Mỗi gia đình cần ít nhất 1 người được tập huấn về PCCC

VOV.VN - Ở nước ta sau các vụ cháy lớn, đặc biệt là cháy ở các nhà cao tầng, người dân mới quan tâm nhiều hơn đến PCCC. Sau vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội, các trang thiết bị PCCC "cháy hàng", tăng giá do người dân đi mua nhiều. Trước đó, tại các khu dân cư vẫn thường xuyên có các cuộc tập huấn về PCCC song người dân chưa mặn mà tham gia.

Sự cố cháy nổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có thể xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, để lại những hậu quả đau lòng đến tang thương. Vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) vào đêm 12/9 đã làm hàng chục người tử vong, nhiều người khác bị thương nặng hiện phải điều trị tích cực trong các bệnh viện.

Sự việc đau lòng này một lần nữa đặt ra yêu cầu cần nhìn nhận lại công tác tuyên truyền, phổ biến, trang bị kỹ năng thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy cho người dân hiện nay. 

Chuyên gia PCCC&CNCH Tào Ngọc Tùng, Trung tâm huấn luyện PCCC Hà Nội - PCCC Vinasafe đã có cuộc trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

PV: Thưa chuyên gia, sau vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội xảy ra mới đây, vấn đề trang bị kỹ năng thoát hiểm, PCCC cho người dân lại nóng hơn bao giờ hết. Ông nghĩ sao về những kỹ năng này của người dân hiện nay?

Ông Tào Ngọc Tùng: Hiện nay các kỹ năng thoát hiểm của người dân đã thay đổi nhiều so với những năm trước. Người dân cũng đã quan tâm nhiều hơn đến công tác PCCC và cũng đã được tham gia các hội nghị tập huấn về PCCC, tuy nhiên số người tham gia vào các chương trình này vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được mong muốn của các cơ quan chức năng. Chúng tôi rất hy vọng mỗi gia đình ít nhất có 1 người tham gia tại các hội nghị tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy.

Trong các vụ hỏa hoạn, đa số nguyên nhân tử vong do ngạt khói và khí độc, chiếm trên 95% số nạn nhân tử vong. Phần lớn các nạn nhân cũng chưa được trang bị các kỹ năng, kiến thức về PCCC.

PV: Theo phản ánh của nhiều chuyên gia về PCCC, chỉ sau những vụ cháy nghiêm trọng, người dân mới thực sự quan tâm đến công tác PCCC, phải chăng công tác trang bị kiến thức kỹ năng PCCC hiện nay vẫn kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”, thưa ông?

Ông Tào Ngọc Tùng: Ở nước ta sau các vụ cháy lớn, đặc biệt là cháy ở các nhà cao tầng, người dân mới quan tâm đến PCCC. Sau vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội, các trang thiết bị PCCC cháy hàng, tăng giá do người dân đi mua rất nhiều.

Hàng năm, lực lượng cảnh sát PCCC phụ trách địa bàn các khu vực đều tổ chức các hội nghị tuyên truyền PCCC cho ban quản lý các tòa nhà và cư dân. Thời gian tổ chức thường vào buổi tối, hoặc cuối tuần, tuy nhiên rất ít người tham gia. Đến nay chúng ta vẫn chưa có chế tài yêu cầu người dân bắt buộc phải nghe và nắm được quy định về PCCC. Do đó mức độ tham gia của người dân phụ thuộc vào nhận thức, thâm huyết của ban quản lý các tòa chung cư cũng như cư dân.

Hy vọng sau các vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng này, người dân sẽ thay đổi nhận thức, tích cực tham gia vào các cuộc tập huấn PCCC.

PV: Trong vụ cháy chung cư mini xảy ra tại Khương Hạ vừa qua, có nạn nhân là học sinh, sinh viên. Để phòng ngừa tai nạn thương tích khi cháy nổ, Bộ GD-ĐT đã ban hành quy định về việc phổ biến các kỹ năng về PCCC trong nhà trường. Song thời lượng các tiết học tối thiểu từ 1-3 buổi tùy theo từng cấp học, nhiều ý kiến cho rằng thời lượng này còn quá ít, ông nghĩ sao về điều này?

