Ngôi đình ở Bến Tre có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi

VOV.VN -Đình Phú Tự, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre không chỉ là ngôi đình cổ, khang trang mà còn có nhiều cây cổ thụ, quý hiếm.

Thời gian gần đây, ngôi đình Phú Tự, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) rất được nhiều người biết đến và viếng thăm. Bởi đây không chỉ là ngôi đình cổ, khang trang mà còn có nhiều cây cổ thụ, quý hiếm.

Danh tiếng nhất là cây Bạch mai hay còn gọi là Thần mai, Nam mai, có tuổi thọ trên 300 năm. Đây là cây Di sản quốc gia. Bạch mai là là 1 trong 3 cây mai cổ thụ trên 300 năm tuổi khu vực Nam Bộ, gắn liền với lịch sử hình thành, công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ. 

Toàn cảnh cây Bạch mai
Một phần gốc của cây Bạch mai

Hiện nay, cây Bạch mai sinh sôi, nảy nở mọc thành cụm dày với khoảng 50 thân lớn nhỏ, cao 5-6m, trong đó có 16 thân lớn, đường kính từ 20-30cm. Các nhánh mai trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7-8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích khoảng 250 mét vuông.

Đáng lưu ý là cây Bạch mai không nở hoa dịp Tết cổ truyền như các loài  mai khác, mà chỉ trổ bông từ rằm tháng Giêng đến rằm tháng hai Âm lịch hằng năm. Hoa  Bạch mai rất nhỏ, màu trắng xóa, nở vào ban đêm  tỏa hương thơm ngát cả một vùng. 
Nhà Văn Nguyễn Nhật Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) cho biết: Việt Nam chỉ có 3 cây Bạch mai ở Hà Tiên, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre. Riêng cây Bạch mai ở Hà Tiên đã chết, chỉ còn cây Bạch mai ở tỉnh Bến Tre và chùa Giác Viên (quận 11, TP. Hồ Chí Minh).

Người dân địa phương xem Bạch mai như là bảo vật rất thiêng nên cố gắng chăm sóc, bảo vệ. Năm 2014, Nhà nước công nhận Bạch mai ở đình Phú Tự là cây Di sản quốc gia, nhân dân rất phấn khởi và quý trọng cây mai cổ thụ này. 

Cây Thị trên 100 năm tuổi
Cây Khế chua cổ thụ

Ngoài ra, tại ngôi đình Phú Tự còn có 2 cây cổ thụ khác có tuổi thọ trên 100 năm. Đó là cây Khế chua và cây Thị nằm phía sau đình, có trái rất sai.

Chính quyền và nhân dân địa phương thấy được giá trị văn hóa, tinh thần của ngôi đình và các cây cổ thụ  gắn liền với đời sống tâm linh nên rất quan tâm, chăm sóc và bảo vệ.  

Mỗi tháng đình Phú Tự  đón tiếp hàng nghìn du khách xa gần đến thắp hương và chiêm ngưỡng những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?
Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?

VOV.VN -Lễ hội chém lợn hay đâm trâu liệu có cần phải thay đổi, để phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được tinh thần là cầu may. 

Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?

Thước đo nào cho thẩm mỹ, văn hóa Lễ hội?

VOV.VN -Lễ hội chém lợn hay đâm trâu liệu có cần phải thay đổi, để phù hợp với thời đại mà vẫn giữ được tinh thần là cầu may. 

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới
Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

VOV.VN - Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng của người dân ven biển, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa.

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

Rộn ràng lễ hội cầu ngư mở màn mùa biển mới

VOV.VN - Lễ hội Cầu ngư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng của người dân ven biển, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa.

Lần đầu tiên, Sơn La tổ chức lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tông
Lần đầu tiên, Sơn La tổ chức lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tông

VOV.VN -Lễ hội đền thờ Vua Thái Tông lần đầu tiên được tổ chức, là sự kiện văn hóa quan trọng nằm trong chương trình phát triển Du lịch năm 2015 của Sơn La

Lần đầu tiên, Sơn La tổ chức lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tông

Lần đầu tiên, Sơn La tổ chức lễ hội đền thờ Vua Lê Thái Tông

VOV.VN -Lễ hội đền thờ Vua Thái Tông lần đầu tiên được tổ chức, là sự kiện văn hóa quan trọng nằm trong chương trình phát triển Du lịch năm 2015 của Sơn La

“Sẽ xem xét loại bỏ những lễ hội không phù hợp“
“Sẽ xem xét loại bỏ những lễ hội không phù hợp“

VOV.VN - Tiêu chí của lễ hội phải dựa vào giá trị văn hóa của nó, còn những lễ hội như: Chém lợn, đâm trâu, chạy lợn… thì cần phải xem xét lại.

“Sẽ xem xét loại bỏ những lễ hội không phù hợp“

“Sẽ xem xét loại bỏ những lễ hội không phù hợp“

VOV.VN - Tiêu chí của lễ hội phải dựa vào giá trị văn hóa của nó, còn những lễ hội như: Chém lợn, đâm trâu, chạy lợn… thì cần phải xem xét lại.

Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống
Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống

VOV.VN -Tối 6/3, tại bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra lễ hội đập trống truyền thống của đồng bào Ma Coong.

Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống

Người Ma Coong tưng bừng trong lễ hội đập trống

VOV.VN -Tối 6/3, tại bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình diễn ra lễ hội đập trống truyền thống của đồng bào Ma Coong.