Bí thư Khánh Hòa: Nói với đồng bào dân tộc thiểu số phải dễ hiểu, dễ làm

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ giảm nghèo đạt hơn 6%/ năm, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ giảm nghèo đạt hơn 6%/ năm, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần. Đây là thông tin đáng mừng được nêu tại Hội nghị sơ kết 2,5 năm thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và các chương trình do Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa tổ chức sáng nay (1/12).

Tỉnh Khánh Hòa hiện có 35 dân tộc thiểu số với hơn 72 nghìn người, chiếm tỷ lệ 5,8% dân số toàn tỉnh. Hiện có 3 dân tộc thiểu số còn rất gặp nhiều khó khăn là Raglai, Ê đê, Cơ ho. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại 28 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Đầu nhiệm kỳ này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa có Nghị quyết về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy đã ban hành nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng địa phương. Cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm, chăm lo tổ chức thực hiện tốt các chính sách dân tộc, kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững góp phần thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị (Dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Khánh Hòa dành gần 800 tỷ đồng để thực hiện chương trình, đến nay đã giải ngân hơn 260 tỷ đồng, nhiều chỉ tiêu đã đạt và vượt. Nổi bật là 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn có mức tăng trưởng khá, có thể thoát khỏi danh sách huyện nghèo vào cuối nhiệm kỳ này. Hiện nay, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 22 triệu đồng/năm, tăng gần 1,6 lần so với năm 2020...

Tuy nhiên, trong thời quan vừa qua, một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là ở cơ sở chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc triển khai thực hiện, chậm ban hành nghị quyết, kế hoạch thực hiện Chương trình này...

Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị các cấp ủy đảng chăm lo xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thật sự có tâm, có tầm và có trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Người dân vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là đối tượng trực tiếp thực hiện hầu hết các dự án, vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình phải là nhiệm vụ trọng tâm và trước tiên. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hải Ninh lưu ý, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân; phù hợp với từng đối tượng cụ thể, tránh tình trạng "nói không nghe", "nghe không hiểu". Tỉnh Khánh Hòa sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về đất đai, vốn tín dụng ưu đãi, thuế, điều kiện đầu tư, hỗ trợ đầu tư... để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đây là vấn đề mấu chốt để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, tạo việc làm. 

 Ông Nguyễn Hải Ninh, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa khẳng định, trọng tâm sắp đến là thực hiện hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng, phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, thu hút đầu tư, kết nối cung cầu, tạo sinh kế bền vững cho người dân: “Đề nghị quan tâm đến sinh kế người dân, cái này cực kỳ quan trọng. Mình có thể quan tâm đến điện, đường, trường, trạm nhưng sinh kế mới giúp bà con thoát nghèo bền vững, lâu dài. Quan tâm những việc hỗ trợ nguồn lực trực tiếp cho người dân như giao khoán rừng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tham mưu UBND tỉnh để đề xuất HĐND tỉnh có Nghị quyết về hỗ trợ kinh phí giao khoán bảo vệ rừng. Cái này không làm được thì tỷ lệ rừng còn giảm và cũng tạo ra sinh kế của người dân”.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

Chuyển biến tích cực trong thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa

VOV.VN - Qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, công tác đầu tư phát triển tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Khánh Hòa có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số tăng gần 1,4 lần.

Khánh Hòa đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối để phát triển
Khánh Hòa đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối để phát triển

VOV.VN - Phát triển hạ tầng giao thông mang tính kết nối nội vùng và liên vùng đóng vai trò đặt biệt quan trọng để Khánh Hòa thực hiện mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Khánh Hòa đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối để phát triển

Khánh Hòa đầu tư hạ tầng giao thông, kết nối để phát triển

VOV.VN - Phát triển hạ tầng giao thông mang tính kết nối nội vùng và liên vùng đóng vai trò đặt biệt quan trọng để Khánh Hòa thực hiện mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Khánh Hòa liên kết Ninh Thuận để cùng thu hút khách du lịch
Khánh Hòa liên kết Ninh Thuận để cùng thu hút khách du lịch

VOV.VN - Khánh Hòa và Ninh Thuận là 2 địa phương có tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, khác biệt với các địa phương khác trong cả nước. Hướng tới liên kết phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch 2 tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận vừa ký kết hợp tác phát triển du lịch.

Khánh Hòa liên kết Ninh Thuận để cùng thu hút khách du lịch

Khánh Hòa liên kết Ninh Thuận để cùng thu hút khách du lịch

VOV.VN - Khánh Hòa và Ninh Thuận là 2 địa phương có tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng, khác biệt với các địa phương khác trong cả nước. Hướng tới liên kết phát triển du lịch bền vững, ngành du lịch 2 tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận vừa ký kết hợp tác phát triển du lịch.