Lên Tây Bắc đón Tết cùng đồng bào Dao đỏ vùng quế Yên Bái

VOV.VN - Tết đến xuân về, khép lại những lo toan bộn bề của cuộc sống, tạm gác lại những tháng ngày cặm cụi với đồi quế, nương ngô, đồng bào Dao đỏ vùng quế Văn Yên-Yên Bái lại tổ chức đón Tết truyền thống theo cách của riêng mình.

 

Sau 1 năm lao động vất vả, Tết Nguyên đán là dịp để gia đình nghỉ ngơi, quây quần bên nhau, tổng kết lại những việc đã làm, báo ơn với tổ tiên đã phù hộ độ trì trong một năm qua. Cũng vì lẽ đó mà đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái, ai cũng chuẩn bị cho mình một cái tết thật tươm tất, đủ đầy.

30 tết, ngày cuối cùng của năm cũng là lúc các gia đình người Dao đỏ Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bắt đầu làm lễ quét nhà, thu dọn bàn thờ tổ tiên, với quan niệm quét đi những điều không may mắn của năm cũ, đón năm mới tới, với lòng thành hướng về cội nguồn dân tộc. 

Sau bữa cơm tất niên chiều 30 tết, khi mọi công việc chuẩn bị đón năm mới đã được hoàn tất, các thành viên trong gia đình đều phải tắm giặt sạch sẽ bằng thứ nước thảo dược với đủ 12 vị thuốc, được người phụ nữ trong gia đình hái từ rừng sớm ngày 30 tết, sau đó mặc những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để đón giao thừa. Trong thời khắc thiêng liêng ấy, các thành viên trong gia đình xếp hàng trước bàn thờ tổ tiên, chủ nhà thay mặt gia đình thắp 3 nén nhang trên bàn thờ tổ tiên rồi xin phép hạ bát nước xuống đưa cho mỗi người uống một ngụm để có thêm sức khỏe, cầu tài, cầu lộc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. 

Đêm giao thừa, người Dao đỏ không ra khỏi nhà mà tất cả mọi người quây quần bên nhau chờ thời khắc bước sang năm mới và chúc những điều may mắn cho nhau.

Anh Nguyễn Tòn Năm, người dân thôn Khe Lợ, xã Viễn Sơn, chia sẻ: “Với người Dao đỏ chúng tôi, lễ đón giao thừa rất quan trọng. Trước đó, bàn thờ tổ tiên phải được thu dọn thật ngăn nắp. Trên bàn thờ phải dâng lên đầy đủ hương, hoa, quả, bánh, kẹo, trà, thuốc để mời tổ tiên về ăn tết cùng con cháu và phù hộ một năm mới mạnh khỏe, no ấm, làm ăn phát đạt. Bây giờ cuộc sống hiện đại rồi, nhưng nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình vẫn luôn phải giữ gìn và phát huy. Sau này đời con, đời cháu mình cũng vậy”.

Ngay từ sáng sớm mồng một tết, khắp làng trên, xóm dưới nhà nhà đều tất bật chuẩn bị những công việc cho ngày Tết. Mỗi người một công việc, trong khi việc mổ lợn, gà được cánh đàn ông phụ trách, thì việc đồ xôi, nhặt rau, nấu nướng… được chị em phụ nữ đảm nhận. Mọi việc đều được thực hiện nhanh chóng để chuẩn bị mâm cúng tổ tiên và đón anh em, làng xóm đến chung vui, làm cho không khí ngày tết càng vui tươi, ấm áp.

“Sáng ngày 1 tết, theo phong tục, cả gia đình sẽ chuẩn bị bữa cơm tươm tất để làm lễ cúng đầu năm mới. Sau đó mỗi thành viên trong gia đình đều phải đem theo một tờ tiền vàng mã để đốt ngay khi ra khỏi nhà với tâm niệm đốt đi tất cả những điều rủi ro, không may mắn, cầu cho năm mới mọi thành viên trong gia đình ai cũng mạnh khoẻ, làm ăn phát tài, lợn gà đầy chuồng, thóc gạo đầy bồ…”, anh Triệu Tòn Pham – thôn Làng Mới, xã Đại Sơn chia sẻ.

Công việc quan trọng nhất trong dịp tết là việc thờ cúng tổ tiên. Trong mâm cúng của đồng bào Dao đỏ, ngoài rượu, thịt lợn, thịt gà, thì bánh dày là thứ không thể thiếu với ý nghĩa biết ơn tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ cho gia chủ một năm qua mùa màng tươi tốt, bội thu. Sau khi mọi thứ đã được bày biện, thầy cúng bắt đầu làm lễ cúng thể hiện mong ước của con cháu, cầu mong ông bà, tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình sang năm mới mạnh khỏe, may mắn.

Sau lễ cúng cũng là lúc gia đình dọn đồ lễ xuống, cùng với những món ăn truyền thống được gia đình chuẩn bị sẵn để chào đón anh em, hàng xóm đến chung vui, ăn tết. Bữa cơm tết càng đông đủ anh em, hàng xóm thì gia đình làm ăn càng tấn tới. Có lẽ cũng vì thế bữa cơm tết của đồng bào Dao lúc nào cũng đông vui, nhộn nhịp, thêm gắn kết cộng đồng.  

Ông Đặng Phúc Trình, thầy cúng thôn Khe Ván, xã Quang Minh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết bài cúng của người Dao đỏ ngày mùng 1 tết.

