Nghị định 72 không hạn chế quyền tự do ngôn luận

VOV.VN -Những ai cho rằng, Nghị định 72 hạn chế quyền tự do ngôn luận thì đó là tư duy ngụy biện.

Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2013. Tuy nhiên, một số ý kiến thiếu thiện chí đã cố tình hiểu sai và cho rằng, Nghị định 72 là “cuộc tấn công tàn khốc nhắm vào quyền tự do thông tin".

Để rộng đường dư luận, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông về vấn đề này.

PV: Thưa ông, dư luận trong và ngoài nước, nhất là những người thường xuyên sử dụng Internet rất quan tâm tới việc ban hành Nghị định 72 về quản lý và cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Ông có thể nói rõ, văn bản pháp luật này ban hành nhằm mục đích gì?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Internet là một lĩnh vực mới ở nước ta. Việt Nam chính thức hòa mạng Internet ngày 19/11/1997. Trong 15 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc đối với việc ứng dụng các dịch vụ Internet ở Việt Nam. Với môi trường mới này, bên cạnh những mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vì Internet là thế giới phẳng. Cho nên, nếu chúng ta không có chế tài, không có những quy định để phát huy những mặt tích cực thì những mặt tiêu cực, hạn chế của nó sẽ có tác động đến đời sống xã hội, đến văn hóa, nhận thức, tư tưởng, lối sống, đặc biệt lối sống của thanh thiếu niên. Bất cứ một quy định nào khi ban hành bao giờ cũng nhằm đạt mục đích quản lý và phát triển. 

Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông

Tôi muốn nhắc lại vấn đề này để thấy tư duy của chúng ta có nhiều thay đổi. Khi Internet mới ra đời, Chính phủ ban hành một quyết định tạm thời là quyết định 21. Lúc đó, tư duy là quản lý được đến đâu thì phát triển đến đó.  Nếu anh quản lý được 5 thì cho phát triển 5. Nhưng sau mấy năm, khi internet bắt đầu phát triển, chúng ta xây dựng Nghị định 55 với tư duy phát triển đi đôi với quản lý, nhưng quản lý không làm ảnh hưởng đến phát triển. Đó là bước đột phá về mặt tư duy. Đến bây giờ,  khi xây dựng Nghị định 72, tư duy của chúng ta là quản lý phải theo kịp sự phát triển của Internet.

PV: Ông có thể giới thiệu một vài điểm đáng chú ý của Nghị định 72?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Nghị định 72 chú trọng đến thông tin trên Internet, thứ nhất là thông tin điện tử, mạng xã hội và game online. Đây là 3 lĩnh vực đang được xã hội hết sức quan tâm. Mạng xã hội, trang tin điện tử, game online là gì? Chúng ta phải có những quy định cụ thể để những lĩnh vực trên ngày càng phát triển, nhưng là phát triển lành mạnh, bảo đảm sự bình đẳng của các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài. Một vấn đề đáng chú ý nữa là nghị định phân biệt rõ 5 loại trang tin điện tử như:  trang tin điện tử tổng hợp, trang tin điện tử cá nhân, trang tin điện tử của các doanh nghiệp… Quy định như vậy để những ai muốn lập trang tin điện tử thì họ phải biết họ có quyền gì và giới hạn đến đâu, rõ ràng hơn, minh bạch hơn.

PV: Thưa ông, với quy định, các trang web cá nhân hoặc trang do cá nhân lập ra trên các mạng xã hội sẽ không được phép "cung cấp thông tin tổng hợp". Theo giải thích của Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định như vậy là nhằm chấm dứt tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, làm như vậy là hạn chế quyền tự do ngôn luận. Ông nghĩ sao về điều này ?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Về mặt hình thức có vẻ ràng buộc. Nhưng theo tôi, khi pháp luật quy định đầy đủ nhất là khi chúng ta tự do nhất. Tôi biết tôi được làm gì và không được làm gì. Chứ làm mà không biết mình đang làm cái gì, đúng hay sai thì còn nguy hiểm hơn. Chẳng hạn như việc, cá nhân biến trang thông tin điện tử của riêng mình (blog) thành nơi cung cấp thông tin tổng hợp, thì nó không còn là trang thông tin điện tử cá nhân nữa, mà đã trở thành trang thông tin điện tử tổng hợp. Còn những ai bảo rằng, đưa ra quy định như vậy là hạn chế tự do ngôn luận, theo tôi đó là tư duy ngụy biện.

PV: Khi xây dựng nghị định 72, Bộ Thông tin và Truyền thông có tham khảo kinh nghiệm của các nước không, thưa ông?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Mỗi nước có một đặc thù riêng nhưng nền tảng chung về mặt công nghệ, chúng ta phải đảm bảo. Những nơi làm làm tốt mạng xã hội trên thế giới, chúng tôi đều tham khảo để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn.

Quan trọng là áp dụng phù hợp bởi vì con người của mình khác, trình độ dân trí cũng khác. Dân chủ phụ thuộc vào nền tảng kinh tế- xã hội. Vì dụ những nước rất phát triển nhưng vấn đề dân chủ cũng còn vô vàn thứ phải bàn. Còn nước chúng ta ở trình độ phát triển như vậy thì vấn đề dân chủ thế nào cũng phải phù hợp.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận
Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận

Ở Việt Nam, quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được bảo đảm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận

Việt Nam luôn đảm bảo quyền tự do ngôn luận

Ở Việt Nam, quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được bảo đảm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trang mạng cá nhân không được cung cấp tin tổng hợp
Trang mạng cá nhân không được cung cấp tin tổng hợp

Trang cá nhân không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan Nhà nước.

Trang mạng cá nhân không được cung cấp tin tổng hợp

Trang mạng cá nhân không được cung cấp tin tổng hợp

Trang cá nhân không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan Nhà nước.

Lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá là không thể chấp nhận
Lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá là không thể chấp nhận

(VOV) -Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào cũng không thể chấp nhận.

Lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá là không thể chấp nhận

Lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá là không thể chấp nhận

(VOV) -Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào cũng không thể chấp nhận.

Lấy ý kiến về việc “quản” Google và Facebook
Lấy ý kiến về việc “quản” Google và Facebook

Bộ TT&TT lấy ý kiến về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Lấy ý kiến về việc “quản” Google và Facebook

Lấy ý kiến về việc “quản” Google và Facebook

Bộ TT&TT lấy ý kiến về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.