Khai mạc cuộc họp của Tổ chức khí hậu thế giới tại Hà Nội
VOV.VN - Sáng 20/11, tại trụ sở Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đã khai mạc cuộc họp của Tổ chức khí hậu thế giới tại Hà Nội kéo dài từ ngày 20-23/11.
Ngày 20/11, tại Hà Nội, Trung tâm Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia đăng cai tổ chức các sự kiện sau của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO). Sự kiện diễn ra từ ngày 20-23/11.
WMO gồm các nội dung: Cuộc họp Nhóm Quản lý Tiểu dự án (RSMT) thuộc Dự án Trình diễn dự báo thời tiết nguy hiểm (SWFDP), từ 20-22/11 sẽ đánh giá quá trình thực hiện Dự án SWFDP đến nay và trao đổi về khả năng đưa Trung tâm Hỗ trợ dự báo khu vực WMO sang pha tác nghiệp chính thức.
Toàn cảnh ngày khai mạc cuộc họp của Tổ chức khí hậu thế giới. |
Cuộc họp lập kế hoạch ban đầu của Hệ thống chỉ dẫn cảnh báo lũ quét cho khu vực Đông Nam Á (SEAFFGS), từ 20-22/11. Cuộc họp hỗn hợp giữa SWFDP và SEAFFGS.
Cuộc họp lần thứ nhất của Ban điều hành MHEWS ( SEA-SC), chiều ngày 23/11 sẽ giới thiệu tổng quan về Chương trình Xây dựng khả năng thích ứng các hiện tượng khí tượng thủy văn có tác động mạnh thông qua việc xây dựng các hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai cho các khu vực Đông Nam Á và các quốc đảo nhỏ đang phát triển.
Ông Abdoulaye Harou, Trưởng phòng xứ lý dữ liệu và dự báo Tổ chức khí tượng thế giới. |
Chia sẻ ngoài phạm vi chương trình khai mạc, ông Abdoulaye Harou, Trưởng phòng xử lý dữ liệu và dự báo WMO cho biết: “SWFDP là dự án trình diễn dự báo thời tiết nguy hiểm của tổ chức khí tượng thế giới. Trong khuôn khổ dự án, Trung tâm dự báo KTTV QG Việt Nam là Trung tâm hỗ trợ dự báo khu vực. Việt Nam sẽ sử dụng để đưa ra cảnh báo báo gió mạnh, mưa lớn cho các nước thành viên tham gia dự án trên cơ sở các sản phẩm từ mô hình toàn cầu gửi đến. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm ngày càng gia tăng, sự ra đời của dự án sẽ hỗ trợ tốt cho các nước thành viên, với việc sử dụng sản phẩm dự báo số, độ phân giải cao để đưa ra cảnh báo gió mạnh, mưa lớn.
Khi chuyển sang pha chính thức (hiện tại Việt Nam đang chạy pha thứ 3 đưa ra cảnh báo từ thứ 2 đến thứ 6) Việt Nam sẽ phải đưa ra cảnh báo trong cả tuần và phải bảo đảm độ tin cậy. Chất lượng sản phẩm tăng cao hơn, đồng thời phải thực hiện tập huấn cho các nước thành viên tham gia dự án.
Bên cạnh đó, các Trung tâm toàn cầu của WMO và khu vực sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cung cấp các sản phẩm dự báo, cảnh báo”./.
Bình Thuận: Không có sự cố sau khi bão số 14 suy yếu
Bão số 14 suy yếu thành ATNĐ, vẫn cần cấm dân ra biển
Khu vực Nam Trung bộ sẵn sàng ứng phó bão số 14
Bão số 14 cách bờ biển Khánh Hòa-Ninh Thuận-Bình Thuận khoảng 330km