“Hôm nay mồng một tết, trước sự có mặt của đông đủ thành viên trong gia đình, thay mặt gia chủ làm lễ cúng giải hạn để xua những điều rủi ro, không may mắn trong năm cũ; cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn cho mọi người; mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, trâu bò lợn gà khỏe mạnh”, ông Trình cho hay.

Những ngày xuân, ngoài chúc tụng anh em, họ hàng, những chàng trai, cô gái Dao đỏ vùng quế Văn Yên-Yên Bái lại tụ hội thành từng tốp, cùng nhau ca hát, múa chuông  bên những rừng quế đã mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào. Trang phục rực rỡ của các cô gái, chàng trai hòa cùng sắc thắm hoa mơ, hoa mận làm cho không khí đón xuân trên các bản làng người Dao đỏ Yên Bái càng thêm tươi vui, đậm đà bản sắc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rực rỡ sắc đỏ túi đựng quà Tết
Rực rỡ sắc đỏ túi đựng quà Tết

VOV.VN - Thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cửa hàng trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lại sặc sỡ màu sắc của các loại túi đựng quà tết.

Rực rỡ sắc đỏ túi đựng quà Tết

Rực rỡ sắc đỏ túi đựng quà Tết

VOV.VN - Thời điểm cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các cửa hàng trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lại sặc sỡ màu sắc của các loại túi đựng quà tết.

Hà Nội: Đưa bộ đội về ăn Tết cùng với nhân dân
Hà Nội: Đưa bộ đội về ăn Tết cùng với nhân dân

VOV.VN - Hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong 2 ngày (30 và 31/01/2024), Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp với huyện Ba Vì, các tổ chức chính trị-xã hội của thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tổ chức Chương trình “Xuân chung tay đoàn kết - Tết thắm tình quân dân” năm 2024.

Hà Nội: Đưa bộ đội về ăn Tết cùng với nhân dân

Hà Nội: Đưa bộ đội về ăn Tết cùng với nhân dân

VOV.VN - Hưởng ứng Phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong 2 ngày (30 và 31/01/2024), Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phối hợp với huyện Ba Vì, các tổ chức chính trị-xã hội của thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tổ chức Chương trình “Xuân chung tay đoàn kết - Tết thắm tình quân dân” năm 2024.

Tăng cường bảo vệ biên giới dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán
Tăng cường bảo vệ biên giới dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán

VOV.VN - Hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ CHBĐ Biên phòng Đắk Lắk đã và đang chỉ đạo các đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn huyện - Cơ động triển khai lực lượng và phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và đấu tranh với các loại đối tượng vi phạm biên giới để Nhân dân vui Xuân đón Tết.

Tăng cường bảo vệ biên giới dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán

Tăng cường bảo vệ biên giới dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán

VOV.VN - Hơn 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Bộ CHBĐ Biên phòng Đắk Lắk đã và đang chỉ đạo các đồn Biên phòng, Tiểu đoàn Huấn huyện - Cơ động triển khai lực lượng và phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, ngăn chặn hoạt động xuất nhập cảnh trái phép và đấu tranh với các loại đối tượng vi phạm biên giới để Nhân dân vui Xuân đón Tết.

Vui Tết trong những căn nhà Đại đoàn kết
Vui Tết trong những căn nhà Đại đoàn kết

VOV.VN - Trong không khí rộn ràng vui xuân, đón Tết, với 1.400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn, bức xúc về nhà ở tại Hậu Giang thì niềm vui càng nhân lên gấp bội khi lần đầu tiên được đón Tết đầm ấm, an vui trong những căn nhà Đại đoàn kết khang trang, thắm đượm nghĩa tình.

Vui Tết trong những căn nhà Đại đoàn kết

Vui Tết trong những căn nhà Đại đoàn kết

VOV.VN - Trong không khí rộn ràng vui xuân, đón Tết, với 1.400 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn, bức xúc về nhà ở tại Hậu Giang thì niềm vui càng nhân lên gấp bội khi lần đầu tiên được đón Tết đầm ấm, an vui trong những căn nhà Đại đoàn kết khang trang, thắm đượm nghĩa tình.

Những mùa bánh tét ở Nhị Bình
Những mùa bánh tét ở Nhị Bình

VOV.VN - Về ấp 4, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM những ngày cuối năm như được chậm lại trong một không gian đậm chất nông thôn với những nóc nhà bảng lảng khói. Người dân ở đây cứ đến tầm 20 tháng Chạp là đỏ lửa nấu bánh tét. Có nhà gói 500-600 đòn bánh tét/ngày. Tuy là vậy, nhưng không ồn ã, vội vàng, mà việc ai nấy làm, vui vẻ và ấm áp như cách mà họ đã giữ nghề hơn nửa thế kỷ.

Những mùa bánh tét ở Nhị Bình

Những mùa bánh tét ở Nhị Bình

VOV.VN - Về ấp 4, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP.HCM những ngày cuối năm như được chậm lại trong một không gian đậm chất nông thôn với những nóc nhà bảng lảng khói. Người dân ở đây cứ đến tầm 20 tháng Chạp là đỏ lửa nấu bánh tét. Có nhà gói 500-600 đòn bánh tét/ngày. Tuy là vậy, nhưng không ồn ã, vội vàng, mà việc ai nấy làm, vui vẻ và ấm áp như cách mà họ đã giữ nghề hơn nửa thế kỷ.