn bám nghề mưu sinh.

Tiền Giang: Cứu sống trên 1.600 ca bị rắn độc cắn
Tiền Giang: Cứu sống trên 1.600 ca bị rắn độc cắn

VOV.VN -Điều đáng ghi nhận là 100% trường hợp bị rắn cắn đến đây điều trị đều được cứu sống bằng thuốc kháng huyết thanh.

Tiền Giang: Cứu sống trên 1.600 ca bị rắn độc cắn

Tiền Giang: Cứu sống trên 1.600 ca bị rắn độc cắn

VOV.VN -Điều đáng ghi nhận là 100% trường hợp bị rắn cắn đến đây điều trị đều được cứu sống bằng thuốc kháng huyết thanh.

Đồng Nai: Tá hỏa rắn độc tràn xuống đường phố Biên Hòa
Đồng Nai: Tá hỏa rắn độc tràn xuống đường phố Biên Hòa

Trên các tuyến đường trung tâm TP Biên Hòa (Đồng Nai) bày bán công khai những loài rắn cực độc như: cạp nong, cạp nia, rắn hổ, rắn lục...

Đồng Nai: Tá hỏa rắn độc tràn xuống đường phố Biên Hòa

Đồng Nai: Tá hỏa rắn độc tràn xuống đường phố Biên Hòa

Trên các tuyến đường trung tâm TP Biên Hòa (Đồng Nai) bày bán công khai những loài rắn cực độc như: cạp nong, cạp nia, rắn hổ, rắn lục...