Mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu 2 triệu USD tiền thuốc BVTV: Có hay không?

VOV.VN -Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vô tội vạ. Luật mới cần bổ sung cặn kẽ quy trình sử dụng.

Chiều 23/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Trồng trọt. Trong Luật có 7 chương, 82 điều, trong đó quy định về "giống" và "phân bón" có tới 55 điều, chiếm tới 67% tổng số điều, còn nội dung "kỹ thuật canh tác" chỉ có 9 điều và một số điều khác liên quan đến chế biến, thu hoạch...

Nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề quản lý thuốc bảo vệ thực vật rất quan trọng nhưng trong Luật trồng trọt lại chưa đề cập đến. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là vô tội vạ.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan.

“Trên báo chí, kể cả những thông tin chính thống hay chưa chính thống đều không thống nhất về các con số thuốc bảo vệ thực vật được nhập khẩu vào Việt Nam cũng như con số thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất trong nước. Tôi cũng nghe là mỗi ngày nhập khẩu 2 triệu USD tiền thuốc bảo vệ thực vật, có hay không và hậu quả của việc sử dụng”- bà Phạm Khánh Phong Lan nói.

Cũng theo bà Phạm Khánh Phong Lan, không ai cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng phải sử dụng đúng theo quy trình và đặc biệt khi thu hoạch đảm bảo độ ngừng như thế nào để thuốc đó không còn tồn dư, đảm bảo ngưỡng an toàn.

Vị đại biểu này cũng băn khoăn: “Chúng ta đã có kiểm tra, kiểm soát, có giới hạn quota cho khối lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cả nước? Hay nông dân muốn sài bao nhiêu thì sài và thị trường thấy cần thì nhập về”.

“Giải cứu nông dân” thoát “khủng hoảng thừa”

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, có một thực trạng người nông dân thấy cái gì được giá mùa này thì xông vào trồng, sau đó mùa sau đi giải cứu. Theo bà Lan, Luật đương nhiên không giải quyết được hết nhưng Luật cũng cần xây dựng chính sách phù hợp, không để người nông dân tự phát muốn trồng cây gì, con gì, sau đó dẫn đến khủng hoảng thừa. “Điều này sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy và người trả giá đầu tiên vẫn chính là người nông dân”- bà Lan nói.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy.

Về vấn đề này, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy cũng cho rằng, Luật cần có quy định về vùng trồng và quy hoạch giống cây trồng để giải quyết các vấn đề giải cứu nông sản, những khi được mùa mất giá.

“Trong luật này chưa thấy nêu những chuyện như vậy, trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc của tỉnh, thành trong việc hướng dẫn, định hướng cho quy hoạch vùng đó nên trồng giống cây trồng như thế nào và trách nhiệm của Chính phủ, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quy định các khu vực nào sẽ trồng cái gì và quy định năm nay sẽ trồng bao nhiêu.”- bà Thúy cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm nhanh dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại để tăng nông sản an toàn
Giảm nhanh dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại để tăng nông sản an toàn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu phải giảm nhanh lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Giảm nhanh dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại để tăng nông sản an toàn

Giảm nhanh dùng thuốc bảo vệ thực vật độc hại để tăng nông sản an toàn

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu phải giảm nhanh lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường
Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

VOV.VN - Nông dân phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng đang đến độ thu hoạch, nhưng Hà Nội vẫn phải nhập hàng trăn nghìn tấn rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

Vẫn giải cứu nông sản nếu quy hoạch sản xuất không theo nhu cầu thị trường

VOV.VN - Nông dân phải vứt bỏ hàng trăm tấn củ cải trắng đang đến độ thu hoạch, nhưng Hà Nội vẫn phải nhập hàng trăn nghìn tấn rau để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.