Mục tiêu 80-85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia có tính khả thi cao

VOV.VN - Theo lãnh đạo Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội, mục xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 80-85% giai đoạn 2023-2025 rất được quan tâm, có tính khả thi cao.

Chiều 17/10, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và việc đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của thành phố Hà Nội. 

Chỉ tiêu đạt 85% trường chuẩn quốc gia vẫn có tính khả thi rất cao 

Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, mục tiêu nghị quyết đảng bộ trường công lập đạt chuẩn quốc gia tính khả thi cao. Theo ông Cương, Hà Nội có số học sinh đông nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh và 123.000 giáo viên. Trung bình mỗi năm tăng thêm từ 40.000 - 50.000 học sinh, đòi hỏi Thành phố  xây dựng trường học mới kể cả trường công lập và ngoài công lập mỗi năm từ 30-40 trường học để đáp ứng số học sinh tăng. Ngoài ra, chất lượng giáo dục ngành giáo dục Hà Nội tăng 11 bậc so với cả nước.

Trả lời chất vấn của các đại biểu, ông Cương cho biết tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đến năm 2025 toàn thành phố xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia từ 80-85%. Ông Cương cho rằng, đây là chỉ tiêu phấn đấu trong hoàn cảnh hiện nay với sự đầu tư quan tâm của lãnh đạo thành phố liên quan đến trường đạt chuẩn quốc gia cũng được các cấp, các ngành, lãnh đạo các quận, huyện rất nỗ lực cố gắng.  

Theo quy định năm 2022 phải công nhận 194 trường chuẩn quốc gia nhưng mới thực hiện 142 trường. Đến năm 2023 là 130 trường công nhận mới đạt chuẩn, đến thời điểm này đã thực hiện được 16 trường, số còn lại các quận, huyện, thị xã đang nỗ lực cố gắng hoàn thành mức chỉ tiêu này vào cuối năm. Giai đoạn 2023-2025 số trường đạt chuẩn chỉ tiêu là 80-85% thì toàn thành phố phải công nhận mới 410 theo luỹ tiến và công nhận lại 1.150 trường. “Bảo vệ được tiêu chuẩn trường quốc gia đã là tốt nhưng duy trì công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia cần phải tốt hơn nữa, đây cũng là tiêu chí rất cao. Đến nay chỉ tiêu Nghị quyết thành phố thông qua thì các trường trực thuộc các quận, huyện tiêu chí này tính khả thi rất cao vì được lãnh đạo quận, huyện rất quan tâm. Riêng đối với trường trung học phổ mới được phân cấp cho quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư hiện nay tiến độ triển khai tương đối chậm đây cũng là do khách quan” - ông Cương nói.

Hà Nội có 1.632 trường đạt chuẩn

Trước đó, báo cáo về xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và việc đầu tư cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông của thành phố Hà Nội, ông Lê Anh Quân, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư Hà Nội cho biết, mục tiêu của thành phố Hà Nội xác định phấn đấu đến năm 2025 có 80-85% trường công lập đạt chuẩn quốc gia và viêc xây mới trường học là chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII.

Thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện và đạt một số kết quả: Về xây trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch thành phố giai đoạn 2022-2025 và thực hiện theo kế hoạch từng năm. Đến nay, toàn thành phố có 1.632 trường đạt chuẩn/2.244 trường đạt 72,7%, trong đó mầm non đạt 71,9%, tiểu học 68,3%, trung học cơ sở 80,1%, trung học phổ thông đạt 66,9%.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư, vẫn còn một số tồn tại khiếm khuyết xây dựng mở rộng trường học trong các quận nội thành, một số vùng tập trung dân cư đông tại khu đô thị, khu công nghiệp… Quy định mới của Bộ GD-ĐT về tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia ngày càng cao như tăng quy định về điều kiện diện tích đất trên học sinh, tăng số phố phòng học trên trường dẫn đến nhiều bất cập trong công tác xây dựng mới và công nhận là trường chuẩn quốc gia của thành phố.

Đến nay, Thành phố đã phê duyệt chủ trương 78,6% số trường trung học phổ thông theo kế hoạch.

Tại phiên chất vấn, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nêu, trên địa bàn TP Hà Nội thiếu nhiều trường công lập ở các quận, tạo nên tình trạng quá tải sĩ số học sinh trên lớp tăng cao và gây áp lực cho công tác tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt ở các quận có dân cư đông như Hoàng Mai, Đống Đa.

