Ngày 30/3, diễn ra “Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên Việt Nam 2022"

VOV.VN - Sáng 28/3, Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam tổ chức họp báo chí trước thềm “Diễn đàn chính sách quốc gia về thanh niên Việt Nam 2022 với chủ đề - Đào tạo nghề cho thanh niên” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3 tới.

Chủ trì buổi họp báo gồm ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; ông Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Phát biểu tại họp báo, ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết: “Với góc nhìn của tôi thông qua hoạt động giám sát cho thấy, đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy thị trường lao động nước ta và cần thiết phải cơ cấu lại thị trường nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của sự phát triển chung của các ngành nghề trong cả nước”.

Theo ông Tạ Văn Hạ, hiện nay thanh niên nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung đã được đào tạo nghề bài bản nhưng còn đang thiếu kỹ năng mềm. Ngày nay, đất nước ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng, mỗi chúng ta là một công dân toàn cầu, thế nên người lao động Việt Nam không những có tay nghề cao được đào tạo bài bản đồng thời cũng có kỹ năng mềm trong ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật để theo kịp được các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tại cuộc gặp báo chí, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: “Đại dịch vừa qua ảnh hưởng rất nặng nền đến thị trường lao động nước ta gây ra tạm thời gián đoạn chuỗi lao động đặc biệt với những người có trình độ kỹ năng thấp. Trong đó, lực lượng lao động thanh niên bị ảnh hưởng rất nặng nề. Để triển khai các gói hỗ trợ trước hết cần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng thích nghi với sự thay đổi bất thường trong giai đoạn sắp tới; tích cực đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề cho thanh niên, nâng cao kỹ năng nghề cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn,  thanh niên rời khỏi dây chuyền sản xuất đi về quê cũng như thanh niên đang còn làm việc  trong các doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, ngày 30/3 tới, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức Diễn đàn chính sách quốc gia đối với thanh niên năm 2022 với chủ đề “Đào tạo nghề cho thanh niên”.

Diễn đàn là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh dịch bệnh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ. Thông qua diễn đàn góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về chính sách đào tạo nghề; là cơ hội để thanh niên chia sẻ nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan nhà nước về công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Cũng từ diễn đàn sẽ cung cấp cơ sở cho Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ các chính sách về đào tạo nghề cho thanh niên phù hợp với thực tiễn.

Thông qua diễn đàn nhằm đánh giá thực trạng, cơ hội, thách thức và giải pháp đặt ra đối với công tác đào tạo nghề cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay; cung cấp cơ sở thực tiễn cho ủy ban và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị Quốc hội, Chính phủ những chính sách đào tạo nghề cho thanh niên phù hợp với tình hình mới.

Đồng thời, đây là diễn đàn để thanh niên chia sẻ nguyện vọng, kiến nghị với các cơ quan nhà nước về công tác đào tạo nghề cho thanh niên; từ đó giúp cơ quan chức năng nắm bắt và giải quyết; góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về chính sách đào tạo nghề. Diễn đàn được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến; có sự tương tác giữa các diễn giả và đại biểu tham dự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

An toàn lao động: Thanh tra không thể làm thay doanh nghiệp
An toàn lao động: Thanh tra không thể làm thay doanh nghiệp

VOV.VN - Năm 2021, cả nước xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn lao động, khiến hơn 6.600 người bị nạn. So với năm 2020, giảm hơn 1.800 vụ (22,4%) và giảm hơn 1.900 người bị nạn ( 22,67%). Con số này tính cả khu vực có quan hệ lao động và người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

An toàn lao động: Thanh tra không thể làm thay doanh nghiệp

An toàn lao động: Thanh tra không thể làm thay doanh nghiệp

VOV.VN - Năm 2021, cả nước xảy ra hơn 6.500 vụ tai nạn lao động, khiến hơn 6.600 người bị nạn. So với năm 2020, giảm hơn 1.800 vụ (22,4%) và giảm hơn 1.900 người bị nạn ( 22,67%). Con số này tính cả khu vực có quan hệ lao động và người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động
Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, lương tối thiểu vùng phụ thuộc vào khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhưng cũng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng GDP... Căn cứ vào tình hình thực tế cần tính đến việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động

Tăng lương tối thiểu vùng: Không điều chỉnh ngay là đang “nợ” người lao động

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, lương tối thiểu vùng phụ thuộc vào khả năng chi trả của doanh nghiệp, nhưng cũng phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khác như chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng GDP... Căn cứ vào tình hình thực tế cần tính đến việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động.

Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ
Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ

VOV.VN - Chính phủ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về thời gian làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Việc này đang nhận được phản hồi tích cực của cả doanh nghiệp và người lao động.

Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ

Tăng giờ làm thêm: Cả doanh nghiệp và người lao động mong chờ

VOV.VN - Chính phủ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về thời gian làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động. Việc này đang nhận được phản hồi tích cực của cả doanh nghiệp và người lao động.

Cảnh giác với nhiều chiêu trò tinh vi lừa đảo đi xuất khẩu lao động
Cảnh giác với nhiều chiêu trò tinh vi lừa đảo đi xuất khẩu lao động

VOV.VN - Để lừa đảo người lao động, nhiều đối tượng lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để lập ra các công ty có tên tương tự, thậm chí, có cả website quảng bá về hoạt động của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy.

Cảnh giác với nhiều chiêu trò tinh vi lừa đảo đi xuất khẩu lao động

Cảnh giác với nhiều chiêu trò tinh vi lừa đảo đi xuất khẩu lao động

VOV.VN - Để lừa đảo người lao động, nhiều đối tượng lợi dụng uy tín của các doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để lập ra các công ty có tên tương tự, thậm chí, có cả website quảng bá về hoạt động của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy.

Người lao động tại các KCN có thể được hỗ trợ tiền thuê nhà 3 tháng liên tục
Người lao động tại các KCN có thể được hỗ trợ tiền thuê nhà 3 tháng liên tục

VOV.VN - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ Ban hành quyết định Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.

Người lao động tại các KCN có thể được hỗ trợ tiền thuê nhà 3 tháng liên tục

Người lao động tại các KCN có thể được hỗ trợ tiền thuê nhà 3 tháng liên tục

VOV.VN - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ Ban hành quyết định Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.