Không gian văn hóa Bác Hồ: Gieo mầm yêu nước cho học sinh Bình Dương

VOV.VN - Học tập và làm theo Bác Hồ không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành động thiết thực. Tại “Không gian văn hóa Bác Hồ”, các em học sinh tiểu học ở Bình Dương được xem những bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, đọc những câu chuyện về Bác. Các em càng thêm quyết tâm nỗ lực học tập thật tốt, để trở thành những con ngoan, trò giỏi góp phần xây dựng đất nước.

Góc Bác Hồ trong mỗi ngôi trường

Bước vào trường Tiểu học Phú Hòa 3, ở TP.Thủ Dầu Một, ngay sảnh chính, một góc nhỏ được trang trí bằng tre, gỗ mộc mạc đã thu hút mọi ánh nhìn. Đó chính là "không gian văn hóa Bác Hồ", nơi các em học sinh được tìm hiểu về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Với những vật dụng thân thuộc như đôi dép cao su, mũ cối vải, cùng những hình ảnh, tư liệu sinh động về Bác, góc nhỏ này như một bảo tàng thu nhỏ, giúp các em hình dung rõ nét hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Những câu chuyện về Bác Hồ với các cháu thiếu nhi được kể lại bằng giọng nói ấm áp, gần gũi, đã khơi dậy trong lòng các em tình yêu sâu sắc đối với Bác.

Ý tưởng xây dựng "không gian văn hóa Bác Hồ" xuất phát từ mong muốn của cô Lê Thị Kim Thúy, Hiệu trưởng nhà trường, khi thấy các em học sinh rất tò mò và muốn tìm hiểu về Bác. Cô Thúy đã tận dụng những vật liệu tái chế, cùng sự chung tay của thầy cô, phụ huynh và học sinh để tạo nên một không gian vừa ý nghĩa, vừa tiết kiệm.

Cô Thúy cho biết: "Bản thân rất muốn tất cả các em học sinh đều được trải nghiệm những nội dung, hình ảnh, vật dụng, lịch sử về Bác tại trường nên đã lên ý tưởng xây dựng không gian văn hóa Bác Hồ. Nói về Bác rất rộng nên phải xây dựng nội dung, kiến thức gần gũi với các em nhất. Nhà trường đã cùng nhau họp lại, xây dựng, đưa ra kế hoạch, nội dung cụ thể sát thực với các em và một số bài học liên quan đến Bác. Từ đó, lựa chọn chủ đề để các em thấm nhuần, dễ hiểu về Bác".

Nằm ngay trước sảnh chính trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, ở TP.Dĩ An, "không gian văn hóa Bác Hồ" như một mảnh đất thiêng liêng về Bác, thu hút học sinh, giáo viên và phụ huynh đến tham quan mỗi ngày.

Với những mô hình sinh động như bến cảng Nhà Rồng, nhà sàn Bác, hay hang Pác Pó, các em nhỏ như được trở về những năm tháng lịch sử hào hùng, cùng Bác Hồ tìm đường cứu nước. Đặc biệt, kỳ đài mô phỏng Quảng trường Ba Đình được đặt trang trọng trên tủ sách được thiết kế hình bông hoa năm cánh với ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của Bác sẽ mãi còn vang vọng đến năm châu.

Thầy Triệu Quốc Thanh, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn không gian này sẽ trở thành nơi nuôi dưỡng tình yêu đất nước, lòng biết ơn đối với Bác Hồ trong mỗi thế hệ học sinh".

"Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy Dĩ An thì trường tiểu học Lý Thường Kiệt cũng cố gắng quán triệt việc học tập, làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường một cách thiết thực thông qua mô hình, hình ảnh, thướt phim tư liệu, sách báo để cho có sự gần gũi. Từ đó, cán bộ giáo viên, nhân viên hằng ngày có thể trao dồi đạo đức, tác phong của mình và tất cả học sinh có thể trải nghiệm, tham quan, rèn luyện đạo đức một cách tốt và gần gũi nhất", thầy Thanh nói thêm.

Học tập và làm theo Bác từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Để lan tỏa rộng rãi những giá trị cao đẹp từ "không gian văn hóa Bác Hồ", trường Tiểu học Phú Hòa, Tiểu học Lý Thường Kiệt đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tham quan và học tập những bài học lịch sử ý nghĩa ngay tại không gian này.

Qua những hiện vật lịch sử, câu chuyện kể về Bác, các tiết học lịch sử vốn khô khan trở nên sinh động và dễ hiểu hơn bao giờ hết. Các em không chỉ được tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Bác mà còn được cảm nhận sâu sắc về đức tính khiêm tốn, giản dị của Người. Những giá trị đó dần thấm sâu vào tâm hồn các em, góp phần hình thành nên những thế hệ công dân có lòng yêu nước, biết ơn.