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, Hoàng Mai là quận đông dân nhất TP với khoảng 700.000 người, trong đó hơn 100.000 cháu trong độ tuổi đi học, mỗi năm trung bình tăng cơ học khoảng 4000 cháu.

3 năm qua, quận đã triển khai xây dựng mới được 23 trường học, tăng cường cải tạo sửa chữa 25 trường học để tăng số lượng lớp học. Các trường ngoài công lập, học sinh chiếm 19% số học sinh trên địa bàn, giúp giảm tải trường công lập trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay, quận Hoàng Mai vẫn thiếu 43 trường học… dẫn đến ông tác tuyển sinh đầu cấp gặp nhiều khó khăn, bất cập. Có năm phải thực hiện bốc thăm cho các cháu mầm non. 

Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, quận Đống Đa cần 7 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia. Quận đã hoàn thành 13/33 dự án, chuẩn bị cho 9 dự án mới để đảm bảo số trường chuẩn theo quy định. Đống Đa có diện tích đất cho các trường rất chật hẹp, hiện nay 1 trường khoảng 60 lớp, trung bình số học sinh 40-60 học sinh/lớp…

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cần phải có đủ điều kiện về đất và về vốn. Về việc tăng số trường công lập, quận đã rà soát triển khai khẩn trương các ô đất quy hoạch để đầu tư xây dựng trường học. Đồng thời, chủ động báo cáo với TP phân cấp cho quận để điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch; thu hồi các dự án chậm triển khai để ưu tiên xây dựng trường học. Quận đã bố trí trên 50% vốn đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng trường học.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội trường công lập đạt chuẩn quốc gia mới đạt 72,7%
Hà Nội trường công lập đạt chuẩn quốc gia mới đạt 72,7%

VOV.VN - Chiều 17/10, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư, cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hà Nội trường công lập đạt chuẩn quốc gia mới đạt 72,7%

Hà Nội trường công lập đạt chuẩn quốc gia mới đạt 72,7%

VOV.VN - Chiều 17/10, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội tổ chức phiên giải trình về công tác xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đầu tư, cải tạo, xây mới trường mầm non, trường phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Hơn 500 trường chuẩn quốc gia trong vòng 3 năm: Hà Nội đừng thất hứa với con trẻ
Hơn 500 trường chuẩn quốc gia trong vòng 3 năm: Hà Nội đừng thất hứa với con trẻ

VOV.VN - Chủ tịch UBND Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan đôn đốc bàn giao 7 lô đất bỏ hoang để thành phố xây trường học. Các bước đi tiếp theo ra sao để Thành phố chấm dứt nghịch cảnh có đất quy hoạch làm trường học mà chủ đầu tư lại bỏ hoang, các khu đô thị thiếu trường học?

Hơn 500 trường chuẩn quốc gia trong vòng 3 năm: Hà Nội đừng thất hứa với con trẻ

Hơn 500 trường chuẩn quốc gia trong vòng 3 năm: Hà Nội đừng thất hứa với con trẻ

VOV.VN - Chủ tịch UBND Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan đôn đốc bàn giao 7 lô đất bỏ hoang để thành phố xây trường học. Các bước đi tiếp theo ra sao để Thành phố chấm dứt nghịch cảnh có đất quy hoạch làm trường học mà chủ đầu tư lại bỏ hoang, các khu đô thị thiếu trường học?

Vụ "đẩy" học sinh đi để đạt chuẩn quốc gia: Trách nhiệm của địa phương?
Vụ "đẩy" học sinh đi để đạt chuẩn quốc gia: Trách nhiệm của địa phương?

VOV.VN - Trước sự việc của trường Tiểu học Hoàng Liệt, TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng nếu cứ đẩy trách nhiệm cho nhà trường, ở góc độ nào đó sẽ khá oan uổng.

Vụ "đẩy" học sinh đi để đạt chuẩn quốc gia: Trách nhiệm của địa phương?

Vụ "đẩy" học sinh đi để đạt chuẩn quốc gia: Trách nhiệm của địa phương?

VOV.VN - Trước sự việc của trường Tiểu học Hoàng Liệt, TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng nếu cứ đẩy trách nhiệm cho nhà trường, ở góc độ nào đó sẽ khá oan uổng.