Bến Tre xây hồ trữ nước ngọt - công trình “Ý Đảng- Lòng dân”

Người dân Bến Tre “Đồng khởi” đào ao hồ, vét mương tích thủy

VOV.VN - Cùng với sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, người dân xứ dừa đã rất ý thức, tự giác làm các công trình thủy lợi ngay tại khu vườn và nhà để tích trữ nước cục bộ phục vụ “chữa cháy” cho cây trồng, vật nuôi vào những tháng khô hạn khốc liệt.

>> Bến Tre xây hồ, đắp đập ngăn mặn, tạo dòng nước ngọt

Từ năm 2016, Tỉnh ủy Bến Tre đã phát động phong trào “Đồng khởi” trữ nước mưa, nước ngọt nhằm vận động mỗi hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chủ động trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn mặn.  Qua đó, hơn 99% hộ gia đình đã chủ động mua sắm các phương tiện, vật dụng như: lu, hồ, thùng nhựa, túi nhựa để chứa nước ngọt. Các gia đình có điều kiện xây hồ, bê tông chứa đến vài chục mét khối nước mưa phục vụ nấu ăn, uống suốt cả mùa khô. Đặc biệt để phục vụ phun tưới cho cây trồng, cho gia súc, gia cầm uống, nông dân Bến Tre còn đầu tư các túi nhựa chứa nước có dung tích lớn, trải bạt trữ nước trong ao mương, đắp đập cục bộ và thuê cơ giới đào các ao hồ có diện tích từ vài trăm mét vuông đến vài nghìn mét  vuông, bơm nước ngọt vào trữ để phục vụ sản xuất. 

Thông qua phát động của các tổ chức đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội phụ nữ, đến nay, người dân tỉnh Bến Tre đã đào hàng nghìn cái ao hồ có dung tích trên 200 mét khối nước trở lên trong khu vườn đảm bảo đủ nước trong thời điểm khô hạn đỉnh điểm. Đi đầu là tại huyện Chợ Lách, nông dân địa phương đã đào ao hồ lớn, nhỏ để tích nước chủ yếu phục vụ cho mô hình sản xuất cây giống, hoa kiểng… Nhờ vậy mà vào mùa khô các năm gần đây, người dân vùng này vẫn sản xuất cây giống, hoa kiểng bình thường ngay cả mùa khô hạn, thu lợi nhuận rất cao.

Bà Lê Thị Vinh, chủ cơ sở sản xuất cây giống tại xã An Khánh Trung A, huyện Chợ Lách cho biết, mùa khô năm nay dù rất khốc liệt nhưng mô hình sản xuất cây giống của gia đình ổn định, giảm được thiệt hại nhờ đào ao trữ nước: “Mùa khô năm 2024 mặn xâm nhập dữ dội, tình hình hình biết nên trước đó năm 2023 mình có đào hồ bây giờ khi đóng cống lại thì còn nước vì có dự trữ nước. Ở xã Hưng Khánh Trung A có 2 cái cống trữ nước ngọt, nói chung xài cũng đủ 80% là tốt rồi. Dân mình xài cho tắm rửa, nấu ăn uống thì dùng nước bình thôi, tất cả đều bị nhiễm mặn cao nên mình đành phải chịu thôi chứ đâu còn đường nào chạy nữa”.

Hiện nay, tuy chưa vào mùa khô hạn nhưng phong trào đào ao tích nước cũng được nông dân huyện Chợ Lách thực hiện tiếp tục để sẵn sàng ứng phó trước nguy cơ nước mặn xâm nhập bất thường. Ông Trần Hữu Nghị, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách cho biết, người dân trong huyện đã đào hơn 2.000 ao hồ sức chứa trên 200 m3 nước trở lên, có hộ đào ao hồ chứa đến 2-3 nghìn mét khối nước: "Hằng năm huyện Chợ Lách bị mặn xâm nhập thường xuyên rồi, nên người người đều làm ao hồ. Hồ đã phát huy hiệu quả, những nơi giáp biển chắc chắn sẽ bị mặn một vài tháng nên mình phải dự trữ nước".

Bến Tre là địa bàn có hệ thống sông, rạch chằng chịt và tiếp giáp với biển. Hầu hết mạch nước ngầm ở địa phương này đều nhiễm mặn quanh năm. Vào mùa khô nước mặn 3-4 phần nghìn xâm nhập vào đất liền trên 60km. Song nhờ sự quan tâm đầu tư nguồn kinh phí của Chính phủ, sự hỗ trợ của các Bộ, ngành TW và phong trào “ Đồng khởi” phòng chống hạn mặn của người dân địa phương đã từng bước giảm thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Đặc biệt, Đảng bộ, chính quyền và người dân xứ dừa đã nhạy bén, nắm bắt tình hình, chủ động “hạ nguồn tích nước khi thượng nguồn khan”, với hy vọng ổn định được nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, để không bị lệ thuộc nhiều bởi tác động của các yếu tố ở thượng nguồn sông Mê Kông.

Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết thêm: "Trong việc trữ nước thì chúng tôi còn trữ nước cho việc sản xuất, đặc biệt cho vùng trồng cây ăn trái. Ví dụ như ở huyện Chợ Lách rất nhiều hộ đào hồ để trữ hàng trăm, hàng nghìn mét khối. Rồi còn đắp đập từng hộ, từng vùng đất của từng hộ, cả khu vực… nhiều khi phải qua 3-4 vòng đê mới xâm nhập được vô trong; chỉ đạo đắp đập theo ấp, thậm chí theo xã để làm sao bảo vệ được cây ăn trái, vùng hoa màu, lúa Đông Xuân… Trong việc phát động đó, sự hưởng ứng của người dân, nhận thức từ Đảng bộ, người dân rất đồng bộ. Ngoài ra giải pháp công trình, những năm qua, TW, Bộ NN&PTNT giúp cho Bến Tre tuy chưa khép kín nhưng đã khép kín từng khu vực và có thể nói đã phát huy rất hiệu quả”.          

Có thể khẳng định phong trào "Đồng khởi" tích trữ nước ngọt, chủ động ứng phó trước biến đổi khí hậu và tác động từ phía thượng nguồn sông Mê Kông của chính quyền và người dân xứ dừa rất khẩn trương, quyết liệt. Hiện nay, Bến Tre là địa phương đi tiên phong trong khu vực về công tác này. Các công trình ngăn mặn, trữ ngọt  là “Ý Đảng- Lòng dân” để ứng phó linh hoạt, hiệu quả với “thiên tai” lẫn “nhân tai” nhằm phát triển sản xuất bền vững, ổn định và nâng cao đời sống của người dân. Đây chính là điều mà Đảng bộ và nhân dân Bến Tre tiếp tục thực hiện và rất cần sự quan tâm đầu tư nguồn vốn của Trung ương đối với các công trình, dự án có quy mô lớn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều nông dân bội thu nhờ tích trữ nước ngọt trồng rau màu mùa khô
Nhiều nông dân bội thu nhờ tích trữ nước ngọt trồng rau màu mùa khô

VOV.VN - Tuy vào thời điểm khô hạn khốc liệt nhưng tại tỉnh Tiền Giang có hàng nghìn ruộng rau màu vẫn xanh tốt, giúp nông dân có nguồn thu nhập cao.

Nhiều nông dân bội thu nhờ tích trữ nước ngọt trồng rau màu mùa khô

Nhiều nông dân bội thu nhờ tích trữ nước ngọt trồng rau màu mùa khô

VOV.VN - Tuy vào thời điểm khô hạn khốc liệt nhưng tại tỉnh Tiền Giang có hàng nghìn ruộng rau màu vẫn xanh tốt, giúp nông dân có nguồn thu nhập cao.

Đắp thêm đập tạm ngăn sông Quảng Huế đưa nước ngọt về Đà Nẵng
Đắp thêm đập tạm ngăn sông Quảng Huế đưa nước ngọt về Đà Nẵng

VOV.VN - Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đang phối hợp với Công ty Cấp nước Đà Nẵng khẩn trương đắp đập tạm thứ 2 ngăn sông Quảng Huế, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để điều tiết nước ngọt về sông Cầu Đỏ, bảo đảm nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.

Đắp thêm đập tạm ngăn sông Quảng Huế đưa nước ngọt về Đà Nẵng

Đắp thêm đập tạm ngăn sông Quảng Huế đưa nước ngọt về Đà Nẵng

VOV.VN - Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam đang phối hợp với Công ty Cấp nước Đà Nẵng khẩn trương đắp đập tạm thứ 2 ngăn sông Quảng Huế, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam để điều tiết nước ngọt về sông Cầu Đỏ, bảo đảm nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.

Tiền Giang tháo dỡ các đập ngăn mặn, đón nước ngọt vào nội đồng
Tiền Giang tháo dỡ các đập ngăn mặn, đón nước ngọt vào nội đồng

VOV.VN - Bước vào mùa mưa, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã tháo dỡ các đập thép kiên cố ngăn mặn trên các kênh mương để tiếp nhận nguồn nước ngọt vào phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Tiền Giang tháo dỡ các đập ngăn mặn, đón nước ngọt vào nội đồng

Tiền Giang tháo dỡ các đập ngăn mặn, đón nước ngọt vào nội đồng

VOV.VN - Bước vào mùa mưa, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đã tháo dỡ các đập thép kiên cố ngăn mặn trên các kênh mương để tiếp nhận nguồn nước ngọt vào phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân.