Làm túi thổ cẩm cải thiện thu nhập cho bà con đồng bào Cơ Tu

VOV.VN - Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, túi A’Đhir được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Qua đó, giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (dự án 6) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, những năm gần đây, nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu được chính quyền và người dân các huyện miền núi Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang (tỉnh Quảng Nam); Nam Đông, A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) quan tâm giữ gìn và bảo tồn. Một số sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu hiện đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 - 4 sao.

Túi A’Đhir (túi xách thổ cẩm) của người Cơ Tu ở Làng dệt thổ cẩm Zơ Ra, xã Ta Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là một trong số đó. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, túi A’Đhir được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Qua đó, giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho bà con vùng đồng bào Dân tộc thiểu số. Jumi Sĩ, PV Đài TNVN tại miền Trung đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Lan, Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống Zơ Ra về quy trình làm túi A'Đhir của người Cơ Tu.

PV: Xin chào bà Kim Lan, Giám đốc Hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống Zơ Ra, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam! Thưa bà, Hợp tác xã dệt thổ thành lập năm nào? Hiện nay hoạt động ra sao?

Bà Kim Lan: Hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống Zơ Ra được thành lập từ năm 2001. Từ năm 2011 đến nay chúng tôi thành lập thành Hợp tác xã. Ban đầu chỉ có 20 thành viên tham gia, đến hiện tại thì có tất cả 28 thành viên đều là chị em phụ nữ trong thôn Zơ Ra cùng tham gia.

Hợp tác xã làm từ thứ hai đến thứ 4 hàng tuần, mọi người tập trung tại Gươl làng. Nếu có đoàn khách tới tham quan thì chúng tôi tập trung làm thêm, phục vụ theo yêu cầu của khách. Công việc chị em thường làm như se chỉ, dệt, may... các sản phẩm như túi, khăn, ví, khố, áo choàng, váy. Trong đó, túi A’Đhir là một trong những sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2019.

PV: Theo tôi biết, túi A’Đhir người Cơ Tu là sản phẩm truyền thống và hiện nay rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là khách du lịch. Bà có thể chia sẻ về quy trình làm túi A’đhir này được không?

Bà Kim Lan: Để làm được loại túi này, điều kiện cần là phải có là sợi chỉ, hạt cườm. Sau đó, sợi chỉ được cuộn tròn lại và những hạt cườm được sâu vào sợi chỉ. Bước tiếp theo mới se chỉ, dệt thành tấm choàng xong rồi cắt, khâu theo yêu cầu khách đặt. Để hoàn thành một túi mất khoảng 1 đến 2 ngày.

PV: Túi A’Đhir thường được sử dụng hàng ngày như thế nào, thưa bà?

Bà Kim Lan: Túi A’Đhir có rất nhiều công dụng mà rất tiện lợi. Đi du lịch hay đi đâu mình cũng có thể đem nó theo mọi lúc, rất nhỏ gọn. Trong túi A’Đhir có thể để tiền, các loại giấy tờ, thẻ ngân hàng hoặc đồ trang sức cá nhân... Nhiều người ưa chuộng là vì thế.

PV: So với các sản phẩm được làm từ thổ cẩm thì túi A’Đhir có gì khác biệt?

Bà Kim Lan: Nói chung mỗi loại sản phẩm có mỗi kiểu khác nhau, không có loại nào giống loại nào cả. Túi A’Đhir tuy nhỏ gọn nhưng khi dệt, may đòi hỏi rất nhiều sự tập trung, tỉ mỉ và khéo léo từ đôi bàn tay rồi làm đường viền trong lẫn ngoài, may các lớp túi nhỏ bên trong rất nhiều công đoạn. Bởi thế, làm khó khăn hơn so với các sản phẩm khác. Nhưng mà, khó nhất là khâu đầu tiên thôi, còn lại đã vào khuôn khổ rồi thì may rất nhanh cũng không khó khăn nhiều nữa.

PV: Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, việc tiêu thụ túi A’Đhir có thuận lợi hơn so với các sản phẩm khác?

Bà Kim Lan: Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, túi A’Đhir bán chạy hơn so với nhiều sản phẩm khác. Một phần vì túi rất gọn nhẹ, tiện lợi, dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi nên khách hàng rất ưa chuộng. Sau đợt dịch Covid-19 khách hàng đặt mua nhiều, vừa rồi bên Nhật Bản đặt mua hơn 1.000 túi, mỗi túi với giá chỉ 350.000 đồng. Nói chung, từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, túi A’Đhir được nhiều người biết đến hơn.

PV: Xin bà cho biết, cuộc sống của phụ nữ trong thôn đến nay như thế nào khi tham gia Hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống?

Bà Kim Lan: Mọi người cũng biết, chị em phụ nữ miền núi đa số đều không có việc làm ổn định, thường ngày chỉ biết làm nương rẫy, không đủ ăn. Từ khi có Hợp tác xã này thì rất nhiều chị em phụ nữ trong thôn tham gia tích cực. Ở đây, mọi người không những giữ được các giá trị văn hoá truyền thống mà còn có thêm thu nhập, tuy không nhiều nhưng cũng đỡ hơn trước đây, cũng mua được gạo, mì chính, dầu ăn và lo cho con ăn học.

