Khó giám định người tham gia kháng chiến bị nhiễm dioxin

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận vấn đề xác định những người nhiễm chất độc hóa học rất khó khăn.

Chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tế, đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) đặt câu hỏi việc nợ đọng hồ sơ xác định người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, xác định bệnh viêm thần kinh ngoại biên cấp và mãn tính. 

Các cơ quan chuyên môn đều khó khăn, lúng túng trong việc giám định, kết luận, gây ách tắc trong việc giải quyết của các cơ quan chức năng từ đó dẫn đến hoài nghi, bức xúc trong đối tượng kể cả cử tri trong tỉnh vì hồ sơ thì để quá lâu. Đại biểu dẫn chứng ở Nam Định đang tồn tại khoảng trên 7.000 bộ hồ sơ về loại bệnh này. 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trả lời về khó khăn trong xác định hồ sơ người tham gia kháng chiến nhiễm dioxin

Theo Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền, giải quyết chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam đang là vấn đề gặp khó khăn về hồ sơ. Trong đó, khó khăn chính là giám định để xác định loại bệnh thế nào do chất độc da cam gây nên. 

“Chúng tôi đã có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ Y tế chủ động phối hợp để hướng dẫn Hội đồng giám định y khoa các tỉnh khám giám định, xác định mức độ bệnh tật của các đối tượng tham gia hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học, làm cơ sở để thực hiện chính sách” – bà Hải Chuyền nói.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận vấn đề xác định những người nhiễm chất độc hóa học rất khó khăn. Đối với chuyên ngành y, cơ sở để xác định bệnh do nhiễm chất độc hóa học chưa có, kể cả các nước trên thế giới. Bởi vì chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, khi muốn xác định người đó bị nhiễm dioxin thì thực chất phải lấy máu, xét nghiệm được chất đó trong máu. Tuy nhiên, việc đó không khả thi.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Bộ Y tế năm 2008 đã ban hành 17 danh mục các bệnh tật và dạng dị tật liên quan đến phơi nhiễm dioxin. Sau đó ban hành quyết định hướng dẫn chuyên môn, chuẩn đoán xác định các dạng bệnh tật đó.

Bộ trưởng Y tế trả lời đại biểu

Năm 2013, Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư 41 về hướng dẫn chuẩn đoán các dị bệnh, dị tật, dị dạng đối với những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống sở y tế cũng như các giám định viên, giám định khoa phải làm việc thật nghiêm túc, khách quan. Tuy nhiên, rất khó về căn cứ y học, khoa học để xác định khi ngành Lao động chuyển hồ sơ sang. Theo báo cáo không đầy đủ năm 2013, báo cáo của 35 tỉnh có khoảng 2.480 người đã được xác minh. Sáu tháng năm 2014, báo cáo của 44 tỉnh khoảng 2.893 trường hợp.

Bộ trưởng Y tế cho biết đã nhận được nhiều phản ánh của các cơ sở y tế, cũng như của người dân, là rất khó khăn trong việc xác định viêm đa dây thần kinh ngoại biên. Mặt khác, ngoài bệnh này có hai bệnh cũng rất khó khăn là bệnh rối loạn tâm thần và bệnh tiểu đường tuýp 2.

“Tiểu đường tuýp 2 chẩn đoán với người bình thường rất dễ, nhưng chẩn đoán xác định do dioxin gây ra thì rất khó, bởi vì rất nhiều bệnh không phải do dioxin mà cũng có thể mắc bệnh và ngược lại dioxin thực sự cũng gây ra nhiều bệnh, hơn nữa liên quan đến chiến tranh thì liên quan đến giải băng tần mà lúc chế độ cũ đế quốc Mỹ đã rải lên cả đất, rồi nồng độ, cho nên xác định đó rất khó.

Hiện nay, Bộ Y tế đang trong giai đoạn soạn thảo sửa đổi Thông tư 41 và đang xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị. Chúng tôi mong được tiếp tục nhận thông tin của các vị đại biểu Quốc hội và cử tri để có thể hoàn chỉnh hơn và giúp xác minh hồ sơ đối với những người tham gia kháng chiến bị nhiễm độc da cam được tốt hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì 'lợi ích nhóm
Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì 'lợi ích nhóm

VOV.VN -Các chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế đời sống của dân, bảo đảm nguyên tắc công bằng, tiến bộ, bình đẳng xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”.

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì 'lợi ích nhóm

Làm chính sách xã hội, tuyệt đối không vì 'lợi ích nhóm

VOV.VN -Các chính sách xã hội phải xuất phát từ thực tế đời sống của dân, bảo đảm nguyên tắc công bằng, tiến bộ, bình đẳng xã hội, tuyệt đối không vì “lợi ích nhóm”.

Gần 96% người có công được hưởng đúng, hưởng đủ chính sách
Gần 96% người có công được hưởng đúng, hưởng đủ chính sách

VOV.VN - Qua rà soát,  số đối tượng người có công hưởng đúng, hưởng đủ chính sách là gần 2 triệu người, chiếm tỷ lệ 95,75%

Gần 96% người có công được hưởng đúng, hưởng đủ chính sách

Gần 96% người có công được hưởng đúng, hưởng đủ chính sách

VOV.VN - Qua rà soát,  số đối tượng người có công hưởng đúng, hưởng đủ chính sách là gần 2 triệu người, chiếm tỷ lệ 95,75%

Có nên duy trì chính sách cho không, cấp không với dân tộc thiểu số?
Có nên duy trì chính sách cho không, cấp không với dân tộc thiểu số?

VOV.VN -Chính sách cho không, cấp không dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay mang tính áp đặt, đồng bào bị xem là những người được thụ hưởng.

Có nên duy trì chính sách cho không, cấp không với dân tộc thiểu số?

Có nên duy trì chính sách cho không, cấp không với dân tộc thiểu số?

VOV.VN -Chính sách cho không, cấp không dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay mang tính áp đặt, đồng bào bị xem là những người được thụ hưởng.

Đại biểu Quốc hội: “Tham nhũng chính sách rất tinh vi“
Đại biểu Quốc hội: “Tham nhũng chính sách rất tinh vi“

VOV.VN- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương: "Thông qua mua chuộc, chạy chọt, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh quy hoạch xây dựng tạo kẽ hở để hưởng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân".

Đại biểu Quốc hội: “Tham nhũng chính sách rất tinh vi“

Đại biểu Quốc hội: “Tham nhũng chính sách rất tinh vi“

VOV.VN- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương: "Thông qua mua chuộc, chạy chọt, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật, điều chỉnh quy hoạch xây dựng tạo kẽ hở để hưởng lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân".