Nâng tuổi trẻ em lên sát 18: Nhiều đại biểu tán thành

VOV.VN -Theo các đại biểu dự thảo luật sửa đổi, nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em...

Ngày 23/11, thảo luận về dự án Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi), đa số các đại biểu tán thành với việc nâng tuổi trẻ em từ dưới 16 tuổi lên dưới 18 tuổi, cũng như với phương án đổi tên thành Luật trẻ em; đồng thời đảm bảo các quyền của trẻ.

Băn khoăn về nâng độ tuổi trẻ em 

Theo các đại biểu dự thảo luật sửa đổi, nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với độ tuổi hoàn thành giáo dục bậc THPT. Mặt khác, từ 16 đến 18 tuổi độ tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lý lứa tuổi, độ tuổi hết sức nhạy cảm cần phải được quan tâm đặc biệt để giúp trẻ em hoàn thiện nhân cách và phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp các em tránh nguy cơ phải lao động sớm, được bảo vệ để không dễ bị lạm dụng, bị xâm hại.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga 

Đại biểu Phạm Thị Hồng Nga (đoàn Hà Nội) cho rằng, nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi sẽ mở rộng được phạm vi áp dụng quyền trẻ em, như vậy sẽ tác động tốt đến việc khuyến khích học tập, đảm bảo tốt hơn cho nhóm người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm đầy đủ hơn, không phải bỏ học kiếm sống, được hỗ trợ học tập để hoàn thành phổ cập giáo dục và giảm thiểu được các nguy cơ khác.

Theo đại biểu Nguyễn Thúy Hoàn (Thái Bình), đến thời điểm này mới điều chỉnh tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 đã là muộn, trong khi các đã quy định độ tuổi này. Nếu tăng độ tuổi trẻ em như dự thảo sẽ có thêm khoảng 4 triệu người trong độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi được bảo vệ, được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em theo quy định của quốc tế.

Bà Thúy Hoàn bày tỏ: “Được biết hiện có nhiều ý kiến băn khoăn về độ tuổi trẻ em trong các luật chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng, kinh tế nước ta còn khó khăn, liệu có đảm bảo ngân sách để việc thực hiện chính sách cho nhóm độ tuổi này? Trong thực tế, có nhiều vụ việc hình sự do nhóm tuổi này gây ra rất đau lòng, có những bé gái vì những lý do không mong muốn đã phải làm mẹ ở chính độ tuổi này. Dù các em có vi phạm pháp luật, dù các em có phải làm mẹ ngay trong độ tuổi trẻ em thì tất cả các em vẫn cần được bảo vệ bởi các em đang ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới”.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), việc nâng tuổi trẻ em cần phải nhắc thận trọng hơn. Theo đại biểu, để tạo điều kiện cho các em nhóm tuổi 16 đến dưới 18 phát triển toàn diện, cần tập trung làm tốt các chính sách đã ban hành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 16 tuổi. Nên xem các em 16 đến 18 tuổi là thanh niên nhưng chưa thành niên để các em sớm biết tự lập, tự chịu trách nhiệm với bản thân, không nên xem các em là trẻ em. Ông Nguyễn Văn Cảnh đề nghị không tăng độ tuổi trẻ em mà giữ như quy định trước đây, đó là trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Luật cần điều chỉnh cả hành vi của trẻ em

Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho biết, thời gian qua có rất nhiều trẻ em khi mới sinh ra đã bị chính chính bố mẹ đẻ của mình bạo hành và vứt bỏ trong rừng, ngoài đường, ao hồ, đền chùa, thậm chí là thùng rác, vứt con mới đẻ trong nhà vệ sinh mà báo chí liên tục đưa tin.

“Tôi thấy những hành vi đó phải được pháp luật trừng trị thật nghiêm minh. Sửa đổi Luật trẻ em lần này tôi thấy Ban soạn thảo đã quy định 16 hành vi bị nghiêm cấm trong dự luật, tuy nhiên vẫn còn thiếu một số hành vi nữa. Tôi đề nghị bổ sung thêm các hành vi: bỏ mặc trẻ em, bạo lực trẻ em, bóc lột trẻ em. Như vậy đảm bảo chặt chẽ hơn” – bà Thúy đề nghị.

Đại biểu Trần Thị Diệu Thuý (TP Hồ Chí Minh) cũng thừa nhận, những hành vi gây tổn hại cho trẻ em về thể chất, tinh thần, tình cảm, tâm lý, đạo đức, danh dự, nhân phẩm đều là những hành vi phải được nghiêm cấm. Dự thảo luật chỉ quy định nghiêm cấm hành vi xâm hại trẻ em là chưa đầy đủ. Vì vậy, đại biểu đề nghị điều chỉnh, bổ sung là nghiêm cấm, bóc lột, bạo lực, sao nhãng, xâm hại tình dục và các hình thức xâm hại trẻ em khác.

