Nghề biển: Máu thịt của tôi

(VOV) -Đó là câu nói của thày giáo Nguyễn Văn Ty khi được hỏi vì sao lại đầu tư đánh bắt xa bờ

Thầy giáo Nguyễn Văn Ty ở thôn Sa Động, xã Bảo Ninh, nguyên là Hiệu trưởng Trường phổ thông Trung học bán công TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Gần 20 năm trước, học xong phổ thông trung học, bạn bè đua nhau thi vào các trường chuyên nghiệp nhưng hai người con trai của thầy Nguyễn Văn Ty là Nguyễn Văn Phong và Nguyễn Văn Dương không nỡ đi xa, bởi còn phụ cha chăm sóc mẹ ốm liệt giường và giúp cậu em út học hành. Năm miệng ăn và thuốc men chạy chữa cho mẹ chỉ dựa vào suất lương dạy học của bố nên thiếu thốn đủ bề. Hàng ngày nhìn xuống bến sông Nhật Lệ, những đoàn thuyền đi biển về cá đầy khoang cứ thôi thúc hai anh em làm việc gì đó để thể hiện sức trẻ và gánh bớt khó khăn cho gia đình. Mặc dù từ nhỏ chỉ quen bút nghiên, nhưng sau một thời gian theo các chú, các anh ra biển đánh cá họ đã sớm trở thành những ngư dân thực thụ và muốn có phương tiện riêng để tự chinh phục biển cả.

Bảo Ninh là làng biển, thấy các con yêu nghề truyền thống của cha anh là phải lẽ, nên thầy Ty đồng tình giúp các con lập nghiệp, đồng thời tính chuyện làm kinh tế cho gia đình từ khai thác thủy sản. Năm 1993, thầy Ty đầu tư 13 triệu đồng sắm tàu cá, thời kỳ đó nguồn lợi thủy sản ven bờ còn khá nên dẫu chủ yếu khai thác gần bờ bằng ngư cụ truyền thống nhưng cũng đủ chi tiêu trong gia đình. Nhưng rồi nghề biển phát triển nhanh đến chóng mặt, phương tiện tham gia khai thác thủy, hải sản của ngư dân ngày một tăng, công nghệ đánh bắt cũng đa dạng hơn. Trong đó không loại trừ một số ngư dân dùng giã cào loại mắt lưới dày để vây bắt các đối tượng thủy sản nhỏ dưới kích cỡ cho phép. Tệ hơn, một bộ phận bất chấp luật pháp, dùng chất nổ, xung điện đánh cá mang tính hủy diệt làm cho nguồn lợi thủy sản gần bờ cạn kiệt, thu nhập từ nghề lộng giảm dần, đời sống người dân làng biển ngày càng khó khăn.

Xác đinh muốn thoát nghèo và có điều kiện làm giàu phải tìm phương án sản xuất bền vững, đó là đầu tư chuyển đổi nghề để vươn khơi. Thế nhưng nguồn vốn để sắm tàu, sắm lưới không phải là nhỏ. Đang loay hoay với dự định mới thì năm 2000, bố con thày Ty được Sở Thủy sản Quảng Bình chọn làm thành viên thực hiện Dự án HTX Khai thác thủy sản xa bờ. Sau khi dự án kết thúc, gia đình thày Ty đấu giá mua lại 2 tàu rồi cải hoán nâng cao năng lực đánh bắt với tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Chuyện một thầy giáo dạy chữ vay tiền tỷ sắm đội tàu cá có công suất lớn nhất làng biển ngày ấy đã như một huyền thoại và có tác động tích cực đến việc nhân rộng mô hình khai thác thủy sản xa bờ tại Quảng Bình. Tuy khởi đầu gặp không ít trở ngại, thiếu kinh nghiệm quản lý, tay nghề của bạn thuyền còn non… nhưng với quyết tâm bám biển của thầy Ty và nhiệt huyết tuổi trẻ của hia người con trai, mọi khó khăn đều được tháo gỡ dần dần. Sắm được tàu to máy lớn, cha con thày Ty cũng mạnh dạn đầu tư trang bị các trang thiết bị thông tin liên lạc, phao cứu sinh…để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia sản xuất trên biển. Thế là một ê kíp máy trưởng, bạn thuyền chuyên môn giỏi, vững vàng trước sóng gió được tuyển dụng kỹ càng để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi. Nhờ nắm bắt và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong khai thác mà  hiệu quả những chuyến biển được nâng lên rõ rệt, các thuyền viên có thu nhập cao, chủ tàu trả hết nợ ngân hàng. Qua đó, thuyền trưởng Phong và Dương trưởng thành lên, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong sản xuất. Giờ đây, 2 căn nhà cao tâng khang trang đã được dựng lên cho 2 người con trai lớn, cậu em út cũng đã tốt nghiệp Đại học Thủy sản. Tích lũy được vốn, gia đình lại đóng thêm tàu mới để thay thế tàu cũ và mỗi lần đổi tàu là mỗi lần nâng công suất tàu lên. Hiện tại, đội tàu đánh bắt xa bờ của gia đình thày Ty đã lên đến 3 chiếc với tổng công suất 825 CV, là một trong những hộ đứng đầu về năng lực khai thác thủy sản ở xã Bảo Ninh.