Ông Đào Ngọc Tùng: Thực tế việc đưa kiến thức kỹ năng vào các cơ sở giáo dục là điều cần làm và đang làm. Tuy nhiên việc đưa các kiến thức kỹ năng về thoát hiểm để học sinh có thể nắm bắt đòi hỏi giáo viên dạy các bộ môn phải tham gia các hội nghị tuyên truyền phòng cháy chữa cháy, phải được huấn luyện, cấp chứng chỉ để dạy cho học sinh. Có như vậy hiệu quả về PCCC của các em học sinh mới hiệu quả hơn.

Hiện nay cán bộ giáo viên tại các cơ sở chưa được đào tạo chính quy về công tác PCCC, như vậy để truyền đạt được đòi hỏi cán bộ giáo viên cần được tập huấn PCCC. Chương trình cũng cần được xây dựng phù hợp, thiết thực và bổ ích để học sinh hứng thú, dễ nghe, dễ hiểu.

PV: Vậy thưa chuyên gia, khi xảy ra cháy, người dân cần chú ý những gì để có thể thoát nạn an toàn?

Ông Tào Ngọc Tùng: Những kỹ năng đơn giản nhất người dân cần nhớ như khi băng qua khu vực dày đặc khói, khí độc thì cần làm gì.

Trong trường hợp mắt không thể mở được do khói, người dân cần nhớ kỹ công thức, bò sát mặt đất, men theo bờ tường ra khỏi khu vực mắc kẹt. Bên cạnh đó cũng cần dùng áo, khăn, tốt hơn là khăn ướt bịt miệng và mũi trước khi di chuyển băng qua khu vực có khí độc.

Khi băng qua các khu vực đầy lửa, nhúng chăn vào nước, chùm lên người, hạ thấp người băng qua đám cháy. Nếu nhà có trẻ nhỏ, ôm các cháu vào lòng, hạ thấp người, băng qua đám cháy.

Trong trường hợp cần thoát hiểm khi có cháy lớn tại các chung cư cao tầng, tuyệt đối không được sử dụng thang máy. Bởi thang máy đã được lập trình trước, trong trường hợp xảy ra cháy, tất cả các thang máy sẽ tự động di chuyển xuống tầng 1, không dừng ở bất cứ tầng nào. Nhiều người dân không biết điều này nên khi có cháy hoảng loạn cố gắng ấn lệnh cho thang máy dừng nhưng sự thật thang máy không dừng.

Nếu diện tích đám cháy ngày càng mở rộng, khói độc bốc lên ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến thoát nạn thoát hiểm. Người dân cần chạy theo hướng thoát hiểm “exit” của tòa nhà, sau đó di chuyển theo hướng thang bộ, rời khỏi tòa nhà, như vậy đã thoát hiểm thành công.

Nếu cháy xảy ra tại các chung cư, nhà cao tầng, như đã đề cập phía trên, trước tiên cần ra thang thoát hiểm di chuyển xuống tầng 1. Trong trường hợp nào đó thang bộ bị nhiễm khói và khí độc. Đương nhiên không thể chạy xuống dưới, nếu không có mặt nạ phòng chống khí độc, hoàn toàn có thể bị ngạt, ngất nếu cố gắng chạy xuống dưới. Do đó, chúng tôi khuyến cáo cư dân, nếu không dùng thang bộ thoát hiểm chạy xuống tầng 1 được, có thể chạy lên sân thượng cũng là 1 giải pháp thoát hiểm.

Trường hợp thứ 3, nếu xuống không được, lên cũng không được, người dân cần cố gắng tìm 1 căn phòng càng rộng càng tốt, kín, đóng chặt cửa, dùng quần áo nhúng nước nhét hết các khe hở, ngăn không cho khí độc vào trong phòng.

Với căn phòng 70-80m2, 4-5 người có thể tổn tại trong môi trường đó 4-5 tiếng.