Đồng ý với ý kiến của đại biểu Diệu Thúy, đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hòa (Bắc Ninh) đề nghị rà soát vì còn rất nhiều hành vi chúng ta chưa nghiêm cấm như bỏ mặc, bạo lực... Cách quy định về những hành vi nghiêm cấm trong dự thảo dường như chỉ quy định với chủ thể là người lớn. Câu hỏi đặt ra là trẻ em có bị nghiêm cấm vi phạm những hành vi đó không?

“Vấn đề vị thành niên phạm tội hiện đang rất nhức nhối. Báo cáo cho thấy năm 2014 có tới hơn 1.000 trẻ em nghiện ma túy, hơn 6.000 trẻ em vi phạm pháp luật. Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao đã cho thấy số bị cáo chưa thành niên ở nhóm tuổi từ 16 đến dưới 18 chiếm đến 80% số người chưa thành niên bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Có nghĩa chuyện trẻ em vi phạm vào những hành vi bị nghiêm cấm của luật này là có thể có” – bà Nguyễn Thị Thanh Hòa phát biểu.

Cấm cha mẹ tước đoạt quyền sống của trẻ

Nói về những nhóm quyền cơ bản của trẻ em, nhiều đại biểu nhấn mạnh, một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng đầu tiên là bảo đảm mọi trẻ em được sống và phát triển một cách hài hòa, an toàn, lành mạnh; gia đình phải là nơi bảo vệ trẻ em tốt nhất. 

Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước)

Tuy nhiên, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước) bày tỏ: Thực tế đã và đang xuất hiện hiện tượng nhiều trường hợp cha mẹ, người thân trong gia đình và người khác đem quyền sống của trẻ em làm công cụ phục vụ lợi ích, mục đích riêng của mình, đưa đến nhiều trường hợp trẻ em bị tước đoạt quyền được sống rất đau lòng và gây bức xúc lớn trong xã hội.

Theo thống kê, có 68,4% trẻ em từ 11 đến 14 tuổi phải chịu ít nhất một hình thức xử phạt tâm lý hoặc thể xác bởi các thành viên trong gia đình; 14,6% các bậc cha mẹ cho rằng trẻ cần bị xử phạt về thể xác. Vấn nạn này đã và đang ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Đại biểu đề nghị bổ sung hành vi cấm cha, mẹ, người thân hoặc người khác tước đoạt quyền được sống của trẻ em. Đồng thời, bổ sung trách nhiệm của gia đình, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình về xây dựng môi trường gia đình an toàn, lành mạnh nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa ở trẻ em.

“Tôi xin đưa ra hình tượng nàng Tô Thị là hiện thân các đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó là người phụ nữ luôn hết mình chăm lo gia đình, yêu chồng, thương con. Một người phụ nữ hội tụ đầy đủ các đức tính tốt đẹp như vậy, nhưng cũng đã để lại đời sau những câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ: Em hóa đá vì chồng, con hóa đá vì ai?” - đại biểu Điểu Huỳnh Sang đặt câu hỏi?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em nhưng nhiều người chưa biết
Đường dây nóng bảo vệ trẻ em nhưng nhiều người chưa biết

VOV.VN -Đường dây nóng 18001567 tiếp nhận khoảng hơn 300.000 cuộc gọi/năm. Tuy nhiên, hiện còn nhiều người chưa biết đến đường dây này.

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em nhưng nhiều người chưa biết

Đường dây nóng bảo vệ trẻ em nhưng nhiều người chưa biết

VOV.VN -Đường dây nóng 18001567 tiếp nhận khoảng hơn 300.000 cuộc gọi/năm. Tuy nhiên, hiện còn nhiều người chưa biết đến đường dây này.

50% trẻ em không đủ vi chất để phát triển chiều cao, não bộ
50% trẻ em không đủ vi chất để phát triển chiều cao, não bộ

VOV.VN -Hiện nay có đến 50% trẻ em Việt Nam không đủ các vitamin A, B1, C, D và Sắt để phát triển não bộ và chiều cao, theo khảo sát của SEANUTS.

50% trẻ em không đủ vi chất để phát triển chiều cao, não bộ

50% trẻ em không đủ vi chất để phát triển chiều cao, não bộ

VOV.VN -Hiện nay có đến 50% trẻ em Việt Nam không đủ các vitamin A, B1, C, D và Sắt để phát triển não bộ và chiều cao, theo khảo sát của SEANUTS.

Nâng độ tuổi trẻ em lên 18 có trái luật?
Nâng độ tuổi trẻ em lên 18 có trái luật?

VOV.VN -Dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9 quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi.

Nâng độ tuổi trẻ em lên 18 có trái luật?

Nâng độ tuổi trẻ em lên 18 có trái luật?

VOV.VN -Dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9 quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi.

Trẻ em được “cộng thêm” 2 tuổi là phù hợp với thế giới
Trẻ em được “cộng thêm” 2 tuổi là phù hợp với thế giới

VOV.VN -Việc nâng tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.  

Trẻ em được “cộng thêm” 2 tuổi là phù hợp với thế giới

Trẻ em được “cộng thêm” 2 tuổi là phù hợp với thế giới

VOV.VN -Việc nâng tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 là phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.