Lửa ấm nơi biên thùy

VOV.VN - Ngọn lửa ấm áp là sự khởi đầu cho cuộc sống trong ngôi nhà mới, cầu mong những điều may mắn và sung túc…

Với đồng bào vùng cao, dựng được ngôi nhà là sự kiện trọng đại nhất cả đời người. Và theo phong tục của đồng bào khi việc dựng nhà hoàn thành, họ sẽ nhóm một bếp lửa ở chính giữa ngôi nhà. Ngọn lửa ấm áp là sự khởi đầu cho cuộc sống trong ngôi nhà mới, cầu mong những điều may mắn và sung túc... Tết Nguyên đán cổ truyền năm nay, hơn 90 hộ đồng bào nghèo tại huyện biên giới Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã có được niềm vui đón Xuân bên bếp lửa ấm áp trong những ngôi nhà Đại đoàn kết.

Nhóm bếp lửa giữa nhà, kính cáo trời đất, tổ tiên để bắt đầu cho cuộc sống trong ngôi nhà mới, bà Vương Thị Mỵ ở xóm Ma Pản, xã Đa Thông không khỏi nghẹn ngào. Chồng mất sớm để lại bà với 8 người con, cuộc sống chỉ trông vào nương ngô, vạt sắn. Bây giờ, sống gần hết cuộc đời mới có được ngôi nhà nền láng xi-măng sạch sẽ, không bị dột ngày mưa, vách tôn chắc chắn để ngăn những cơn gió lạnh buốt ngày đông giá.

“Năm nay mẹ con tôi có nhà mới đón Tết, tôi mừng lắm, không còn lo bị gió rét, các cháu được trong nhà ấm cũng bớt ốm, bớt ho hơn. Cảm ơn các chiến sỹ công an, cảm ơn bộ đội, cảm ơn các cán bộ giúp tôi có được mái nhà ấm áp này. Có nhà rồi tôi yên tâm làm ăn để sớm thoát nghèo…” – bà Mỵ nói.

Cùng được đón Tết trong ngôi nhà mới, gia đình chị Vương Thị Pàng - dân tộc Mông, tại thôn Tềnh Cà Lưa, xã Quý Quân, huyện Hà Quảng tíu tít trang hoàng bàn thờ gia tiên. Gia đình chị Pàng cũng là một trong những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con út của chị lại mắc bệnh thiểu năng trí tuệ, chồng chị bị tai nạn giao thông thường xuyên đau ốm nên gánh nặng lo toan trút tất cả lên đôi vai người phụ nữ lam lũ này.

Chị Pàng chia sẻ: “Tôi rất vui vì đón năm mới có nhà mới. Bây giờ có nhà mới rồi thì 2 vợ chồng tôi sẽ cố gắng cùng nhau chăm cho các con, lo cho các con được học hành tốt hơn”.

Niềm vui của bà Mỵ, chị Pàng cũng là niềm vui chung của hơn 90 hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng dịp Tết này. Từ quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sau chuyến đi công tác tại một số xã vùng cao của huyện Hà Quảng cuối năm 2020, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, các cán bộ, chiến sỹ công an cùng lực lượng quân đội, chính quyền và nhân dân địa phương đã bắt tay vào thực hiện với mục tiêu hoàn thành sớm giai đoạn I chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ gia đình khó khăn kịp đón xuân, vui Tết.

Hà Quảng là huyện khó khăn của tỉnh Cao Bằng với hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, số hộ nghèo lên tới gần 1.100 hộ, phần lớn đều khó khăn về nhà ở. Và 90 căn nhà hoàn thành trong hơn 1 tháng là nỗ lực của hàng trăm cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên thanh niên tham gia vận chuyển nguyên vật liệu, trực tiếp xây dựng trong điều kiện thời tiết giá lạnh của mùa Đông.

Ông Hoàng Văn Sài, Bí thư Chi bộ Lũng Luông, xã Lũng Nặm, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng xúc động: Xóm tôi có hơn 10 hộ được hỗ trợ, bà con nhân dân rất phấn khởi vì ngôi nhà mới sẽ thay đổi cuộc sống của gia đình. Bây giờ thì yên tâm làm ăn rồi...”

