Khánh Hòa đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các ngành, địa phương ở tỉnh Khánh Hòa đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp để nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước đây, chị Cao Thị Nở, ở thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa không có việc làm, cuộc sống gia đình trông chờ từ khoản thu nhập đi làm rẫy thuê rất bấp bênh của người chồng. Vừa qua, chị Nở được một trường học trên địa bàn tuyển dụng làm nhân viên bảo mẫu, sau đó, chị được UBND xã Khánh Trung đưa đi học sơ cấp nghề nấu ăn tại Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú huyện Khánh Vĩnh. Sau khi học nghề, chị Cao Thị Nở hy vọng sẽ làm tốt vị trí nhân viên cấp dưỡng trường học để có thu nhập tốt hơn.

Căn nhà cũ xập xệ được hỗ trợ xây mới, có việc làm ổn định nên cuộc sống gia đình chị Cao Thị Nở đỡ vất vả hơn và ra khỏi hộ nghèo: "Học nghề vừa rồi do bên xã của mình hỗ trợ. Làm cấp dưỡng cũng không khó lắm đâu, vì mình đi học cũng biết nấu ăn xíu. Trước đây, mình chưa đi học thì chưa biết nấu ăn như thế nào. Tin tưởng mình sẽ làm được".

Đa phần bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Khánh Hòa có xuất phát điểm thấp, trình độ tay nghề, tổ chức sản xuất còn nhiều hạn chế. Lâu nay, bà con sống chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy, làm thuê, làm mướn giản đơn. Hiện nay, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia, 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa đang tổ chức dạy nghề cho đồng bào tại các Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú. Chủ yếu là các nghề như thú y, làm vườn, nấu ăn, sửa xe máy, xây dựng, may... dựa vào năng lực của từng người và nhu cầu việc làm tại địa phương.

Bà Cao Thị Ngọc Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh cho biết, sau khi học xong, địa phương sẽ vận động hỗ trợ phương tiện, vốn để người dân khởi nghiệp bằng chính các nghề đã học

"Mỗi một ngành nghề chọn khoảng 5 đến 6 người đưa đi học. Vận động các đơn vị, cá nhân hỗ trợ cơ sở vật chất để họ làm các ngành nghề mà họ đã từng đi học. Chia ra đi học nghề nấu ăn về tự mở quán, rải trên 3 thôn. Nghề xây dựng thì động viên thanh niên đi học được là tốt. Đào tạo nghề xong về hợp đồng với Công ty xây dựng, phải cam kết tuyển dụng cộng nhân tại địa phương", bà Cao Thị Ngọc Thanh nói.

Hàng năm, 2 huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh chủ động phân luồng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông không học lên trung cấp, cao đẳng, đại học để tham gia học nghề tại Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú huyện. Qua đó, mỗi năm có từ 400 học sinh tham gia học nghề. Các Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội của 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh liên kết với các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động. Từ chỗ bà con còn e ngại, đến nay, đã có 5 lao động tại huyện Khánh Sơn đi làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Huyện Khánh Vĩnh cũng chủ động khảo sát nhu cầu nhân lực để tuyển sinh đào tạo, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp đầu tư vào Cụm Công nghiệp Sông Cầu. Mới đây, doanh nghiệp đã tổ chức tuyển dụng đợt 1 được 50 lao động vào làm việc tại Nhà máy Chế biến nguyên liệu yến sào Sanvinest Khánh Hòa tại Cụm Công nghiệp Sông Cầu.

Ông Kiều Xuân Khiêm, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú huyện Khánh Vĩnh cho biết, 2 năm qua, nhà trường đã thực hiện 20 lớp đào tạo nghề với 400 học viên người dân tộc thiểu số: "Nhà trường tiếp tục chú trọng đào tạo kỹ năng, tập trung theo hướng cầm tay chỉ việc để người dân dễ nắm bắt kiến thức hơn. Nhà trường cũng kiến nghị các cấp tăng mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại để người dân đủ điều kiện trang trải trong quá trình tham gia học tập".

Hiện nay, phần lớn hộ nghèo, cận nghèo ở tỉnh Khánh Hòa đều tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai quyết liệt các giải pháp trong tuyển sinh đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của người dân, liên kết với các doanh nghiệp, tăng cường tuyển dụng lao động vào làm việc. Năm 2023, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 10.500 lao động, trong đó có hàng trăm lao động người dân tộc thiểu số.

Ông Tạ Hồng Quang, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả tích cực trong dạy nghề đã góp phần từng bước giúp bà con chuyển đổi nghề nghiệp, vươn lên thoát nghèo

"Dạy nghề theo xu hướng giải quyết việc làm trước mắt và định hướng cho việc làm cho những năm tới. Khi các em được học nghề sơ cấp, trình độ dân trí ở vùng Khánh Sơn, Khánh Vĩnh nâng lên. Thay vì các em học hết lớp 9, bây giờ các em có được cái nghề, chất lượng các ngành nghề như thế sẽ đảm bảo tốt hơn".Ông Tạ Hồng Quang nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm đầu ra cho nông sản miền núi Khánh Hòa
Tìm đầu ra cho nông sản miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Nhiều sản phẩm ở miền núi tỉnh Khánh Hòa vừa được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Việc chế biến sâu, phục vụ du lịch đang trở thành hướng đi mới trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản miền núi, góp phần bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tìm đầu ra cho nông sản miền núi Khánh Hòa

Tìm đầu ra cho nông sản miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Nhiều sản phẩm ở miền núi tỉnh Khánh Hòa vừa được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Việc chế biến sâu, phục vụ du lịch đang trở thành hướng đi mới trong việc giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản miền núi, góp phần bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa
Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hiện nay, vùng trồng trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa đang chuyển dần theo canh tác hữu cơ. Phát triển nông sản đặc hữu chính là giải pháp để tạo đầu ra ổn định, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số  tỉnh Khánh Hòa.

Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa

Nông sản đặc hữu, hướng đi tất yếu phát triển kinh tế miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hiện nay, vùng trồng trái cây đặc sản ở miền núi tỉnh Khánh Hòa đang chuyển dần theo canh tác hữu cơ. Phát triển nông sản đặc hữu chính là giải pháp để tạo đầu ra ổn định, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số  tỉnh Khánh Hòa.

Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa
Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư để tạo đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện Dự án 4, Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, Khánh Hòa đang tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt công trình giao thông, cụm công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa

Đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư vào khu vực miền núi Khánh Hòa

VOV.VN - Hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) gặp nhiều khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư để tạo đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thực hiện Dự án 4, Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS, Khánh Hòa đang tập trung đầu tư xây dựng hàng loạt công trình giao thông, cụm công nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

Khánh Hòa dành hơn  61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa
Khánh Hòa dành hơn 61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024-2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ uống sữa tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.

Khánh Hòa dành hơn  61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa

Khánh Hòa dành hơn 61 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em miền núi uống sữa

VOV.VN - Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Sữa học đường tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh. Theo đó, từ năm 2024-2030, tất cả trẻ em đang theo học tại các nhà trẻ, trường mầm non tại 2 huyện miền núi này sẽ được hỗ trợ uống sữa tại trường, với tổng kinh phí hơn 61 tỷ đồng.