Khó thu hồi và trồng lại rừng trên đất bị lấn chiếm ở Gia Lai

VOV.VN - Hơn 11.000 ha đất thu hồi được trồng lại rừng hoặc cây lâm nghiệp nhưng tỷ lệ cây rừng sống chưa cao vì cây trồng chưa phù hợp và ít được chăm sóc.

Từ năm 2017 tới nay, tỉnh Gia Lai đã vận động người dân kê khai hơn 37.000 ha đất lâm nghiệp đã lấn chiếm, để chuyển sang trồng cây lâm nghiệp và trồng rừng. Đến nay mới có 1/3 số diện tích này được trồng lại rừng và cây lâm nghiệp, nhưng hiệu quả rất hạn chế.

Từ 2017, triển khai Kế hoạch 1123 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp và trồng rừng, 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã vận động gần 20.000 hộ dân kê khai diện tích nương rẫy trên đất lâm nghiệp, với tổng diện tích hơn 37.000ha.

Đến nay, đã có hơn 11.000 ha đất thu hồi được trồng lại rừng hoặc cây lâm nghiệp. Tuy vậy, thực tế ở nhiều nơi, tỷ lệ cây rừng sống chưa cao vì cây trồng chưa phù hợp và ít được chăm sóc.

Nguyên nhân khiến việc thực hiện Kế hoạch 1123 năm 2017 của UBND tỉnh Gia Lai hiệu quả chưa cao, là vì diện tích rừng bị lấn chiếm chủ yếu là do người dân tộc thiểu số thuộc diện khó khăn, đã sản xuất nông nghiệp từ lâu, khi chuyển sang trồng rừng sẽ khiến người dân khó đảm bảo sinh kế. Cùng với đó, chính sách hỗ trợ trồng rừng và chính sách hưởng lợi từ trồng rừng thấp, nên công tác thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và vận động người dân trồng rừng gặp nhiều khó khăn…

Ông Nguyễn Lâm, Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa nêu thực tế ở cơ sở, với mức hỗ trợ của Nhà nước cho người dân là 2,5 triệu/ha sẽ không đảm bảo được nguồn giống ban đầu.

“Cụ thể với cây bạch đàn nếu 1 ha tối thiểu phải từ 5 - 6 triệu đồng, cho nên người dân không có kinh phí để tổ chức trồng. Khó khăn nữa là việc hỗ trợ 2,5 triệu đồng lại hỗ trợ sau khi trồng rừng. Đơn vị thì cũng muốn đề nghị giải pháp hỗ trợ đảm bảo nguồn giống ban đầu; sau đó là tăng cường công tác tuyên truyền để người dân kê khai đất đai để trồng rừng”, ông Lâm nêu./.           

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang: Sẽ thu hồi trên 500 ha đất lúa, rừng phòng hộ để thực hiện dự án
Tiền Giang: Sẽ thu hồi trên 500 ha đất lúa, rừng phòng hộ để thực hiện dự án

VOV.VN - Việc tỉnh Tiền Giang thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án là cần thiết. Song đối với các dự án thu hồi nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân và rừng phòng hộ là điều cần xem xét thấu đáo.

Tiền Giang: Sẽ thu hồi trên 500 ha đất lúa, rừng phòng hộ để thực hiện dự án

Tiền Giang: Sẽ thu hồi trên 500 ha đất lúa, rừng phòng hộ để thực hiện dự án

VOV.VN - Việc tỉnh Tiền Giang thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án là cần thiết. Song đối với các dự án thu hồi nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân và rừng phòng hộ là điều cần xem xét thấu đáo.

Đất rừng Phú Quốc “bốc hơi”, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang “giật mình”
Đất rừng Phú Quốc “bốc hơi”, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang “giật mình”

VOV.VN -  Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc buông lỏng công tác quản lý đất rừng dẫn đến hơn 3.000ha đất rừng ở Phú Quốc đã bị san bằng.

Đất rừng Phú Quốc “bốc hơi”, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang “giật mình”

Đất rừng Phú Quốc “bốc hơi”, Chủ tịch tỉnh Kiên Giang “giật mình”

VOV.VN -  Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc buông lỏng công tác quản lý đất rừng dẫn đến hơn 3.000ha đất rừng ở Phú Quốc đã bị san bằng.

Lâm Đồng thu hồi 195 dự án liên quan đến rừng, đất rừng
Lâm Đồng thu hồi 195 dự án liên quan đến rừng, đất rừng

VOV.VN - Tại tỉnh Lâm Đồng nhiều dự án liên quan đến rừng và đất rừng sau khi được phê duyệt đã không triển khai hoặc triển khai sai mục đích.

Lâm Đồng thu hồi 195 dự án liên quan đến rừng, đất rừng

Lâm Đồng thu hồi 195 dự án liên quan đến rừng, đất rừng

VOV.VN - Tại tỉnh Lâm Đồng nhiều dự án liên quan đến rừng và đất rừng sau khi được phê duyệt đã không triển khai hoặc triển khai sai mục đích.