Khi nghe thấy tiếng xe cứu hỏa, có thể mở ban công, dùng những tấm vải sáng màu ra tín hiệu cho đội cứu hỏa biết. Khi đó lực lượng cứu hỏa sẽ đưa xe thang, hướng dẫn cư dân  thoát hiểm thành công.

PV: Để đảm bảo an toàn, người dân nên trang bị những biết bị PCCC nào trong nhà, thưa ông?

Ông Đào Ngọc Tùng: Việc trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy thế nào còn phụ thuộc từng loại hình nhà.

Nếu là nhà độc lập, bắt buộc phải thiết kế lối thoát hiểm thứ 2, mỗi gia đình nên trang bị 1 bình chữa cháy, thang dây.

Nếu không có lối thoát hiểm từ ban công sang ban công nhà hàng xóm, người dân nên trang bị mặt nạ phòng khói, khí độc. Với các căn hộ chung cư, chúng tôi khuyến cáo người dân nên trang bị mặt nạ phòng chống khí độc cùng với thang dây. Tùy tưng loại hình nhà ở, nên trang bị các vật dụng cho phù hợp.

Hiện nay thị trường có rất nhiều loại phương tiện PCCC, người dân cần tìm hiểu kỹ các thông số, đặc biệt không nên ham giá rẻ, mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Bởi khi đưa vào sử dụng có thể không đảm bảo hiệu quả chữa cháy, thậm chí còn gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người sử dụng.

Khi mua về, người dân cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để không bị lúng túng nếu gặp trường hợp cần thiết.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc đoàn tụ hạnh phúc của gia đình 5 người sau vụ cháy chung cư mini
Cuộc đoàn tụ hạnh phúc của gia đình 5 người sau vụ cháy chung cư mini

VOV.VN - Gặp lại 2 con tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, anh Hùng và chị Hồng hạnh phúc rơi nước mắt vì sau đám cháy kinh hoàng cả nhà đã được đoàn tụ.

Cuộc đoàn tụ hạnh phúc của gia đình 5 người sau vụ cháy chung cư mini

Cuộc đoàn tụ hạnh phúc của gia đình 5 người sau vụ cháy chung cư mini

VOV.VN - Gặp lại 2 con tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, anh Hùng và chị Hồng hạnh phúc rơi nước mắt vì sau đám cháy kinh hoàng cả nhà đã được đoàn tụ.

Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư
Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư

VOV.VN - Để đảm bảo an toàn khi sống tại các nhà chung cư cao tầng, người dân cần nắm chắc các kỹ năng thoát nạn khi gặp cháy.

Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư

Chuyên gia khuyến cáo những kỹ năng thoát hiểm khi cháy nhà chung cư

VOV.VN - Để đảm bảo an toàn khi sống tại các nhà chung cư cao tầng, người dân cần nắm chắc các kỹ năng thoát nạn khi gặp cháy.

Lễ khai giảng, thầy trò dành 1 phút mặc niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini
Lễ khai giảng, thầy trò dành 1 phút mặc niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini

VOV.VN - Sáng nay (14/9), Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới (2023-2024).

Lễ khai giảng, thầy trò dành 1 phút mặc niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini

Lễ khai giảng, thầy trò dành 1 phút mặc niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini

VOV.VN - Sáng nay (14/9), Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới (2023-2024).

Rùng mình những chung cư mini sâu hun hút, không lối thoát nếu xảy ra cháy nổ
Rùng mình những chung cư mini sâu hun hút, không lối thoát nếu xảy ra cháy nổ

VOV.VN - Nằm trong ngõ sâu hun hút ở Hà Nội, những căn chung cư mini với hàng trăm người dân sinh sống sẽ không có lối thoát nếu hỏa hoạn bùng lên.

Rùng mình những chung cư mini sâu hun hút, không lối thoát nếu xảy ra cháy nổ

Rùng mình những chung cư mini sâu hun hút, không lối thoát nếu xảy ra cháy nổ

VOV.VN - Nằm trong ngõ sâu hun hút ở Hà Nội, những căn chung cư mini với hàng trăm người dân sinh sống sẽ không có lối thoát nếu hỏa hoạn bùng lên.