Dự kiến, sẽ có 868  hộ gia đình được hỗ trợ sửa chữa hoặc làm mới nhà ở từ số kinh phí 35 tỉ đồng của Bộ Công an và thành phố Hà Nội trao tặng. An cư mới lạc nghiệp, những ngôi nhà ấm cúng và vững chãi sẽ giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, bám bản, bám làng.

Bà Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Bí thư Huyện ủy Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết: “Tỉ lệ hộ nghèo của Hà Quảng rất cao, trên 33% và trong đó tiêu chí nhà ở  thiếu hụt rất lớn. Giai đoạn II của chúng tôi còn gần 800 nhà nữa, với 2 loại hình là hỗ trợ xây dựng nhà mới và hỗ trợ sửa nhà ở, thời gian hết quý I/2021, Hà Quảng sẽ cơ bản không còn hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Đây là sự hỗ trợ quý báu và là niềm động viên rất lớn để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo trong thời gian sắp tới”.

Ngoài trời gió lạnh, sương muối mịt mờ nhưng trong những căn nhà Đại đoàn kết, rộn tiếng nói cười và niềm vui lấp lánh trong ánh mắt người già, trẻ em. Họ có lẽ cảm nhận rõ hơn sự ấm áp của bếp lửa ngày xuân, bởi đó là những ngọn lửa của tình đoàn kết quân dân nơi biên cương Tổ quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Niềm vui đón Tết từ những ngôi nhà Đại đoàn kết ở Sóc Trăng
Niềm vui đón Tết từ những ngôi nhà Đại đoàn kết ở Sóc Trăng

VOV.VN - Những năm qua, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng luôn vận động gây Quỹ vì người nghèo. Từ nguồn quỹ này, tỉnh triển khai xây dựng sửa chữa hàng ngàn ngôi nhà Đại đoàn kết, giúp nhiều hộ nghèo có nơi an cư, ấm áp.

Niềm vui đón Tết từ những ngôi nhà Đại đoàn kết ở Sóc Trăng

Niềm vui đón Tết từ những ngôi nhà Đại đoàn kết ở Sóc Trăng

VOV.VN - Những năm qua, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng luôn vận động gây Quỹ vì người nghèo. Từ nguồn quỹ này, tỉnh triển khai xây dựng sửa chữa hàng ngàn ngôi nhà Đại đoàn kết, giúp nhiều hộ nghèo có nơi an cư, ấm áp.

Những người "canh gác cho mùa xuân" ở Quảng Ninh
Những người "canh gác cho mùa xuân" ở Quảng Ninh

VOV.VN - Những cơn mưa vẫn tiếp tục nặng hạt. Các lực lượng làm nhiệm vụ tại các điểm chốt chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn đang hết mình vì công việc. Với họ, mùa xuân này thực sự rất đặc biệt!

Những người "canh gác cho mùa xuân" ở Quảng Ninh

Những người "canh gác cho mùa xuân" ở Quảng Ninh

VOV.VN - Những cơn mưa vẫn tiếp tục nặng hạt. Các lực lượng làm nhiệm vụ tại các điểm chốt chặn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn đang hết mình vì công việc. Với họ, mùa xuân này thực sự rất đặc biệt!

Ngày Tết, lì xì thế nào để đừng làm hư con trẻ
Ngày Tết, lì xì thế nào để đừng làm hư con trẻ

VOV.VN - Lì xì đầu năm mới là một mỹ tục của người Việt, mang ý nghĩa cầu chúc cho năm mới may mắn, bình an, trẻ nhỏ chăm ngoan, học giỏi. Thế nhưng ngày nay, phong tục này đang dần biến tướng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục trẻ nhỏ.

Ngày Tết, lì xì thế nào để đừng làm hư con trẻ

Ngày Tết, lì xì thế nào để đừng làm hư con trẻ

VOV.VN - Lì xì đầu năm mới là một mỹ tục của người Việt, mang ý nghĩa cầu chúc cho năm mới may mắn, bình an, trẻ nhỏ chăm ngoan, học giỏi. Thế nhưng ngày nay, phong tục này đang dần biến tướng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục trẻ nhỏ.