Liên kết, xây dựng các tập đoàn đánh bắt xa bờ

(VOV) -Để khai thác giá trị của kinh tế biển, nghề cá cần hướng tới liên kết với nước ngoài, thành lập các tập đoàn đánh cá xa bờ.

Trong chương trình đặc biệt kỷ niệm Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2013 phát sóng trực tiếp trên Hệ Thời sự- Chính trị- Tổng hợp (VOV1), ngày 8/6, PGS-TS Nguyễn Chu Hồi-Nghiên cứu viên cao cấp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội- Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam cho rằng: “Chúng ta đã hội nhập quốc tế, là thành viên của WTO, tuy nhiên việc hội nhập trên biển vẫn còn hạn chế. Nói đến biển là nói đến vấn đề quốc tế. Chúng ta cần phải có biện pháp “mở” hơn nữa để hội nhập. Ví dụ, chúng ta có nhiều đảo nhỏ, hoang sơ, chúng ta có thể phân vùng chức năng, xây dựng những quy định về pháp lý để liên doanh, liên kết với nước ngoài phát triển tiềm năng kinh tế biển”.

Biển Đông-Kho tài nguyên vô giá

Nói đến biển Việt Nam, ông Chu Hồi khẳng định rằng: “Biển nước ta giàu và đẹp”. Giàu vì biển nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên, từ tài nguyên sinh vật với hơn 2.000 loài cá, trong đó hơn 100 loài cá có ý nghĩa kinh tế, tham gia thương trường trong thời gian vừa qua đã làm thay đổi tỉ trọng xuất khẩu của nghề cá đất nước.

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi trong buổi tọa đàm trực tiếp trên sóng VOV1- Đài TNVN sáng 8/6

Biển nước ta được xem là 1/16 ngư trường giàu tài nguyên trên thế giới. Với trữ lượng thủy hai sản khoảng 5,3 triệu tấn, biển cho phép chúng ta khai thác 2,3 triệu tấn/năm với tính bền vững tối đa.

Ngoài ra, biển chúng ta giàu tài nguyên khoáng sản với dầu khí, và có tiềm năng khai thác băng cháy… Đặc biệt, chúng ta có không gian, cảnh quan bờ biển đẹp (hơn 100 bờ biển đẹp, cấp quốc tế). Chúng ta hơn 100 điểm vùng vịnh, cửa sông có thể làm bến cảng.

Về phát triển hàng hải, biển Đông là một trong những biển duy nhất trên thế giới nối liền hai đại dương chạy xuyên từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương đi qua eo biển Malacca. Đây là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Theo dự báo trong thế kỷ này, ¾ lượng hàng hóa di chuyển bằng đường hàng hải trên thế giới thì biển Đông 2/3 trong số đó sẽ đi qua biển Đông.

Nói đến tiềm năng ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chúng ta đã khẳng định chủ quyền về mặt lịch sử, pháp lý và khoa học, ông Chu Hồi phân tích, hai quần đảo này có nhiều tiềm năng phát triển nghề cá. Cơ cấu nghề cá ở hai quần đảo này cần gắn giữa bảo tồn với phát triển.

Cần xây dựng những tập đoàn đánh bắt xa bờ

“Biển gắn liền với người Việt qua nhiều thế hệ, là bằng chứng hình thành nền văn hóa biển, văn hóa ứng xử với biển cả, văn hóa của những làng chài ở trên biển”, ông Chu Hồi nói.

Theo ông Chu Hồi, hoạt động đầu tiên của người Việt gắn với biển là nghề cá. Sau này là hoạt động liên quan đến thương mại.

Ông cha ta ra biển mưu sinh. Chính vì thế, người Việt vươn khơi ra khai thác sản vật từ các đảo xa, từ đáy biển mênh mông phục vụ cho đời sống gia đình, cống hiến xây dựng đất nước.

“Nghề cá là nghề truyền thống, mỗi người bước chân xuống biển, ngư dân đã cột chặt cuộc đời với biển. Mỗi chuyến vươn khơi thành công không chỉ là sự ăm ắp thủy hải sản trên các âu thuyền mà cả sự an toàn tính mạng, không bị bão tố dập vùi”, ông Chu Hồi nói.

