Khánh Hòa chọn năm 2024 là năm "Quản trị và Điều hành"

VOV.VN - Năm 2024, tỉnh Khánh Hòa chọn chủ đề là "Quản trị và Điều hành" tạo chuyển biến thực chất về nhận thức, hành động về một chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Năm 2024, tỉnh Khánh Hòa chọn chủ đề là "Quản trị và Điều hành" tạo chuyển biến thực chất về nhận thức, hành động về một chính quyền "phục vụ" người dân và doanh nghiệp. Đây là thông tin quan trọng nêu ra tại Hội nghị lần thứ 17, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra hôm nay (6/12).

Năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, văn nghệ quy mô lớn như Lễ Kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa, Festival Biển 2023, Chương trình Chính luận nghệ thuật "Mạnh giàu từ biển quê hương", Lễ trao giải Cánh Diều Vàng.... thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tập trung thực hiện đúng phương châm hành động của năm "Quy hoạch - Đầu tư", sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040; tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư.

Sau Hội nghị, tỉnh triển khai cụ thể hoá các biên bản ghi nhớ ký kết, mời gọi nhiều nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư, đặc biệt là tại Khu kinh tế Vân Phong. Tỉnh Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công, ban hành Quy chế phối hợp giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu để làm cơ sở triển khai thủ tục đầu tư các dự án.

Năm 2023, tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tỉnh Khánh Hòa đạt mức tăng trưởng hơn 10,3%, dẫn đầu khu vực miền Trung, đứng thứ 4 cả nước, lần đầu tiên quy mô kinh tế địa phương đạt 100 ngàn tỷ đồng. Chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 13%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng gần 6%, ước đạt 1 tỷ 750 triệu USD. Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa đón hơn 7 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước đạt 31.800 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2019.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa chú trọng lãnh đạo việc đổi mới thực chất phong cách lãnh đạo, luân chuyển, điều động, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường, trên tinh thần "việc chọn người". Công tác phát triển đảng viên đã vượt kế hoạch đề ra, tính đến tháng 11/2023 đã kết nạp 2.050 đảng viên.

Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết, năm 2022 phương châm hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là "Chiến lược - Chính sách"; năm 2023 là "Quy hoạch - Đầu tư" và năm 2024 là "Quản trị - Điều hành". Theo đó, tỉnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân nhiệm hợp lý, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ngành, địa phương. Tỉnh Khánh Hòa thực hiện có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành sẽ tạo chuyển biến thực chất về nhận thức, hành động về một chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp; Đẩy nhanh triển khai các đề án của Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị như: Đề án xây dựng Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế văn hóa trên biển của của nước, Đề án nuôi biển công nghệ cao, khắc phục các chỉ tiêu chưa đạt như tỷ lệ che phủ rừng, nông thôn mới.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hải Ninh khẳng định, Đảng bộ tỉnh tập trung thực hiện chương trình xây dựng đô thị để Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào năm 2030;“Trong năm 2024, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục phối hợp các bộ, ngành Trung ương hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, đồ án quy hoạch đô thị mới Cam Lâm; kiên quyết cơ cấu đầu tư công theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tránh manh mún, dàn trải. Tỉnh tập trung chỉ đạo đôn đốc, quyết liệt đẩy nhanh các dự án trọng điểm quốc gia, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, đồng thời, quan tâm vấn đề sinh kế, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?
Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

VOV.VN - Ngoài nguyên nhân xuất phát điểm còn thấp, rừng núi hiểm trở, chia cắt thì nhận thức của người dân nơi đây cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đã trở thành bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan trọng hơn là bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự lực vươn lên.

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào?

VOV.VN - Ngoài nguyên nhân xuất phát điểm còn thấp, rừng núi hiểm trở, chia cắt thì nhận thức của người dân nơi đây cũng còn nhiều hạn chế, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất đã trở thành bài toán khó đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan trọng hơn là bà con vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự lực vươn lên.

Bí thư Khánh Hòa: Nói với đồng bào dân tộc thiểu số phải dễ hiểu, dễ làm
Bí thư Khánh Hòa: Nói với đồng bào dân tộc thiểu số phải dễ hiểu, dễ làm

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ giảm nghèo đạt hơn 6%/ năm, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Bí thư Khánh Hòa: Nói với đồng bào dân tộc thiểu số phải dễ hiểu, dễ làm

Bí thư Khánh Hòa: Nói với đồng bào dân tộc thiểu số phải dễ hiểu, dễ làm

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ giảm nghèo đạt hơn 6%/ năm, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Bí đỏ ở Khánh Hòa rớt giá tồn đọng 6.000 tấn, người dân hoang mang lo mất Tết
Bí đỏ ở Khánh Hòa rớt giá tồn đọng 6.000 tấn, người dân hoang mang lo mất Tết

VOV.VN - Năm nay, diện tích trồng bí đỏ ở Khánh Hòa tăng gấp đôi năm ngoái nhưng đến mùa thu hoạch giá lại giảm chỉ còn 1/4, thương lái không đến mua khiến người dân coi như mất Tết.

Bí đỏ ở Khánh Hòa rớt giá tồn đọng 6.000 tấn, người dân hoang mang lo mất Tết

Bí đỏ ở Khánh Hòa rớt giá tồn đọng 6.000 tấn, người dân hoang mang lo mất Tết

VOV.VN - Năm nay, diện tích trồng bí đỏ ở Khánh Hòa tăng gấp đôi năm ngoái nhưng đến mùa thu hoạch giá lại giảm chỉ còn 1/4, thương lái không đến mua khiến người dân coi như mất Tết.