Thày Ty tâm sự: “Đưa 3 tàu vào hoạt động đã tạo việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động, thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/tháng. Được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, năm 2008, chúng tôi đã lắp đặt được 1 máy dò ngang nên nhiều chuyến đi biển thu hơn 1 tỷ đồng. Mới đây lại được Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình hỗ trợ lắp đặt mỗi tàu 1 máy Icom có thiết bị định vị vệ tinh, thuận tiện liên lạc với trạm bờ. Gia đình cũng đã thanh lý chiếc tàu cũ (công suất 175 CV) để lấy thiết bị tăng cường cho 2 tàu lớn và mua thêm 2 máy phát điện mới, nâng cường độ chiếu sáng trên mỗi tàu từ 60 bóng lên 100 bóng nhằm tăng năng suất đánh bắt. Nhờ vậy, đội tàu thường xuyên tham gia khai thác ở các vùng biển xa, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình và góp phần nhỏ bé bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thuyền trưởng Nguyễn Văn Phong, chia sẻ: “Chúng tôi có tổ, đội đoàn kết trên biển, thường xuyên nối liên lạc để hỗ trợ nhau trong sản xuất và cứu hộ khi có trường hợp bất trắc xẩy ra. Khai thác ở các vùng biển xa, nhiều lúc gặp tàu cá nước ngoài gây chuyện nhưng mình có máy định vị biết được vị trí mình đang đánh bắt ở vùng thuộc chủ quyền Việt Nam, nên không việc gì phải sợ, biển của ta, ta cứ làm ăn lương thiện, hòa bình. Tất nhiên, tàu cá của mình nói vậy vẫn nhỏ hơn tàu nước ngoài nên năng suất vẫn hạn chế hơn vì vậy ngư dân chúng tôi luôn hướng tới việc đóng tàu lớn hơn.”

Tình yêu biển, khát vọng làm giàu từ biển là động lực để những thuyền trưởng trẻ như anh Phong, anh Dương nỗ lực cố gắng vươn khơi và hơn hết là sự hậu thuẫn của người cha trong việc động viên, hỗ trợ khuyến khcish các con mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Đội tàu của cha con thày giao Ty là mô hình khai thác thủy sản bền vững và hiệu quả mà những ngư dân ở Bảo Ninh đang tích cực học tập và làm theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc thi viết về ngư dân
Cuộc thi viết về ngư dân

Cuộc thi nhằm phát hiện, biểu dương cá nhân nhân tố điển hình tiên tiến trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển

Cuộc thi viết về ngư dân

Cuộc thi viết về ngư dân

Cuộc thi nhằm phát hiện, biểu dương cá nhân nhân tố điển hình tiên tiến trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển

Ngư dân tiêu biểu Nguyễn Văn Như
Ngư dân tiêu biểu Nguyễn Văn Như

(VOV) -Ông ghi nhật ký khai thác để nắm bắt đặc điểm của các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhằm khai thác hợp lý

Ngư dân tiêu biểu Nguyễn Văn Như

Ngư dân tiêu biểu Nguyễn Văn Như

(VOV) -Ông ghi nhật ký khai thác để nắm bắt đặc điểm của các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhằm khai thác hợp lý

Nghị lực của lão ngư khiếm thị
Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Người lành lặn đi biển cũng đã bao khó khăn, vất vả, thế mà có chuyện người mù đi biển… Gần 70 tuổi, ngư dân Lê Hận có tới hơn 35 năm tung hoành trên một vùng ngư trường rộng lớn

Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Nghị lực của lão ngư khiếm thị

Người lành lặn đi biển cũng đã bao khó khăn, vất vả, thế mà có chuyện người mù đi biển… Gần 70 tuổi, ngư dân Lê Hận có tới hơn 35 năm tung hoành trên một vùng ngư trường rộng lớn