Năm 3/2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày Đại dương thế giới nhằm tôn vinh những giá trị của đại dương đối với tương lai của loài người. Để hưởng ứng ngày đại dương thế giới cũng như nhấn mạnh công tác tuyên truyền công tác biển đảo, Bộ TNMT đã đề nghị Chính phủ tổ chức hàng năm Tuần lễ Biển Hải đảo Việt Nam.
Theo ông Chu Hồi, so với các nước trên thế giới, hiện nay phương tiện đánh cá của chúng ta còn thô sơ, nhưng với sự hội tụ tố chất mạo hiểm, lòng dũng cảm đã giúp người ngư dân vươn xa. Và họ có thể sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn nghề cá của mình.

Ngư dân vươn khơi không chỉ là để khai thác những giá trị tiềm năng của biển cả mà còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc, nâng cấp phương tiện đánh bắt của ngư dân là vấn đề thiết yếu. Vấn đề này, ông Chu Hồi cho biết, Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương đánh bắt xa bờ từ hơn 20 năm trước.

Chúng ta cũng đã có chính sách cho vay vốn cải hoán các tàu để đánh bắt xa bờ. Với phương tiện do Nhà nước hỗ trợ ban đầu để làm những tàu lớn, nhưng nhìn tổng quan, nghề cá chúng ta phổ biến vẫn là nghề cá nhỏ.
Hiện nay, nhiều ngư dân ở các địa phương cũng đã tổ chức lại sản xuất theo kiểu Nghiệp đoàn Nghề cá. Nhưng ông Chu Hồi lại đặt vấn đề rằng: “Để đánh bắt xa bờ phát triển, nghề cá cũng cần phải có mạnh thường quân, nên có tập đoàn đánh cá ở biển xa”. Cho nên, để hướng tới mục tiêu CNH-HĐH nghề cá thì chúng ta không chỉ hướng tới việc đóng những con tàu to mà cần đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ cho nghề cá./.

PGS-TS Nguyễn Chu Hồi: So với thế giới nói chung và các nước trong khu vực ASEAN nói riêng, Việt Nam có nhiều tiềm năng về du lịch biển. Dựa vào vốn thiên nhiên sẵn có, trong việc phát triển kinh tế du lịch biển chúng ta cần gắn bảo tồn, kể cả bảo tồn văn hóa, lịch sử. Việc tổ chức du lịch cũng cần tính liên kết vùng.

"Trong chiến lược phát triển kinh tế biển hiện nay đang được xếp theo thứ tự: Dầu khí, hàng hải, du lịch. Nhưng tôi cho rằng, một lúc nào đó du lịch sẽ vươn lên xếp vị trí thứ hai, hoặc thứ nhất vì đây là ngành kinh tế sạch, bền vững".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh
Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Việc kết hợp này cần được coi trọng trong hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, và là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn chiến lược hiện nay

Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Phát triển kinh tế biển kết hợp tăng cường quốc phòng, an ninh

Việc kết hợp này cần được coi trọng trong hoạch định chiến lược phát triển quốc gia, và là nhu cầu cấp bách trong giai đoạn chiến lược hiện nay

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển
Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

“Khu kinh tế Dung Quất là động lực phát triển kinh tế không chỉ của Quảng Ngãi  mà của cả vùng miền Trung Tây Nguyên và cả nước”.  

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

Quảng Ngãi chú trọng phát triền kinh tế biển

“Khu kinh tế Dung Quất là động lực phát triển kinh tế không chỉ của Quảng Ngãi  mà của cả vùng miền Trung Tây Nguyên và cả nước”.  

Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh
Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

(VOV) - Phát triển một “nền kinh tế xanh” có ý nghĩa là nền kinh tế được phát triển dựa vào hệ sinh thái bền vững, thân thiện với môi trường. 

Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

Việt Nam hướng tới nền kinh tế biển xanh

(VOV) - Phát triển một “nền kinh tế xanh” có ý nghĩa là nền kinh tế được phát triển dựa vào hệ sinh thái bền vững, thân thiện với môi trường. 

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển
Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển

Nếu không chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, thì kinh tế thủy sản của nước ta vẫn thiếu chuyên nghiệp.  

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển

Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển

Nếu không chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản, thì kinh tế thủy sản của nước ta vẫn thiếu chuyên nghiệp.  

Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo
Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo

(VOV) - Năm 2011, tổng sản lượng ngành thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn, tăng gấp 5 lần so với năm 1990.

Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo

Nhân rộng điển hình tiên tiến phát triển kinh tế biển, đảo

(VOV) - Năm 2011, tổng sản lượng ngành thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn, tăng gấp 5 lần so với năm 1990.