Nên có sự can thiệp sớm đối với trẻ tự kỉ

(VOV) -Nếu phát hiện sớm bệnh tự kỉ, trẻ em có thể trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội.

Tự kỉ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc tự kỉ không những chậm phát triển về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh tự kỉ đang gia tăng ở Việt Nam nhưng chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sĩ, giáo viên và kỹ năng để chăm sóc trẻ tự kỉ.

Phát hiện sớm bệnh tự kỉ đang là vấn đề quan trọng đối với mỗi gia đình. Trẻ tự kỉ nếu được phát hiện sớm sẽ có nhiều cơ hội trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp để cam thiếp sớm nhằm chữa trị cho trẻ tự kỉ. Đây chính nội dung chính của Hội thảo Chăm sóc giáo dục trẻ tự kỉ ở Việt Nam-thực trạng và giải pháp diễn ra sáng 12/3 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Tổ chức Unicef Việt Nam tổ chức.

Tiến sĩ Connie Kasari, Tổ chức Tự kỷ lên tiếng (phải) cho rằng, cần có những biện pháp can thiệp sớm đối với trẻ tự kỉ

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: Bảo vệ, chăm sóc và quan tâm tới trẻ em là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Năm 2010, Nhà nước đã có công ước để chăm sóc trẻ khuyết tật. Việc tìm kiếm phương pháp hữu hiệu để chăm sóc cho trẻ bị bệnh tự kỉ cũng là vấn đề mà nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, một trong những biện pháp hữu hiệu để chữa trị cho trẻ tự kỉ là chúng ta cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng không phân biệt đối xử giữa trẻ bình thường với trẻ tự kỉ để từ đó đưa ra những biện pháp, sáng kiến chăm sóc trẻ tự kỉ.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chỉ đạo Bộ Y tế, Bộ Giáo dục-Đào tạo cần phối hợp với các ban, ngành khác nghiên cứu để có những trị liệu chăm sóc, giáo dục cho trẻ tự kỷ tốt nhất.

Tiến sĩ Connie Kasari, Tổ chức Tự kỷ lên tiếng (Hoa Kỳ) cho rằng, môi trường gia đình và trường học có vai trò rất quan trọng giúp khắc phục và điều trị bệnh tự kỉ ở trẻ.

Theo bà Connie Kasari, cha mẹ nên có sự can thiệp sớm để giúp trẻ khắc phục hội chứng tự kỉ. Sự can thiệp nên từ 2 đến 6 tuổi. Sự can thiệp có thể là hàng ngày theo dõi quá trình phát triển trí tuệ, hành vi, ngôn ngữ của con. Nếu trên 1 tuổi, phát hiện có những triệu chứng bất thường thì nên sớm đưa trẻ đến trường học, trung tâm chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỉ.

Việc chăm sóc cho trẻ tự kỉ đòi hỏi ở cha mẹ phải có tính kiên trì, dành nhiều thời gian và điều quan trọng là phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục trẻ tự kỉ.

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng tự kỉ. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày càng đông. Số trẻ tự kỉ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000. Số trẻ tự kỉ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Xu thế mắc tự kỉ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ILO kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em gái
ILO kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em gái

(VOV) - Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi thế giới thực thi các biện pháp tốt nhất để đảm bảo công bằng xã hội và tiến bộ cho trẻ em gái.

ILO kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em gái

ILO kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em gái

(VOV) - Tổ chức Lao động Quốc tế kêu gọi thế giới thực thi các biện pháp tốt nhất để đảm bảo công bằng xã hội và tiến bộ cho trẻ em gái.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục trẻ em
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục trẻ em

Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục trẻ em

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục trẻ em

Các cấp ủy đảng, chính quyền cần đẩy mạnh quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Giám sát thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Giám sát thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

(VOV) - Tại hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về những vấn đề các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ cần giám sát về quyền trẻ em.

Giám sát thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Giám sát thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

(VOV) - Tại hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về những vấn đề các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ cần giám sát về quyền trẻ em.

Cần một “chỗ đứng” cho trẻ tự kỉ
Cần một “chỗ đứng” cho trẻ tự kỉ

Ở Việt Nam, hội chứng "tự kỷ" mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đến nay, số lượng người tự kỉ đã có khoảng hơn 200.000 người

Cần một “chỗ đứng” cho trẻ tự kỉ

Cần một “chỗ đứng” cho trẻ tự kỉ

Ở Việt Nam, hội chứng "tự kỷ" mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đến nay, số lượng người tự kỉ đã có khoảng hơn 200.000 người

Những tấm lòng Việt - Mỹ vì trẻ em khuyết tật
Những tấm lòng Việt - Mỹ vì trẻ em khuyết tật

(VOV) - Buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công với mục đích gây quỹ cho trẻ em khuyết tật ở miền Trung Việt Nam vừa diễn ra tại Mỹ.

Những tấm lòng Việt - Mỹ vì trẻ em khuyết tật

Những tấm lòng Việt - Mỹ vì trẻ em khuyết tật

(VOV) - Buổi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật và đồ thủ công với mục đích gây quỹ cho trẻ em khuyết tật ở miền Trung Việt Nam vừa diễn ra tại Mỹ.

Quyết giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
Quyết giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

(VOV) - Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 26% vào năm 2015.

Quyết giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

Quyết giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em

(VOV) - Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 26% vào năm 2015.