PV: Là một người rất yêu nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu, bà mong đợi gì ở thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống dân tộc?

Bà Kim Lan: Trong các cuộc họp thôn, xã chúng tôi thường xuyên nói mọi người hãy tham gia vào Hợp tác xã Làng dệt truyền thống thổ cẩm Zơ Ra. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận và chỉ dậy cho các bạn. Tôi mong các bạn trẻ nếu chưa có việc làm ổn định thì hãy tham gia vào Hợp tác xã, các bạn không chỉ khôi phục, giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá truyền thống mà còn có thêm thu nhập từ việc bán sản phẩm của mình. Vào trong Hợp tác xã mọi người có nhiều cơ hội tham gia các lễ hội lớn trong và ngoài nước, được giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, rất vinh dự. Mong các bạn trẻ luôn ý thức tốt và đừng để văn hoá tốt đẹp của mình dần mất đi. Tôi cũng mong chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa cho những Hợp tác xã như thế này cũng như giới thiệu, quảng bá rộng rãi hơn trên các phương tiện để nhiều nơi biết đến hơn.

PV: Cảm ơn bà rất nhiều về cuộc trò chuyện này.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Già làng Ra Pát A Ray: Người gìn giữ văn hóa Cơ Tu
Già làng Ra Pát A Ray: Người gìn giữ văn hóa Cơ Tu

VOV.VN - Ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, già làng Ra Pát A Ray là người có uy tín, có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa, xã hội ở địa phương. Nhiều năm qua, Gươl truyền thống trong khuôn viên nhà ông đã trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào Cơ Tu, cũng là nơi để ông chế tác, chơi nhạc cụ và truyền dạy đánh cồng chiêng, thổi khèn… cho lớp trẻ.

Già làng Ra Pát A Ray: Người gìn giữ văn hóa Cơ Tu

Già làng Ra Pát A Ray: Người gìn giữ văn hóa Cơ Tu

VOV.VN - Ở huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, già làng Ra Pát A Ray là người có uy tín, có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn hóa, xã hội ở địa phương. Nhiều năm qua, Gươl truyền thống trong khuôn viên nhà ông đã trở thành địa chỉ giao lưu văn hóa, văn nghệ của đồng bào Cơ Tu, cũng là nơi để ông chế tác, chơi nhạc cụ và truyền dạy đánh cồng chiêng, thổi khèn… cho lớp trẻ.

Nghề dệt thổ cẩm: Giữ gìn nét văn hóa và giúp phụ nữ Cơ Tu phát triển kinh tế
Nghề dệt thổ cẩm: Giữ gìn nét văn hóa và giúp phụ nữ Cơ Tu phát triển kinh tế

VOV.VN - Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Cơ Tu. Mỗi sản phẩm thổ cẩm có hoa văn độc đáo, phong phú, thể hiện bản sắc và tâm hồn của người thợ dệt.

Nghề dệt thổ cẩm: Giữ gìn nét văn hóa và giúp phụ nữ Cơ Tu phát triển kinh tế

Nghề dệt thổ cẩm: Giữ gìn nét văn hóa và giúp phụ nữ Cơ Tu phát triển kinh tế

VOV.VN - Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Cơ Tu. Mỗi sản phẩm thổ cẩm có hoa văn độc đáo, phong phú, thể hiện bản sắc và tâm hồn của người thợ dệt.

Cận cảnh quy trình dệt thổ cẩm đặc sắc của người Cơ Tu
Cận cảnh quy trình dệt thổ cẩm đặc sắc của người Cơ Tu

VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm là một trong những thành tố của không gian văn hóa đặc sắc người Cơ Tu. Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đề án hỗ trợ các địa phương bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có dệt thổ cẩm Cơ Tu.

Cận cảnh quy trình dệt thổ cẩm đặc sắc của người Cơ Tu

Cận cảnh quy trình dệt thổ cẩm đặc sắc của người Cơ Tu

VOV.VN - Nghề dệt thổ cẩm là một trong những thành tố của không gian văn hóa đặc sắc người Cơ Tu. Thành phố Đà Nẵng đã xây dựng đề án hỗ trợ các địa phương bảo tồn văn hóa truyền thống, trong đó có dệt thổ cẩm Cơ Tu.

Cán bộ phòng giao dịch ngân hàng treo cổ tử vong tại trụ sở
Cán bộ phòng giao dịch ngân hàng treo cổ tử vong tại trụ sở

VOV.VN - Nạn nhân được phát hiện bất tỉnh trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc ở tầng 3 của ngôi nhà 59 Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 

Cán bộ phòng giao dịch ngân hàng treo cổ tử vong tại trụ sở

Cán bộ phòng giao dịch ngân hàng treo cổ tử vong tại trụ sở

VOV.VN - Nạn nhân được phát hiện bất tỉnh trong tư thế treo cổ tại phòng làm việc ở tầng 3 của ngôi nhà 59 Hùng Vương, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.