Em Nguyễn Thảo Nguyên, học sinh trường Tiểu học Phú Hòa 3 và em Vũ Bảo Ngọc, học sinh trường Tiểu học Lý Thường Kiệt chia sẻ: "Con thường đọc về thân thế và cách mạng của Bác. Con thích nhất cách mà Bác đi khắp thế giới để tìm hiểu và giúp cho đất nước". "Bác sống rất vui tươi, yêu đồng bào, yêu các bé thiếu nhi… là một người rất vĩ đại trong cuộc sống của dân tộc. Chúng em sẽ cố gắng học tập chăm ngoan để không phụ lòng Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước để cho chúng em có được cuộc sống như hôm nay".

Các mô hình của trường Tiểu học Phú Hòa 3 và Tiểu học Lý Thường Kiệt đã được Thành ủy Thủ Dầu Một, Thành ủy Dĩ An và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đánh giá cao và vinh danh. Những sáng kiến hiệu quả của hai trường đã góp phần lan tỏa rộng rãi hình ảnh đẹp về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nhân rộng những mô hình thành công này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương đã khuyến khích các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu và xây dựng góc Bác Hồ phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng của mỗi trường. Dự kiến, đến cuối năm học 2024-2025, tất cả các trường sẽ có góc Bác Hồ, không gian văn hóa Bác Hồ.

Bà Nguyễn Thị Kim Tuyết, Trưởng phòng giáo dục mầm non - Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương nói: Việc xây dựng không gian văn hóa Bác Hồ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một góc nhỏ trang trọng để thi đua mà còn cần phải trở thành một hoạt động thường xuyên, sáng tạo, gắn liền với các hoạt động giáo dục của nhà trường. 

"Trong không gian đó thay vì trưng bày cho đẹp thì khối tiểu học yêu cầu phải lồng ghép với tủ sách, hoạt động đọc của thư viện, kể chuyện về Bác vào đây với nội dung phù hợp với lứa tuổi. Phải làm sao tuyên truyền cho các em yêu thích, ham thích và muốn tìm hiểu, có nhu cầu tìm hiểu về Bác. Từ đó mới giúp các em yêu kính Bác Hồ, để sau này lớn lên các em mới biết học tập và làm theo phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh", bà Tuyết chia sẻ.

Có thể thấy, việc xây dựng "không gian văn hóa Bác Hồ" tại các trường tiểu học ở Bình Dương là một hành động thiết thực để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống yêu nước. Đây không chỉ là một góc nhỏ trong nhà trường mà còn là một hạt giống nhỏ gieo vào tâm hồn mỗi học sinh. Hạt giống ấy lớn lên, đơm hoa kết trái, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc như lời Bác Hồ dạy.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh bản Di chúc đặc biệt của Bác Hồ
Cận cảnh bản Di chúc đặc biệt của Bác Hồ

VOV.VN - Cách đây 55 năm, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969. Bản Di chúc của Bác với khoảng 1.000 từ rất cô đọng, súc tích, nhưng có thể gọi là một bản tổng kết lịch sử, đồng thời có định hướng tương lai.

Cận cảnh bản Di chúc đặc biệt của Bác Hồ

Cận cảnh bản Di chúc đặc biệt của Bác Hồ

VOV.VN - Cách đây 55 năm, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được công bố trong Lễ tang của Người vào tháng 9/1969. Bản Di chúc của Bác với khoảng 1.000 từ rất cô đọng, súc tích, nhưng có thể gọi là một bản tổng kết lịch sử, đồng thời có định hướng tương lai.

Bắc Ninh tổ chức hát dân ca quan họ trên thuyền dịp Quốc khánh 2/9
Bắc Ninh tổ chức hát dân ca quan họ trên thuyền dịp Quốc khánh 2/9

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Chương trình hát dân ca quan họ trên thuyền và các hoạt động văn hóa - du lịch, bắt đầu từ ngày 30/8 đến hết ngày 2/9/2024 tại khu vực khuôn viên Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Bắc Ninh tổ chức hát dân ca quan họ trên thuyền dịp Quốc khánh 2/9

Bắc Ninh tổ chức hát dân ca quan họ trên thuyền dịp Quốc khánh 2/9

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Chương trình hát dân ca quan họ trên thuyền và các hoạt động văn hóa - du lịch, bắt đầu từ ngày 30/8 đến hết ngày 2/9/2024 tại khu vực khuôn viên Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết
Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết

VOV.VN - Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ.

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên: Biểu tượng của tình đoàn kết

VOV.VN - Tượng đài Bác Hồ cùng các dân tộc Tây Nguyên tại Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như "trái tim" của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành biểu tượng cho tình đoàn kết, lòng yêu nước và sự gắn bó keo sơn giữa đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với Bác Hồ.